Giải đáp đau khớp gối có đi bộ không? Cách đi bộ như thế nào là tốt nhất?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Giải đáp đau khớp gối có đi bộ không? Cách đi bộ như thế nào là tốt nhất?

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Linh Chi

    29/10/22

    Đau nhức khớp gối có nên đi bộ không hay thoái hóa khớp gối có đi bộ được không là thắc mắc của không ít người bởi mối lo có thể ảnh hưởng tới tình trạng bệnh. Bài viết sau sẽ giải đáp mối băn khoăn này cũng như đưa ra lưu ý cần thiết để đảm bảo tập luyện an toàn, hiệu quả.

    5/5 - (5 bình chọn)

    1. Đau khớp gối có nên đi bộ không?

    Những câu hỏi như đau khớp gối, thoái hóa khớp gối, viêm khớp gối có nên đi bộ không khá phổ biến. Theo quan niệm của nhiều người khi bị đau viêm khớp cần hạn chế vận động để tránh làm tình trạng thêm tồi tệ. Nhưng trên thực tế, việc vận động, rèn luyện thể lực hay đi bộ đúng cách có thể mang tới nhiều lợi ích như:

    • Vận động khớp đều đặn giúp cung cấp đủ lượng dịch khớp cần thiết để nuôi dưỡng sụn khớp.
    • Tăng độ linh hoạt và khả năng vận động cho khớp gối, hạn chế cứng khớp.
    • Tăng cường sức mạnh cơ bắp xung quanh. Từ đó hỗ trợ tốt cho chuyển động của khớp gối.
    • Giảm bớt cơn đau.
    • Duy trì trọng lượng ở mức cho phép, đặc biệt là hỗ trợ giảm cân ở những người thừa cân. Điều này sẽ giúp giảm áp lực lên khớp gối.
    • Kích thích lưu thông máu, hạn chế nguy cơ biến chứng tim mạch liên quan tới bệnh lý xương khớp.
    • Cải thiện tinh thần, giúp ngủ ngon hơn.
    • Nâng cao sức khỏe tổng thể.

    Như vậy, người bị đau khớp gối có thể đi bộ tuy nhiên cần đi bộ đúng cách và lưu ý tới một số vấn đề dưới đây.

    đau khớp gối có đi bộ không

    Xem thêmNhững nguyên nhân gây đau đầu gối phổ biến

    2. Đau khớp gối đi bộ thế nào cho đúng?

    Để đảm bảo an toàn và hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị, người bị đau khớp gối cần chú ý thời gian, cường độ, lịch trình tập luyện…

    2.1. Lựa chọn tuyến đường phù hợp

    Người bệnh nên chọn tuyến đường đi bộ bằng phẳng, thông thoáng, không có vật cản, ít xe qua lại, không trơn trượt. Điều này sẽ giúp giảm khả năng vấp, ngã, chấn thương, tai nạn không đáng có khi đi bộ.

    2.2. Người bị đau khớp gối cần tập đúng thời điểm

    Người bị đau đầu gối thì nên lựa chọn thời điểm đi bộ ngoài trời vào lúc có đủ ánh sáng nhưng tránh thời điểm nắng gắt hoặc khi trời quá lạnh. Đặc biệt, bạn không nên đi bộ khi trời mưa hoặc có gió mạnh. Hãy chọn thời điểm đi bộ mà bạn ít đau nhất trong ngày.

    Người bị đau khớp gối cần tập đúng thời điểm

    Những ngày trời mưa không thích hợp để tập luyện ngoài trời

    2.3. Chú ý tới trang phục

    Mặc quần áo thoáng mát, thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt. Hãy mang thêm mũ nếu cần thiết. Đặc biệt, bạn cần chọn cho mình một đôi giày đi bộ phù hợp, vừa chân, nâng đỡ và ma sát tốt. Bạn cũng có thể sử dụng loại giày đi bộ chuyên dụng.

    2.4. Người đau khớp gối cần khởi động kỹ trước khi đi bộ

    Do đi bộ không phải là hoạt động thể lực mạnh lại khá đơn giản nên nhiều người thường bỏ qua bước khởi động. Đây là thói quen tai hại. Không khởi động kỹ trước khi đi bộ sẽ khiến xương khớp chưa có thời gian làm quen, dẫn tới nguy cơ chấn thương cao hơn. Vì vậy, hãy dành ra ít nhất 10 phút khởi động, làm nóng cơ thể trước khi bắt đầu đi bộ. Các động tác khởi động nên nhẹ nhàng kết hợp với massage đầu gối.

    Người đau khớp gối cần khởi động kỹ trước khi đi bộ

    Các động tác khởi động nên nhẹ nhàng

    2.5. Nâng dần thời gian tập

    Câu hỏi đặt ra là người bị bệnh thoái hóa khớp gối có nên đi bộ nhiều không. Đáp án là người bệnh nên lựa chọn thời gian đi bộ phù hợp với thể trạng. Có thể bắt đầu với 5 phút sau đó nâng dần lên tới khoảng 30 phút/ngày và 5 ngày/tuần. Bạn cũng có thể chia nhỏ thời gian đi bộ trong ngày. Không nên ép bản thân phải đi bộ quá lâu. Bạn có thể thay việc xác định bài tập theo thời gian bằng đếm số bước. Mục tiêu có thể là 6.000 bước/ngày nhưng cũng có thể ít hơn tùy vào thể trạng.

    2.6. Đau khớp gối nên giữ tốc độ đi bộ vừa phải

    Việc đi bộ chỉ thực sự hiệu quả nếu nó không làm cho bạn phải gắng sức. Để biết được bạn có đang phải gắng sức hay không có thể dựa vào nhịp tim và nhịp thở.

    Nhịp tim trong lúc đi bộ nên dao động từ 50 – 70% so với nhịp tim tối đa (Nhịp tim tối đa = 220 – số tuổi hiện tại của người tập). Để kiểm tra nhịp tim, bạn có thể đặt hai ngón tay lên mạch máu chỗ cổ tay rồi đếm nhịp đập của mạch trong 1 phút. Ngoài ra nếu bạn phải thở dốc, không có sức để nói lúc đang đi bộ cũng có nghĩa là bạn đang quá ép cơ thể tập luyện.

    2.7. Đi bộ đúng kỹ thuật

    Bạn cũng cần phải đi bộ đúng kỹ thuật để tránh gây tác động xấu đối với đầu gối. Động tác chuẩn là bước với sải chân vừa phải, không nên bước quá dài, quá nhanh, đổ người về phía trước vì sẽ gây áp lực cho khớp gối. Nhìn thẳng, giữ thẳng người, cằm song song với mặt đất. Hai tay thả lỏng để chuyển động tự nhiên theo thân người.

    Đau khớp gối nên giữ tốc độ đi bộ vừa phải

    Đi bộ với sải chân vừa phải, không nên bước quá dài

    3. Lời khuyên từ chuyên gia

    Bên cạnh việc tập luyện đúng cách, bạn cũng nên chú ý tới một số vấn đề sau:

    • Tham vấn ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi tập luyện.
    • Đi bộ chỉ là biện pháp hỗ trợ, không thay thế các phương pháp điều trị khác. Người bệnh không nên lạm dụng.
    • Khi mới tập có thể bị đau. Nhưng nếu sau vài ngày đầu mà tình trạng không cải thiện hoặc khi tập cơn đau dữ dội hơn, kèm sưng đỏ, chân mất lực… hãy ngưng ngay và báo với bác sĩ.
    • Nếu có thể hãy rủ người tập luyện cùng. Việc này sẽ giúp duy trì động lực đi bộ đều đặn.
    • Bạn có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ trong quá trình tập luyện. Đó có thể là máy đi bộ trong nhà, đồng hồ đếm bước, máy đo nhịp tim.
    • Ngoài đi bộ, bạn có thể lựa chọn các môn thể thao phù hợp khác như yoga, bơi, dưỡng sinh…

    Những thông tin trong bài hy vọng đã giải đáp phần nào thắc mắc đau khớp gối có đi bộ không. Quan trọng là bạn hãy lắng nghe cơ thể bởi chính người bệnh là người nắm rõ nhất về cảm giác đau của bản thân. Nếu cần tư vấn thêm đừng ngần ngại gọi tới tổng đài 0343 44 66 99.

    XEM THÊM

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Paracetamol là thuốc gì? Công dụng như thế nào, có tác dụng phụ không? 09/10/21
      Paracetamol là thuốc giảm đau, hạ sốt được sử dụng phổ biến bao gồm cả người lớn và trẻ em.…
      Đau cổ tay lâu ngày không khỏi nguyên nhân do đâu? Cách xử lý 25/11/23
      Em bị đau cổ tay lâu ngày không khỏi, cầm nắm kém linh hoạt và cảm giác tay yếu đi…
      {Hỏi – đáp} Đau nhức đầu gối sau khi sinh do đâu? Cách điều trị ra sao? 20/08/21
      Hỏi: Em năm nay 27 tuổi, sau khi sinh bé được 1 tháng thì em có biểu hiện đau nhức…
      Đau lưng bên trái – Nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh 02/11/23
      Đau lưng bên trái gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống. Bên cạnh việc phải chịu đựng…
      Xem tất cả bài viết