Cảm giác đau nhức trong xương là chứng bệnh gì? Tham khảo ngay!
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Cảm giác đau nhức trong xương là chứng bệnh gì? Tham khảo ngay!

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Trang Vũ

    03/09/19

    Thường xuyên xuất hiện cảm giác đau nhức trong xương khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong vận động, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày. Các nguyên nhân được xác định có thể do vận động sai cách, chấn thương hoặc do bệnh lý gây nên. Cụ thể đau nhức trong xương là bệnh gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

    5/5 - (477 bình chọn)

    1. Đau nhức trong xương là gì?

    Đau nhức trong xương là tình trạng hay gặp ở những người cao tuổi, ít vận động, thường xuyên phải làm việc trước máy tính trong thời gian dài hoặc mắc các bệnh về xương khớp. Triệu chứng này hay xuất hiện vào thời điểm cuối ngày, ban đêm hoặc khi vừa ngủ dậy.

    đau nhức trong xương

    Đây là bệnh lý dễ gặp ở người cao tuổi

    Nhiều trường hợp chủ quan không điều trị vì nghĩ bệnh không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu người bệnh thờ ơ, không khắc phục kịp thời có thể gây ra tình trạng mất ngủ kinh niên, cơ thể suy nhược, chán ăn, mệt mỏi,…

    2. Nguyên nhân gây đau nhức trong xương

    Người bệnh có thể bị đau trong xương do thay đổi thời tiết, thói quen sinh hoạt  xấu, hoặc do bệnh lý,…

    2.1 Thay đổi thời tiết

    Sự tăng giảm nhiệt độ đột ngột, nhất là khi trời lạnh sẽ làm mạch máu tại các vùng da co lại. Lúc này dịch khớp sẽ bị đông khiến lượng máu nuôi dưỡng khớp giảm. Từ đó, xuất hiện cảm giác đau nhức, khó chịu.

    2.2 Thói quen xấu trong sinh hoạt

    Tập thể dục sai cách, chơi thể thao với cường độ cao, mang vác vật nặng quá sức, làm việc không đúng tư thế trong thời gian dài… ảnh hưởng không nhỏ tới hệ xương khớp. Ngoài ra, những chấn thương trong tai nạn lao động, giao thông… cũng là nguyên nhân khiến bạn đối mặt với các vấn đề xương khớp, trong đó có hiện tượng đau nhức.

    2.3 Thiếu khoáng chất cần thiết cho xương khớp

    Khi bị thiếu canxi, vitamin D, kali… người bệnh có thể gặp phải tình trạng đau nhức trong xương. Đây cũng là hiện tượng phổ biến ở trẻ em, phụ nữ mang thai, người gầy yếu, thể lực kém.

    2.4 Đau trong xương do bệnh lý

    Loãng xương, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, thoái hóa khớp,… cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng đau nhức xương khớp. Ngoài ra, những người thừa cân, béo phì hoặc mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa lipid máu, xơ vữa động mạch… cũng phải đối mặt với tình trạng đau nhức trong xương.

    nguyên nhân đau nhức trong xương

    Những nguyên nhân gây bệnh hàng đầu

    3. Đối tượng dễ mắc

    Các trường hợp có nguy cơ cao đau nhức trong xương phải kể đến:

    • Người bước qua tuổi trung niên, đặc biệt người cao tuổi.
    • Những người từng bị chấn thương, gặp tại nạn trước đây.
    • Nhân viên văn phòng lười vận động, làm việc liên tục với máy tính trong thời gian dài.
    • Các vận động viên thể dục thể thao.

    4. Điều trị đau nhức trong xương

    Để cải thiện các triệu chứng đau nhức, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc như:

    • Thuốc giảm đau đơn thuần: Paracetamol (Efferalgan)… có thể sử dụng ngắn ngày trong những đợt đau nhức cấp tính.
    • Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs): Ibuprofen, Piroxicam Naproxen, Diclofenac, Meloxicam… có tác dụng giảm đau, chống viêm.
    • Thuốc giãn cơ: Myonal, Mydocalm… giúp cơ vùng thoái hóa được giãn ra, từ đó giảm đau nhức hiệu quả.
    • Corticoid: được tiêm ngoài màng cứng nhưng cần có chỉ định của chuyên khoa xương khớp.

    4 nhóm thuốc tây kể trên có tác dụng giảm nhanh triệu chứng đau nhức trong xương. Tuy nhiên không tác động trực tiếp và căn nguyên của bệnh. Hơn nữa, nếu lạm dụng thuốc tây trong thời gian dài có thể gây ra những phản ứng phụ, ảnh hưởng trực tiếp lên các bộ phận như: gan, thận, dạ dày… Do đó, khi sử dụng thuốc tây, người bệnh cần lưu ý thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ.

    5. Phòng tránh đau nhức trong xương

    Để hạn chế tình trạng đau nhức, ngay từ bây giờ bạn hãy duy trì một số thói quen tốt như:

    • Tập thể dục thường xuyên giúp cơ bắp và xương khỏe mạnh hơn. Một số hoạt động bạn có thể thực hiện bao gồm: đi bơi, đạp xe, đi bộ,…
    • Kiểm soát tư thế tốt nhất cho xương khớp: Đứng thẳng, tránh nằm, ngồi quá lâu. Hạn chế ngồi xổm, ngồi làm việc phải giữ thẳng lưng.
    • Kiểm soát cân nặng, tận dụng vitamin từ ánh nắng buổi sáng.

    Trên đây là một số thông tin giúp bạn đọc nắm được câu trả lời cho thắc mắc đau nhức trong xương là chứng bệnh gì. Khi gặp tình trạng này, bạn nên đến cơ sở chuyên khoa xương khớp để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh kéo dài dẫn tới biến chứng nguy hiểm.

    XEM THÊM

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    30 bình luận cho “Cảm giác đau nhức trong xương là chứng bệnh gì? Tham khảo ngay!”

    1. Lien viết:

      Tôi 42 tuổi. Lúc nào cũng bị buốt phần ống đồng chân. Mong bác sĩ tư vấn an

      • Chào bạn, xương ống chân hay còn gọi là xương ống quyển. Việc buốt vùng xương này rất có thể bạn đã gặp phải vấn đề hội chứng ống cổ chân. Nguyên nhân hội chứng ống cổ chân xuất phát từ tình trạng dây thần kinh xương chày hoặc các nhánh của nó chạy dọc trong mắt cá xuống lòng bàn chân bị chèn ép. Bạn nên đến các cơ sở uy tín để có kết luận chính xác nhất.
        Bạn nên có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý để cơ bắp chân và xương ống chân được thư giãn, tránh làm việc quá sức hay mang vác vật nặng để hạn chế chế các cơn đau, khởi động kỹ trước khi tập luyện hay chơi thể thao để tránh căng cơ, giãn cơ.
        Chúc bạn sức khỏe!

    2. Trà My viết:

      Cháu mới 20 tuổi.. vậy mà thi thoảng nhưcs trong xương lúc khuỷ tay khuỷ chân lúc xương ống tay ống chân 🙁

      • Chào cháu, hiện tượng đau nhức trong xương xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân như: do thay đổi thời tiết, do hoạt động sai tư thế: ngồi học, làm việc sai tư thế, thường xuyên mang vác vật nặng, ngủ kê gối quá cao. Ngoài ra cũng có thể do 1 số bệnh lý gây ra như loãng xương, thiếu dinh dưỡng cần thiết cho xương… Cháu có bệnh lý gì khác không? Ngoài đau nhức xương cháu có triệu chứng gì bất thường không? Cháu nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn. Nếu cần được hỗ trợ gì khác cháu cung cấp thêm thông tin để dược sĩ tư vấn cụ thể nhất nhé. Hoặc cháu gọi vào hotline 0343446699 để dược sĩ tư vấn trực tiếp hơn giúp cháu nhé.
        Chúc cháu sức khoẻ!

    3. Van nguyen viết:

      Xin chào bác sĩ cho cháu hỏi cháu thường xuyên bị nhức buốt ở hốc xương ở khớp vai và tay thì giống như không có sức lực cầm hay làm gì lâu được nó cảm nhận rất mỏi phải hạ tay xuống dù chỉ cầm máy sấy tóc khoảng 5 phút thôi. Trường hợp của cháu là sao a, mong bác sĩ trả lời sớm. Thanks

      • Chào bạn, trường hợp đau nhức buốt ở xương có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: Do bị thiếu khoáng chất cho xương như thiếu vitamin D, thiếu Canxi; cũng có thể do bạn vận động sai cách, vận động quá sức ở vùng vai và tay gây chấn tổn thương, hoặc cũng có thể do bệnh lý như: loãng xương, thoái hoá khớp…
        Bạn cung cấp thêm một số thông tin để Tâm Bình tư vấn rõ ràng hơn cho bạn nhé? Bạn năm nay bao nhiêu tuổi, công việc hiện tại của bạn có hay phải vận động vùng vai và tay nhiều không? Khi trời trở lạnh tình trạng đau nhức có tăng lên không? Bạn có thể gọi vào tổng đài chăm sóc sức khoẻ của Tâm Bình 0343446699 để được tư vấn trực tiếp nhé. Hoặc bạn nên đến khám cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa dùng các công cụ giúp chẩn đoán chính xác nhất tình trạng của bạn nhé.
        Chúc bạn sức khoẻ!

    4. Trần Thanh Thanh viết:

      Chào bác sĩ ạ, cháu 20 tuổi, nhưng lâu lâu cháu bị nhưc xương rất khó chịu theo kiểu tê rần tất cả xương từ tay chân và lưng luôn ạ, cháu nhiều lúc phải gồng lên nó mới dịu lại như bình thường ạ, đặc biệt cháu hay bị vào buổi tối lúc đi ngủ. Cháu như thế là bị mắc bệnh gì ạ cháu cảm ơn bác sĩ ạ.

      • Chào bạn, biểu hiện đau nhức xương của bạn có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể chỉ là nguyên nhân do thiếu dưỡng chất như thiếu vitamin và khoáng chất như thiếu Canxi, kali, vitamin B… Cũng có thể do nguyên nhân bệnh lý như thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh. Bạn có thể cung cấp thêm triệu chứng được không? Buổi sáng ngủ dậy bạn có bị cứng khớp và khó vận động không? Cơn đau có đặc biệt nặng hơn khi nào không (khi gắng sức hoặc khi nghỉ ngơi) Bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám để bác sĩ để được chẩn đoán chính xác bệnh lý của mình nhé.
        Chúc bạn sức khoẻ!

    5. Liễu viết:

      xin chào bác sĩ, tôi 60 tuổi. Gần đây tôi có hiện tượng bị buốt xương( từ gáy tới tận mắc cá chân), tôi có nghi vấn mình bị như vậy là do thời tiết thay đổi. Bây giờ tôi phải làm thế nào bác sĩ?

      • Chào bạn, việc bị đau buốt có thể là do thời tiết thay đổi nhất là ở những người bị mòn men răng, mòn hở cổ răng làm lớp ngà lộ ra; lớp ngà khá nhạy cảm trước thay đổi thời tiết hoặc các thức ăn. Ngoài ra có thể do chế độ ăn uống quá nhiều axit như ăn các thức ăn chua, cam, chanh. Hoặc cũng có thể do chế độ chăm sóc răng miệng không tốt làm mất lớp men răng.
        Trường hợp của bạn có thể áp dụng một số liệu pháp tham khảo như:
        – Lựa chọn bàn chải đánh răng lông mềm, chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc.
        – Nên hạn chế các loại thực phẩm và đồ uống có tính axit như nước ép trái cây, đồ uống chứa carbonat, sữa chua… có thể làm mòn men răng theo thời gian để răng không có cơ hội suy yếu.
        – Sau mỗi bữa ăn bạn nên đánh răng để giảm thiểu tác hại của axit gây phá hỏng men răng khiến răng tổn thương đau, ê buốt.
        Nếu thấy răng có dấu hiệu chảy máu hoặc ê buốt lâu dài bạn có thể đến khám ở các chuyên khoa răng hàm mặt để xác định xem có tổn thương hay nhiễm khuẩn không từ đó có liệu pháp điều trị nhé.

    6. Nguyến Thị Kim Dung viết:

      Chào bác sĩ. Mẹ tôi năm nay 82 tuổi, bị tiểu đường và hen suyễn từ năm 1998. Bà vẫn đi khám và uống thuốc của bệnh viện hàng tháng. Mấy hôm nay bà bị đau buốt từ vùng mông xuống ống xương đùi. T
      ừ đầu gối xuống không đau. Xin bác sĩ tư vấn giúp. Cảm ơn bác sĩ.

      • Chào bạn, triệu chứng của bác gợi ý nhiều đến đau thần kinh tọa, nguyên nhân do chấn thương hoặc thoái hóa đốt sống lứng gây thoát vị đĩa đệm, xẹp đĩa đệm chèn ép vào dây thần kinh tọa gây đau. Trường hợp đau nặng bạn nên đưa bác đến chuyên khoa cơ xương khớp khám để bác sĩ kê thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ… Ngoài ra nên cho bác bổ sung vitamin nhóm B, phối hợp với các phương pháp vật lý trị liệu và có thể chườm nóng vào vùng sau hông, mông khi bị đau để kích thích tăng cường lưu thông khí huyết giảm đau buốt, tê bì.
        Bạn có thể tham khảo thêm về bệnh đau thần kinh tọa ở đây nhé: Lưu ý: các thuốc điều trị chỉ được uống sau khi thăm khám và được kê đơn của bác sĩ.
        https://tambinh.vn/benh-dau-than-kinh-toa/
        Chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe!

    7. Hương 0355149715 viết:

      Chào bác sĩ ạ cháu năm nay 27t cháu bị bướu cổ.nhưng đã chữa trị và ổn định nhiều nhưng tg gần đây cháu hay bị đau trong xương cả tay lẫn chân.rất khó chịu giường như muốn cắt bỏ luôn ạ.vậy 2benh này có liên quan gì đến nhau không ạ và cháu nên làm gì để khắc phục bệnh được ạ.có nên tập gym không ạ?

      • Chào bạn, bướu cổ là một bệnh lý phổ biến của tuyến giáp có biểu hiện rất điển hình là có khối lồi lên ở vùng cổ do sự tăng lên về kích thước của tuyến giáp. Theo ghi nhận, bướu cổ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như thiếu iod, do bệnh lý di truyền trong gia đình. Tuy nhiên bướu cổ chưa có ghi nhận mối liên quan đến đau trong xương tay chân. Tình trạng đau nhức trong xương có thể do nhiều nguyên nhân như việc ăn uống thiếu vitamin và khoáng chất cho xương (vitamin D, canxi, kali…) Đặc biệt là với mẹ mang thai. Ngoài ra cũng có thể do việc hoạt động quá sức thời gian dài gây nên. Bạn có bị thiếu dưỡng chất hàng ngày không? Bạn cung cấp thêm thông tin để Tâm Bình hỗ trợ cụ thể hơn giúp bạn nhé.

    8. Trang viết:

      Em 21t em rất hay bị nhức xương đùi đặc biệt là xương đùi bên phải, hôm nào mưa hay thời tiết bất thường là đêm đến xương lại nhức ữ dội không ngủ được. Có những hôm thì đầu gối phải bị mỏi ko thể đứng dậy đc. Vậy kb những triệu chứng như vậy là triệu chứng của bệnh gì ạ. Mong đc bsi giải đáp ạ.

      • Chào em, mình gặp tình trạng này lâu chưa? tình trạng đau nhức xương thường gặp ở người lớn tuổi, với tình trạng của em có thể do 1 số nguyên nhân như:
        – Thiếu khoáng chất cần thiết cho xương khớp
        – Thể dục sai cách, chơi thể thao với cường độ cao, mang vác vật nặng quá sức, làm việc không đúng tư thế trong thời gian dài
        – Chấn thương
        – Do một số bệnh lý: Loãng xương, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, thoái hóa khớp,…
        Những triệu chứng em kể cũng chưa đưa đến kết luận chính xác. Do đó, nếu đã gặp biểu hiện này một thời gian, em nên đến cơ sở chuyên khoa xương khớp kiểm tra để xác định đúng nguyên nhân và có những chỉ định phù hợp từ bác sĩ.
        Chúc em sức khỏe!

    9. Trà viết:

      Cháu chào bác sĩ. Cháu năm nay 21 tuổi. Thỉnh thoảng cháu hay bị nhói, nhức ở khuỷ tay, khuy chân và có cả ở ống tay ống chân. Từ đợt cháu học thể chất bóng chuyền tới giơg là 3 tháng thỉnh thoảng bị nhức như vậy. Cho cháu hỏi là cháu có bị sao k ạ

      • Chào cháu, cháu nên đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và tìm rõ nguyên nhân để xác định cách xử lý phù hợp nhé vì các dấu hiệu chưa điển hình và cần kiểm tra thêm để có chẩn đoán chính xác nhất.
        Chúc cháu sức khỏe!

    10. Do thị Yến nguyên viết:

      Chào bác sĩ e. Năm nay 33 tuổi , chan thuong xuyen bị nhức trong ống xương từ Mông trở xuống,bước chân đi phát ra tiếng kêu tách tách o mắt cá chân, mỗi lần khởi động xuong keu rắc rắc ở các khớp, e lo bị ung thư xương quá

      • Chào bạn, với tình trạng thường xuyên gặp phải đã kéo dài 1 thời gian thì bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa cơ xương khớp gần nhất để kiểm tra thăm khám và xác định nguyên nhân chính xác, bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên phù hợp và hướng xử lý tốt nhất cho bạn nhé!
        Chúc bạn sức khỏe!

    11. Lê Văn Tuấn viết:

      Mẹ e ốm nằm suốt bị đau trong xương phần lưng phải làm sao ạ

      • Chào bạn, mẹ bạn năm nay bao nhiêu tuổi rồi? có tiền sử mắc các bệnh lý về loãng xương, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, thoái hóa khớp…không? Với thể trạng đang yếu, mẹ bạn sẽ dễ dàng cảm nhận các cơn đau hơn là dấu hiệu của cơ thể thiếu khoáng chất hoặc một số bệnh lý xương khớp.
        Do đó, để cải thiện tình trạng mẹ bạn nên thay đổi thói quen (tránh nằm quá lâu), có các cử động nhẹ nhàng kết hợp xoa bóp, massage…Nếu đã bước qua tuổi trung niên, bạn cũng nên tìm hiểu các loại khoáng chất bổ sung canxi, vitamin…cho mẹ hoặc đơn giản là mẹ bạn cần kiểm soát cân nặng, chế độ ăn uống và tận dụng ánh sáng mặt trời hoặc sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ nâng cao thể trạng nền.
        Nếu tình trạng mẹ bạn đau ngày càng tăng, bạn nên đưa mẹ đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị sớm nhé
        Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!

    12. Nhi Thai viết:

      Chào Bác Sĩ, tôi năm nay 46t làm việc văn phòng hay ngồi máy tính, tôi được chẩn đoán mình bị thoái hóa khớp cổ, lồi đêm năm 38t, tôi bắt đầu giảm ngồi máy tính và tập bơi lội, thể dục nhẹ, tình trạng đau có bớt đi nhiều, nhưng 1 năm trở lại đây tôi bị đau thêm thắt lưng dưới và thường hay cánh tay rât yếu, xách giỏ đi chợ tầm 3kg là khủy tay đã bị đau không thể cầm lâu. khủy tay lúc nào cũng đau và 2 tháng nay tôi bị thêm hiện tương nhức xương ngay cánh tay đó, hiện tượng nhức buốc trong vòng chưa tới 1 phút thì hết, và cứ lập đi lập lại thường trong ngày lẫn đêm vài lần, môi4 lần buốt xương là tôi tỉnh giấc, đau nhói rất khó chịu, hiện tượng này nay lại xuất hiện thêm ở vùng xương bắp chân, xương đùi. Xin hỏi có phải do dấu hiệu của thoái hóa khớp trên tăng thêm hay do một bệnh nào khác? Tôi cần bổ sung thêm hay thuốc gì hiệu quả. Xin cảm ơn

      • Chào bạn, ở độ tuổi của bạn là đối tượng có nguy cơ cao mắc các vấn đề về xương khớp như thoái hóa khớp, loãng xương, thiếu các khoáng chất như Canxi, vitamin D… Do đó, khi bạn đã bị đau tái đi tái lại nhiều lần khi áp dụng nhiều biện pháp chưa đỡ bạn nên đi thăm khám để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác nguyên nhân để có phương pháp điều trị phù hợp.
        Ngoài ra, khi bị thoái hóa khớp, đau nhức xương khớp bạn có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm thảo dược hỗ trợ giảm đau và làm chậm quá trình thoái hóa khớp để hỗ trợ cải thiện.
        Bạn cũng có thể liên hệ hotline 0343 446699 để được giải đáp trực tiếp về các vấn đề xương khớp nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe!

    13. chào Bác Sĩ ạ . Em năm nay 23t. Cứ lâu lâu em bị nhứt xương chân 1 bên phải. Nằm hoặc ngồi khi dậy nhứt kinh khủng làm em không nhút nhích được em giòng lắm đi xíu mới hết . Bác sĩ cho em hỏi em bị như vậy có sao không ạ

      • Chào Hồng, đau nhức xương chân có thể do nhiều nguyên nhân nhưng nếu đã đau tái đi tái lại 1 thời gian bạn nên đi thăm khám bởi đó có thể là dấu hiệu bạn đang bị thiếu các chất như Canxi, kali, vitaminD,…hoặc mắc 1 số bệnh lý xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp, loãng xương…hay các bệnh như rối loạn chuyển hóa, xơ vữa động mạch cũng có những triệu chứng này.
        Vì thế, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín gần nhất để kiểm tra nhé
        Chúc bạn mạnh khỏe!

    14. Hiền viết:

      Bác e 60tuoi mổ đĩa đệm xuất viện 2 tháng . Phần thắt lưng là mổ .đang tập đi lại. Cảm giác tê chân. Kiến bò trg xương ống tay. Cho hỏi nguyên nhân và điều trị?

    15. Ngọc viết:

      Chào bác sĩ, gần đây mẹ cháu có triệu chứng bị nhứt ở phần mông lâu lâu thì nhói lên 1 cái. Kéo dài từ mông tê xuống chân, tay. Không biết triệu chứng này là do đâu và có nguy hiểm gì không ạ?

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Viêm bao hoạt dịch ngón chân cái là gì? Nguyên nhân và cách xử lý 17/02/23
      Viêm bao hoạt dịch ngón chân cái gây đau, vận động khó khăn cho người bệnh. Việc điều trị chậm…
      Hội chứng ống cổ tay là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả 06/12/23
      Hội chứng ống cổ tay dù không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng gây nhiều khó khăn trong vận động…
      Ngâm chân nước muối gừng trị bệnh xương khớp – Có thể bạn chưa biết 05/03/21
      Ngâm chân nước muối gừng được nhiều người mắc bệnh xương khớp sử dụng. Nó có thực sự hiệu quả…
      Hướng dẫn kỹ thuật châm cứu chữa thần kinh liên sườn mới nhất 2024 22/01/21
      Châm cứu chữa thần kinh liên sườn là một trong những biện pháp điều trị được đánh giá là khá…
      Xem thêm