Đau lưng là tình trạng rất phổ biến ở nhiều đối tượng do nhiều nguyên nhân khác nhau: lối sống, đặc thù nghề nghiệp, mắc bệnh lý… Tìm hiểu kỹ các cách chữa đau lưng giúp bạn khắc phục bệnh hiệu quả.
1. Đau lưng là gì?
Đau lưng là tình trạng xảy ra những cơn đau nhức ở vùng lưng. Cơn đau có thể lan xuống phía dưới gần sát mông hoặc xảy ra ở bên phải, bên trái hay ở giữa.
2. Nguyên nhân đau lưng
Lưng của chúng ta cấu tạo bao gồm: cơ bắp, dây chằng, gân, đĩa đệm và xương. Các bộ phận này sẽ cùng nhau phối hợp hoạt động để hỗ trợ cơ thể và cho phép chúng ta cúi xuống rất dễ dàng.
Tình trạng đau xuất hiện đột ngột và kéo dài không quá sáu tuần được gọi là cấp tính còn kéo dài hơn ba tháng gọi là mãn tính, ít phổ biến hơn đau cấp tính. Có thể do một vài nguyên nhân sau:
2.1. Do bệnh lý
2.1.1. Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm L5, S1 là một trong những bệnh lý xương khớp thường gặp nhất. Biểu hiện ban đầu là cảm giác đau nhức vùng cột sống thắt lưng và vùng xương cùng. Bệnh thường xảy ra khi bệnh nhân mang vác nặng hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Ở một số người bệnh cơn đau nhức còn lan xuống mông, đùi, cẳng chân và bàn chân, ngón chân.
2.1.2. Thoái hóa cột sống thắt lưng
Biểu hiện rõ rệt nhất là những cơn đau ở vùng lưng diễn ra âm ỉ xuất hiện thường xuyên, kèm theo dáng đi không bình thường, mất đường cong sinh lý.
2.1.3. Loãng xương
Nếu cơn đau diễn ra dữ dội ở phần lưng trên hoặc lưng giữa, kèm theo đó là cảm giác đau nhức các đầu xương, người bệnh sẽ cảm thấy mỏi dọc các xương dài. Loãng xương dẫn đến giảm mật độ xương khiến xương ở cột sống có thể bị xẹp dẫn đến giảm chiều cao, dáng đi khom và gù lưng.
Loãng xương gây ra các cơn đau dữ dội ở lưng
2.1.4. Viêm khớp
Bệnh viêm khớp có thể diễn ra ở bất kỳ phần nào của lưng, nhưng phần thắt lưng phổ biến nhất. Biểu hiện hai bên cơ vùng cột sống thắt lưng co cứng, tình trạng đau tăng lúc nửa đêm và về sáng, hạn chế vận động.
2.1.5. Sỏi thận
Khi bị sỏi thận, bệnh nhân thường thấy đau từng cơn dữ dội ở vùng thắt lưng. Cơn đau thường xuất phát từ hai hố thắt lưng, sau đó lan ra bụng, xuống bụng dưới và xuống đùi.
Ngoài ra, các bệnh lý viêm vùng chậu, nhiễm trùng đường tiết niệu cũng có thể dẫn đến cơn đau.
Cơn đau do sỏi thận thường xuất phát từ hai hố thắt lưng
2.2. Do tác động bên ngoài
2.2.1. Tư thế vận động, làm việc không đúng
Việc đứng, ngồi quá lâu một chỗ hoặc ngủ nghỉ sai tư thế, xoay ngang, xoay dọc,… là yếu tố xấu tác động đến cột sống.
2.2.2. Chấn thương
Những chấn thương do tai nạn giao thông, va chạm mạnh, ngã cầu thang,… sẽ khiến cột sống thắt lưng bị tổn thương. Nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm sẽ gây hạn chế vận động chi dưới và xuất hiện những cơn đau âm ỉ.
2.2.3. Do tính chất công việc
Những người thường xuyên phải mang vác đồ nặng bằng lưng, người lao động nặng nhọc, ngồi lâu sẽ khiến cột sống bị tổn thương gây đau âm ỉ, dần dần sẽ không cúi được.
2.2.4. Thừa cân
Xương sống được coi là cột trụ nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Khi trọng lượng cơ thể càng lớn, áp lực tác động lên cột sống, đĩa đệm càng tăng. Vì vậy, nếu tình trạng thừa cân kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến cột sống, gây thoái hóa cột sống, đĩa đệm dẫn đến các cơn đau, đặc biệt là vùng thắt lưng dưới.
Thừa cân có thể gây ảnh hưởng đến cột sống
2.2.5. Ít vận động
Những người không thường xuyên vận động nếu đột ngột hoạt động liên tục sẽ dẫn đến cột sống bị đau âm ỉ gây những cơn đau bất thường.
2.2.6. Tập luyện quá sức
Tập các bài tập không điều độ, quá sức và các động tác sai tư thế cũng là nguyên nhân khiến cột sống bị tổn thương dẫn đến đau lưng.
2.2.7. Chế độ ăn thiếu hụt canxi
Chế độ ăn hàng ngày không bổ sung đủ lượng canxi sẽ khiến xương yếu dần, dễ chấn thương.
Xem thêm gợi ý
- Đau lưng ở nam giới – lộ mặt những thủ phạm bất ngờ
- Đau lưng ở nữ giới dai dẳng nhiều năm, làm sao để khỏi?
- Đau cột sống lưng và tất tần tật thông tin bạn cần biết
3. Đối tượng nguy cơ mắc bệnh đau lưng
3.1. Nghề nghiệp
Hiệp hội cột sống Bắc Mỹ (NASS) đã thực hiện một cuộc khảo sát trong số 8.000 thành viên của mình vào năm 2016 và phát hiện ra tài xế đứng đầu danh sách nghề nghiệp dễ bị đau lưng.
Ngoài ra còn có các ngành nghề khác như sau:
- Công nhân xây dựng
- Y tá
- Nhân viên văn phòng
- Lao động chân tay
- Bác sĩ nha khoa
- Công nhân kho hàng
- Thợ cơ khí
- Công nhân nhà máy
- Nội trợ
Tài xế là đối tượng dễ bị đau lưng
3.2. Người chơi thể thao
Bất kỳ hoạt động thể thao nào có động tác cúi/khom người đều có thể tác động xấu đến lưng. Ví dụ: một cú đánh golf hay đạp xe đạp, nhảy cao, nâng tạ, bóng đá.
3.3. Phụ nữ
Đau lưng có xu hướng phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới, có thể là do yếu tố nội tiết tố. Dưới đây là nguyên nhân chính:
3.3.1. Phụ nữ mang thai
Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra hormon relaxin có tác dụng giúp khung chậu giãn nở để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Vùng chậu bao gồm các cơ, dây chằng vùng lưng dưới.
Các cơ, dây chằng này không đủ mạnh để đảm bảo sự giãn nở dẫn đến căng cơ, căng dây chằng và gây đau. Khung chậu giãn nở làm giảm sự liên kết của cho các khớp xương thiếu đi sự liên kết, lỏng lẻo dẫn đến tình trạng đau.
Phụ nữ mang thai thường xuyên bị đau lưng
3.3.2. Đau lưng ngày đèn đỏ
Khi phụ nữ có kinh, cơ thể trong thời gian này thường mệt mỏi và dễ tổn thương hơn ngày thường do những thay đổi nội tiết tố Prostaglandin (hormone thúc đẩy tử cung để đổ nội mạc tử cung) hoặc do dư thừa prostaglandin gây co thắt nặng ảnh hưởng đến lưng.
Trong hầu hết trường hợp thường đau âm ỉ, đau khi nằm hay ngồi. Tuy nhiên lại có những người đau dữ dội không thể làm việc được.
3.4. Người hút thuốc lá
Những người hút thuốc dễ bị đau lưng do làm giảm lưu thông máu. Hút thuốc cũng là nguyên nhân làm tăng tốc độ thoái hóa của cột sống dưới, làm giảm lưu lượng máu đến cột sống thấp hơn, không cấp đủ dinh dưỡng cho các đĩa đệm ở lưng.
3.5. Người bị căng thẳng, stress
Căng thẳng, lo lắng và rối loạn tâm trạng cũng có liên quan đến đau lưng.
4. Các phương pháp chẩn đoán
Kết hợp với thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp chẩn đoán tốt nhất, bao gồm:
- Chụp X-quang: giúp đưa ra các hình ảnh của xương cột sống để bác sĩ có thể đánh giá những nguyên nhân gây đau như sai lệch cột sống, khối u, nhiễm trùng…
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp này sẽ đưa tới hình ảnh 3 chiều về tủy sống, rễ thần kinh và các khu vực xung quanh.
- Chụp cắt lớp vi tính CT Scan: cho ra kết quả là hình ảnh chi tiết hơn như mô mềm, dây thần kinh.
- Kiểm tra điện cơ: Đây là phương pháp thử nghiệm sinh lý thần kinh EMG/NCV của các dây thần kinh để giúp xác định vị trí chèn ép thần kinh.
5. Cách chữa đau lưng hiệu quả
Đau lưng thường được điều trị bằng cách: dùng thuốc và biện pháp khắc phục tại nhà, chỉ khi bị nặng mới cần tới điều trị y tế.
5.1. Chữa đau lưng bằng thuốc Tây
Có 3 nhóm thuốc chính trong điều trị đau lưng:
- Thuốc giảm đau không kê đơn (OTC): Bác sĩ thường kê loại thuốc giảm đau bậc 1 như Paracetamol để giảm đau cho bệnh nhân khi cơn đau có xu hướng tăng lên.
- Thuốc chống viêm không steroid: Thường sử dụng là nhóm NSAIDs: Aspirin, Diclofenac, Ibuprofen… với tác dụng là gây ức chế tổng hợp Prostaglandin – hoạt chất trung gian gây viêm, từ đó ức chế được phản ứng viêm.
- Nhóm thuốc giãn cơ: Ở người đau lưng, các cơ vùng lưng có thể bị co cứng khiến người bệnh bị hạn chế vận động. Sử dụng các thuốc điều trị bệnh đau lưng thuộc nhóm giãn cơ: Dantrolen, Mephenesin… trong trường hợp này sẽ giúp các cơ được thư giãn từ đó giảm hiện tượng đau cứng lưng.
Người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
5.2. Các bài thuốc dân gian chữa đau lưng hiệu quả
Bên cạnh sử dụng thuốc Tây, người bệnh cũng có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian có tác dụng giảm đau lưng. Cụ thể là:
- Đắp ngải cứu
- Uống nước chè xanh với gừng
5.3. Chữa đau lưng bằng vật lý trị liệu
- Chườm nóng/lạnh: Chườm nóng hay áp một túi nước đá vào chỗ đau cũng có tác dụng giảm đau hiệu quả.
- Xoa bóp bấm huyệt: Đây là liệu pháp có tác dụng tương đương với châm cứu. Mục đích là giải phóng các huyệt đạo trong cơ thể, giúp lưu thông khí huyết và giảm đau.
- Các bài tập trị liệu: Thực hiện các bài tập theo sự hướng dẫn của chuyên gia vật lý trị liệu sẽ giúp bạn thư giãn, giảm đau nhức và ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.
Xoa bóp bấm huyệt giúp lưu thông khí huyết và giảm đau hiệu quả
>> Tìm hiểu thêm: 5 Bài tập cho người đau lưng, tập 1 đỡ 10
6. Lời khuyên của bác sĩ
Một số những điều cần lưu ý để tránh tái phát bệnh sau điều trị bao gồm:
6.1. Chế độ dinh dưỡng
- Người bệnh nên ăn thực phẩm chứa nhiều chất xơ, axit béo omega 3, giàu kali, các loại đậu
- Uống 8 ly nước mỗi ngày
- Hạn chế ăn thực phẩm nhiều đường, kiêng rượu và thuốc lá.
6.2. Chế độ sinh hoạt
- Không làm việc nặng
- Không tập luyện quá sức
- Rèn luyện tư thế làm việc, hoạt động đúng
- Kiểm tra sức khỏe định kì
Bài viết trên đã tổng hợp cho bạn đọc những kiến thức về bệnh đau lưng: nguyên nhân, đối tượng dễ mắc và cách chữa trị. Chúc các bạn luôn khỏe!
XEM THÊM:
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.