Thoái hóa cột sống thắt lưng là căn bệnh xương khớp nguy hiểm, thường xuất hiện ở người cao tuổi nhưng đang có xu hướng gia tăng ở những người trẻ. Phát hiện và nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng để có cách chữa trị kịp thời là lời khuyên của chuyên gia dành cho người bệnh.
1. Thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?
Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh mạn tính, tiến triển chậm, tăng dần về cấp độ, gây đau và hạn chế vận động. Bệnh gây thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cùng những thay đổi ở xương dưới sụn và màng hoạt dịch. Căn bệnh này có thể gây biến dạng cột sống mà không có biểu hiện viêm.
Cột sống vùng thắt lưng có 5 đốt sống từ L1 – L5 với vai trò nâng đỡ cơ thể. Vị trí bị thoái hóa thường là thoái hóa cột sống thắt lưng L4 L5, L5 S1, đặc biệt là thoái hóa đốt sống lưng L5. Vì đây là vùng chịu áp lực lớn.
2. Dấu hiệu thoái hóa cột sống thắt lưng
Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ, mỗi người sẽ có những biểu hiện khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng của thoái hoá đốt sống thắt lưng cần chú ý:
dấu hiệu | TRIỆU CHỨNG CỤ THỂ |
✅Đau tại thắt lưng | ⭐Xuất hiện thường xuyên, âm ỉ kéo dài. Đau tăng lên khi vận động mạnh và giảm khi nghỉ ngơi |
✅Đau lan sang các vùng khác | ⭐Lan sang các vùng lân cận như hông, đùi, bàn chân, chạy dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa |
✅Khó cử động | ⭐Không thể cúi người, khi ngồi xuống cần một lúc lâu mới đứng dậy được
⭐Yếu chi dưới |
✅Rối loạn đại tiểu tiện | ⭐Không ý thức và kiểm soát được hành động đi ngoài, tiểu tiện |
3. Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng
Trên thực tế, tình trạng thoái hóa đốt sống lưng có thể xảy ra do rất nhiều yếu tố nhưng chủ yếu là những nguyên nhân dưới đây.
3.1. Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể
Đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh hàng đầu. Tuổi càng cao, quá trình phá hủy sụn khớp, xương dưới sụn càng diễn ra mạnh. Do đó, người già thường mắc phải căn bệnh này.
3.2. Ăn uống thiếu chất
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể nói chung và sức khỏe xương khớp nói riêng. Nếu trong khẩu phần ăn thiếu canxi, magie, vitamin… sẽ đẩy nhanh quá trình bào mòn, ức chế tái tạo sụn khớp. Từ đó làm tăng nguy cơ thoái hóa.
3.3. Sai tư thế
Đôi khi người bệnh không ý thức được rằng mình đang vận động sai tư thế. Đó có thể là việc ngồi vắt chéo chân, ngồi xổm, nằm sấp… Chúng sẽ gây áp lực lên vùng cột sống lưng lâu dần làm tổn thương sụn khớp, giảm độ đàn hồi của đĩa đệm.
Ngồi vắt chéo chân là tư thế gây hại cho cột sống thắt lưng
3.4. Lười vận động
Ít vận động làm máu lưu thông kém, không cung cấp đủ dưỡng chất nuôi dưỡng cột sống, tạo điều kiện thuận lợi để bệnh phát triển. Hơn nữa, ít vận động cũng làm mất đi độ linh hoạt của cột sống, dẫn đến dễ bị co cứng.
3.5. Đặc thù công việc
Tính chất công việc phải bê vác nặng, cúi gập người nhiều… dẫn đến sự tổn thương sụn khớp, xơ cứng dây chằng bao khớp. Lâu dần dẫn tới thoái hóa cột sống lưng.
Thường xuyên phải bê vác nặng sẽ gây tác động xấu tới cột sống thắt lưng
3.6. Di truyền
Dù không phải là phổ biến nhưng cũng không nên loại trừ khả năng này. Một số người bẩm sinh đã có cấu trúc cột sống yếu, dễ bị tác động bởi các yếu tố gây thoái hóa.
4. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh
Những người thuộc nhóm đối tượng này cần đặc biệt cẩn trọng trong dự phòng và phát hiện bệnh.
– Người cao tuổi
– Thừa cân, béo phì
– Có lối sống ít vận động
– Người có người thân trong gia đình mắc bệnh
– Đặc thù công việc phải lao động nặng, thường xuyên lặp lại các động tác có liên quan cột sống thắt lưng. Có thể kể đến như: công nhân may, tài xế…
– Bị chấn thương cột sống hoặc đã từng phẫu thuật cột sống
– Người nghiện thuốc lá: Chất kích thích ảnh hưởng rất lớn đến hệ xương khớp, lâu dần sẽ phá hủy sụn khớp dẫn tới thoái hóa.
Người cao tuổi có nguy cơ cao mắc thoái hóa đốt sống thắt lưng
5. Thoái hóa cột sống thắt lưng có nguy hiểm không?
Đây là căn bệnh không đe dọa tới tính mạng nhưng gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng sống của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm:
– Biến dạng cột sống, cong vẹo cột sống, gù
– Teo cơ
6. Chẩn đoán
Việc thăm khám thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ bao gồm khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm.
– Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ xem xét các dấu hiệu bệnh, hỏi tiền sử bệnh của người bệnh và người thân trong gia đình, các chấn thương gặp phải gần đây.
– Chẩn đoán hình ảnh thoái hóa cột sống thắt lưng: Chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ, chụp CT.
– Xét nghiệm máu
7. Điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng
Thoái hóa cột sống thắt lưng có chữa được không là mối quan tâm của nhiều người bệnh. Căn bệnh này thuộc nhóm bệnh có tính quy luật, bởi vậy việc loại bỏ 100% là điều khó có thể xảy ra. Tuy nhiên, điều trị kịp thời và kiểm soát bệnh đúng cách sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện vận động. Phác đồ điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh của mỗi người.
7.1. Thuốc tây
Nếu thắc mắc thoái hóa cột sống thắt lưng uống thuốc gì thì dưới đây là một số loại thuốc có thể được chỉ định. Tuy nhiên, nếu dùng lâu dài, chúng sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng tới các cơ quan khác của cơ thể.
– Thuốc giảm đau: Paracetamol
– Thuốc chống viêm không steroid: Diclofenac, Meloxicam, Etoricoxib…
– Thuốc giãn cơ: Mydocalm, Myonal…
– Thuốc tác dụng chậm như: Chondroitin, Glucosamine, Diacerein…
Diclofenac trị thoái hóa đốt sống thắt lưng
7.2. Bài thuốc dân gian chữa thoái hóa cột sống thắt lưng tại nhà
Người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc dân gian để giảm tình trạng bệnh. Các bài thuốc này đòi hỏi thời gian, công sức chuẩn bị và cũng chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ.
Bài thuốc từ lá lốt:
Lá lốt có công dụng điều trị thoát vị đĩa đệm, đau lưng, thoái hóa cột sống… hiệu quả. Người bệnh chỉ cần lấy 200g lá lốt sắc với 500ml nước. Ngày uống 1 lần, kéo dài trong 7 ngày.
Bài thuốc từ cây xương rồng:
Bài thuốc đắp từ xương rồng giúp lưu thông khí huyết, tăng cường tuần hoàn máu, giảm ứ trệ. Cách thực hiện là loại bỏ sạch gai xương rồng rồi ngâm xương rồng vào nước muối. Để ráo nước rồi cho xương rồng lên bếp nướng, mỗi mặt 5 phút. Cho xương rồng đã vào khăn mỏng đắp lên vùng cột sống bị thoái hóa cho đến khi nguội.
Bài thuốc từ rễ cây nhàu:
Cây nhàu có hơn 150 chất khác nhau, bao gồm nhiều vitamin và khoáng chất. Nó xuất hiện trong nhiều bài thuốc chữa bệnh xương khớp
– Chuẩn bị: Rễ cây nhàu 12g và rau ngót, cối xay, dây gùi, ngó bần, đậu săng, tầm gửi cây dâu, rễ ngà voi mỗi loại 8g.
– Cách thực hiện: Sắc với nửa lít nước đến khi còn 1/2 lượng nước. Uống khi còn nóng 2 lần/ngày.
Uống nước sắc lá lốt giúp giảm đau
7.3. Vật lý trị liệu
Để giảm đau, cải thiện khả năng vận động của cột sống thắt lưng, một liệu trình vật lý trị liệu có thể được lựa chọn. Các phương pháp phù hợp là:
– Nắn chỉnh cột sống
– Xoa nắn mô mềm
– Siêu âm trị liệu
– Điện xung trị liệu
– Chiếu đèn hồng ngoại
7.4. Phẫu thuật
Phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp triệu chứng bệnh trở nặng, các biện pháp khác không phát huy hiệu quả. Nếu người bệnh bị chèn ép dây thần kinh nghiêm trọng, mất kiểm soát đại tiểu tiện, nguy cơ biến chứng cao, bác sĩ cũng có thể quyết định phẫu thuật.
8. Bài tập chữa thoái hóa cột sống thắt lưng
Một số bài tập tại nhà sẽ giúp điều trị và dự phòng căn bệnh này. Để lựa chọn được bài tập phù hợp hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tập.
8.1. Bài tập kéo giãn cơ lưng bên chân co
Bài tập này giúp giảm căng cứng cơ, hỗ trợ giảm đau vùng thắt lưng.
– Nằm ngửa trên mặt phẳng
– Chân trái duỗi thẳng, chân phải co gối
– Lấy tay kéo sát gối phải về phía ngực, hít vào
– Sau đó duỗi thẳng phải và thở ra
– Đổi bên
Bài tập kéo giãn cơ lưng bên chân co
8.2. Bài tập di động cột sống
Một trong những bài tập giúp giảm đau do thoái hóa đốt sống thắt lưng không thể bỏ qua là di động cột sống.
– Nằm ngửa, hai tay đan sau gáy hoặc để dọc thân
– Ấn lưng sát mặt sàn và nhấc mông lên khỏi mặt sàn
– Sau đó nhấc lưng lên và ấn mông xuống
– Thực hiện luân phiên 5 lần
8.3. Bài tập kéo giãn cơ bên thân
Đối với những trường hợp không bị đau quá nặng có thể áp dụng bài tập này. Khi mới tập không nên quá ép chân chạm sát mặt sàn.
– Nằm ngửa, hai tay đan sau gáy hoặc đặt dọc thân. Co đầu gối
– Nghiêng hai chân sang cùng 1 bên sao cho càng gần mặt sàn càng tốt
– Sau đó trở về tư thế ban đầu và đổi bên
– Thực hiện 5 lần mỗi bên
8.4. Bài tập giữ thăng bằng
Không chỉ giúp gia tăng khả năng vận động, giữ thăng bằng của cơ thể, bài tập này còn tăng cường nhóm cơ lưng.
– Chống bàn tay và đầu gối xuống sàn
– Đưa tay phải thẳng về phía trước, đầu ngón tay hướng lên trần nhà. Đồng thời duỗi chân trái ra sau. Mắt nhìn theo tay
– Trở về tư thế ban đầu. Đổi bên
Bài giữ thăng bằng
9. Chăm sóc bệnh nhân
Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị cũng cần chú ý tới chế độ chăm sóc cho người bệnh. Điều này sẽ hỗ trợ tốt cho việc kiểm soát bệnh và phòng ngừa biến chứng.
9.1. Thoái hóa cột sống thắt lưng nên ăn gì?
Chế độ ăn uống, dinh dưỡng hằng ngày của người bệnh đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Thực đơn của người bệnh cần có:
– Canxi: cá hồi, cải xoăn, các loại đậu, cá mòi…
– Vitamin D trong các loại rau xanh và hoa quả
– Vitamin C: trái cây có múi, kiwi, dâu tây, cà chua, rau bina, khoai lang…
Ngoài những thực phẩm cần bổ sung, người bệnh nên kiêng thực phẩm chứa nhiều chất béo, đồ ăn cay nóng, thịt đỏ. Hạn chế tối đa đồ uống có cồn và chất kích thích.
9.2. Chế độ sinh hoạt, rèn luyện
– Cân đối giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi một cách hợp lý
– Hạn chế bê vác vật nặng. Vận động đúng tư thế
– Rèn luyện thể lực đều đặn giúp duy trì sự linh hoạt cho hệ cơ xương khớp. Tuy nhiên, người bệnh cần lựa chọn các môn thể thao phù hợp như đi bộ, đạp xe, yoga, bơi… thay vì các môn vận động mạnh.
Bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát về bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Hãy liên hệ ngay số hotline 0343 44 66 99 nếu bạn còn thắc mắc để được chuyên gia giải đáp nhé!
XEM THÊM
- Đau thắt lưng có thể là biểu hiện của bệnh lý nào? Cùng tìm hiểu
- Nguyên nhân không ngờ gây trượt đốt sống thắt lưng
- Biến chứng chớ coi thường của lồi đĩa đệm cột sống thắt lưng
Tham Vấn Y Khoa
Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.