Cứng khớp vào buổi sáng: Bác sĩ chuyên khoa giải đáp lý do vì sao?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Cứng khớp vào buổi sáng: Bác sĩ chuyên khoa giải đáp lý do vì sao?

    Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyen Hoang

    Biên tập viên: Vũ Thị Hương

    21/04/20

    Cứng khớp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý về xương khớp như viêm khớp dạng thấp hay thoái hóa khớp. Tại sao lại bị cứng khớp vào buổi sáng? Nguyên nhân và cách phòng tránh triệu chứng này.

    5/5 - (813 bình chọn)

    1. Cứng khớp vào buổi sáng là gì?

    Theo bác sĩ Y học cổ truyền Đỗ Thị Lành, cứng khớp vào buổi sáng là tình trạng người bệnh sau khi ngủ dậy không cử động được và có cảm giác đau ở các khớp. Đây là dấu hiệu có thể gặp ở nhiều người, cảnh báo tình trạng sụn khớp đang bị hư tổn hoặc thoái hóa.

    Người bệnh có thể gặp tình trạng cứng khớp vào buổi sáng nếu thường xuyên ngủ điều hòa

    Cứng khớp vào buổi sáng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý về xương khớp

    Thời gian cứng khớp kéo dài bao lâu sẽ cho biết bạn đang gặp phải vấn đề gì về xương khớp. Trường hợp cứng khớp kéo dài trên 1 giờ cảnh báo người bệnh bị viêm khớp dạng thấp. Nếu thời gian ngắn hơn (khoảng 30 phút hoặc ít hơn) có thể là dấu hiệu của bệnh thoái hóa khớp.

    Cứng khớp thường diễn tiến từ từ trong vài tuần đến vài tháng, sau đó chuyển sang giai đoạn cứng khớp nặng kèm đau nhức hay khớp kêu lạo xạo, ảnh hưởng đến khả năng vận động.

    2. Tại sao cứng khớp hay gặp vào buổi sáng?

    Các nhà khoa học thuộc Đại học Manchester (Anh) đã phát hiện ra lý do chúng ta bị cứng khớp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy là vì ibuprofen tự nhiên của cơ thể chưa được kích hoạt (theo telegraph).

    Điều đó có nghĩa là, trong khi ngủ, đồng hồ sinh học của cơ thể đã ức chế protein chống viêm. Khi chúng ta bắt đầu thức dậy vào buổi sáng, cơ thể vì chịu tác động của các protein này nên yếu đi, gây cứng khớp, khó vận động. Vì vậy, chúng ta chỉ cần tập một vài động tác nhẹ nhàng thì các khớp sẽ được nới lỏng.

    3. Nguyên nhân gây cứng khớp vào buổi sáng

    Có nhiều nguyên nhân gây cứng khớp vào buổi sáng, đó là do:

    – Lười tập luyện thể dục thể thao hàng ngày.

    – Thừa cân, béo phì tạo lực đè ép lên các khớp, cơ, gân và dây chằng gây đau, cứng khớp.

    – Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng làm yếu cấu trúc cơ khớp.

    – Ngủ không đúng tư thế, duy trì một vị trí trong thời gian dài.

    – Sống và làm việc lâu trong môi trường lạnh, ẩm ướt, đặc biệt là thường xuyên ngồi lỳ trong phòng điều hòa.

    Xem thêm: Thoái hóa khớp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    4. Các vị trí thường bị cứng khớp vào buổi sáng

    Cứng khớp vào buổi sáng thường xuất hiện ở khớp vai, đốt sống lưng nhưng phổ biến nhất là khớp ngón tay và khớp gối.

    4.1 Cứng khớp ngón tay

    Cứng khớp vào buổi sáng thường xuất hiện ở khớp ngón tay

    Cứng khớp vào buổi sáng xuất hiện phổ biến ở khớp ngón tay

    Cứng khớp ngón tay thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, xảy ra ở nữ giới độ tuổi trung niên. Hiện tượng này có các biểu hiện như sau:

    – Thường xuất hiện ở tay thuận, vận động nhiều, nhất là ngón trỏ và ngón cái.

    – Cứng khớp, đau nhức, sưng tấy ở các khớp ngón tay.

    >> Tìm hiểu thêm: Viêm đau khớp ngón tay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    4.2 Cứng khớp gối

    Cứng khớp gối có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai chân. Tình trạng này thường gặp sau khi ngủ dậy vào buổi sáng. Người bệnh phải ngồi xoa bóp một lúc mới có thể đứng dậy đi lại, vận động được.

    Tùy theo mức độ nặng nhẹ, cứng khớp gối còn xuất hiện thêm các triệu chứng khác như: Đau khi nghỉ ngơi hoặc đang vận động; Nóng đỏ hoặc sưng nhẹ tại khớp; nghe tiếng lạo xạo khi cử động… Nếu xuất hiện thêm các triệu chứng này cảnh báo bạn có thể bị thoái hóa khớp gối.

    Khớp gối cũng là vị trí phổ biến bị cứng khớp vào buổi sáng

    Cứng khớp vào buổi sáng cũng thường xảy ra ở khớp gối

    5. Đối tượng có nguy cơ bị cứng khớp

    – Tuổi cao: Do quá trình lão hóa tự nhiên của người già, người càng cao tuổi càng có nguy cơ bị cứng khớp.

    – Bệnh lý: Các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp đều xuất hiện triệu chứng cứng khớp vào buổi sáng.

    – Người thường xuyên làm việc nặng nhọc: đây cũng là đối tượng có nguy cơ cao bị cứng khớp do áp lực đè nặng lên khớp tay, khớp gối.

    – Thừa cân, béo phì, lười vận động: Người bị thừa cân, béo phì cộng với lối sống thụ động, thiếu khoa học tạo áp lực nặng lên khớp gối, lâu dần sẽ dẫn tới hiện tượng bị cứng khớp gối.

    6. Phòng tránh bệnh cứng khớp

    Để phòng tránh bệnh cứng khớp, bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.

    6.1 Chế độ sinh hoạt

    – Nên chọn tư thế ngủ thoải mái để có giấc ngủ sâu, giúp cơ thể phục hồi và nạp năng lượng sau một ngày làm việc.

    – Phòng ngủ phải thông thoáng, tránh quá nóng hoặc quá lạnh. Nếu quá lạnh nên sử dụng thêm đèn sưởi hoặc đắp thêm chăn để sưởi ấm, hạn chế khả năng gây cứng khớp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.

    – Trước khi dậy ra khỏi giường, bạn nên thực hiện một số động tác hoặc bài tập vận động nhẹ nhàng, giúp các khớp được nới lỏng.

    – Tắm nước đủ ấm để thúc đẩy tuần hoàn máu và hạn chế co thắt cơ bắp. Buổi sáng sau khi ngủ dậy có thể tắm dưới vòi nước ấm và thả lỏng thư giãn toàn thân. Sau khi cơ thể được làm ấm lên, thực hiện một số động tác uốn cong đầu gối và các khớp một cách nhẹ nhàng.

    – Tạo thói quen tập luyện thể dục thể thao đều đặn giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể và đào thải các độc tố ra bên ngoài.

    – Xây dựng nếp sống sinh hoạt và làm việc hiệu quả, tránh stress.

    Người bị cứng khớp vào buổi sáng nên tập thể dục thể thao thường xuyên

    Thường xuyên tập thể dục thể thao để hạn chế bị cứng khớp

    6.2 Chế độ ăn uống

    – Thiết lập một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, giảm carbohydrare và tinh bột, bia, rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác.

    – Uống đủ nước mỗi ngày, trung bình từ 2 – 2,5 lít nước/ngày (bao gồm cả nước lọc, nước hoa quả, canh…)

    6.3 Bổ sung thêm canxi

    Cùng với chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, người bị cứng khớp nên bổ sung thêm canxi để tăng cường độ dẻo dai của xương khớp.

    >> Tìm hiểu: Sụn vi cá mập và những tác dụng tuyệt vời của nó

    7. Lời khuyên của bác sĩ

    Theo Ths. Nguyễn Minh Hoàng, đây là dấu hiệu cảnh báo một trong những bệnh lý về xương khớp mà các bạn không thể xem thường. Việc phát hiện sớm sẽ giúp bạn có hướng điều trị phù hợp, tránh để lâu gây ra những hậu quả đáng tiếc.

    Khi có triệu chứng, người bệnh nên đến bệnh viện để thăm khám, xác định nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp đem lại hiệu quả tốt nhất.

    Nếu bạn còn thắc mắc về vấn đề này hoặc các bệnh lý về xương khớp khác có thể gọi điện trực tiếp đến số điện thoại 0865 344 349 để các chuyên gia của chúng tôi tư vấn và giải đáp cụ thể.

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Cứng khớp ngón tay: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị 07/10/23
      Cứng khớp ngón tay là hiện tượng nhiều người gặp phải, gây ra những bất tiện trong sinh hoạt. Hơn…
      Bạn biết gì về cấu tạo khớp gối và các bệnh lý thường gặp? 14/12/23
      Khớp gối là một trong những khớp hoạt động nhiều và chịu tải trọng lớn của cơ thể. Việc tìm…
      Cao ngựa bạch – Vị thuốc quý cho người bệnh xương khớp 17/06/21
      Cao ngựa bạch là loại dược liệu quý với nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe con người. Đặc…
      Chuyên gia nói: Bẻ khớp ngón tay, dừng ngay kẻo bệnh 15/07/19
      Câu hỏi: Tôi năm nay 45 tuổi, làm công nhân môi trường tại Hà Nội. Công việc chân tay khiến…
      Xem tất cả bài viết