Rất nhiều người gặp phải cảm giác bứt rứt, buồn bực chân tay về đêm mà không biết nguyên nhân do đâu. Vậy chân tay buồn bực là bệnh gì? Hướng điều trị như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra giải đáp cho mình.
1. Chân tay buồn bực là bệnh gì?
Trước hết, cần hiểu chân tay buồn bực không phải là bệnh lý mà là một hiện tượng bình thường hoặc triệu chứng của một bệnh nào đó. Tình trạng này được thể hiện bằng cảm giác tê mỏi, bứt rứt, buồn bực như kiến bò, khó chịu dưới da, trong xương khớp.
Cảm giác này hầu như ít xuất hiện vào ban ngày, thường diễn ra vào buổi tối, hay gặp ở bắp chân, cổ chân, đôi khi là đùi, bàn chân hoặc cánh tay.
2. Chân tay buồn bực khó chịu do đâu?
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng chân tay tê mỏi, khó chịu hoặc đau nhức trong xương. Theo các chuyên gia y tế, điều này phản ánh các vấn đề về sức khỏe.
2.1. Bệnh lý thần kinh ngoại biên
Là những tổn thương tại các rễ, dây thần kinh, khiến chân tay tê bì, buồn bực, đau nhức, khó vận động khi ngủ dậy. Nguyên nhân là do các tổn thương như viêm, chèn ép dây thần kinh tách ra từ tuỷ sống có chức năng tạo cảm giác và điều khiển tay chân hoạt động. Nếu không được điều trị hiệu quả sẽ ảnh hưởng tới chức năng vận động.
2.2. Bệnh lý về xương khớp
Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến chân tay buồn bực khó ngủ về đêm. Các tổn thương do thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp,… có thể gây chèn ép hoặc làm tổn thương mạch máu và dây thần kinh dẫn đến tê buồn như kiến bò, nhức mỏi chân tay.
2.3. Bệnh chuyển hoá
Phải kể đến là tiểu đường – Bệnh ảnh hưởng đến hệ xương khớp, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn khớp, viêm khớp, loãng xương,… Vì vậy, có thể gây ra hiện tượng tê cứng chân tay. Khi có triệu chứng này, bệnh đã ở mức độ nghiêm trọng, phải điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.
2.4. Nguyên nhân khác
Ngoại trừ nguyên nhân do sinh lý, bắt nguồn từ việc ngồi lâu, sai tư thế khiến cho khí huyết ngưng trệ, máu khó lưu thông, dẫn tới tình trạng buồn bực chân tay thì đây còn là dấu hiệu khi cơ thể đang thiếu hụt chất dinh dưỡng như: canxi, vitamin D, sắt…
>> Tìm hiểu nhanh: Tê buồn chân tay là bệnh gì? Nguyên nhân – Triệu chứng – Điều trị
3. Đối tượng
Tình trạng nhức mỏi buồn bực chân tay có thể gặp ở bất kỳ ai, ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, nhóm đối tượng có nguy cơ gặp phải cao hơn cả là:
- Những người mắc bệnh về xương khớp.
- Người bệnh tiểu đường.
- Những người có thói quen lười vận động
- Ăn uống thiếu chất.
Hiện tượng này xảy ra thường xuyên khiến bạn mất ngủ, ảnh hưởng tới sinh hoạt cũng như chất lượng cuộc sống. Do đó, cần sớm có giải pháp chữa trị, khắc phục tình trạng này.
4. Cách điều trị chân tay buồn bực hiệu quả
Tuỳ từng trường hợp bệnh lý mà sẽ có phương pháp điều trị phù hợp với từng người bệnh. Thông thường sẽ dựa trên 2 phương pháp chính là: Đông y, Tây y và các giải pháp điều trị hỗ trợ.
4.1. Biện pháp hỗ trợ
Nếu là buồn bực chân tay do sinh lý, bạn nên áp dụng các biện pháp như: tăng cường vận động, xoa bóp chân tay, đi lại thường xuyên, vươn vai, ngâm nước nóng…
Bạn cũng chú ý bổ sung các chất dinh dưỡng như: canxi, sắt, vitamin B, uống đủ nước… Đồng thời, hạn chế rượu bia, cà phê, thuốc lá…
Trường hợp vấn đề xuất phát từ bệnh lý, bạn nên đến các cơ sở y tế thăm khám để được y bác sỹ tư vấn, cũng như có cách điều trị bệnh dứt điểm.
4.2. Điều trị bằng Tây y
Đối với các trường hợp nhức mỏi buồn bực chân tay do bệnh lý, bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng một trong những loại thuốc sau:
- Thuốc giảm đau, chống viêm.
- Vitamin nhóm B như: B1, B6, B12,… phòng tránh tình trạng tê mỏi kéo dài.
- Thuốc giãn mạch ngoại vi và kiểm soát đường huyết nếu nguyên nhân do bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, một số trường hợp nặng, sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật để giải phóng dây thần kinh ra khỏi ống cổ tay nhằm chấm dứt tình trạng nhức mỏi, buồn bực.
4.3. Đông y
Trong Đông y có thể sử dụng các biện pháp như xoa bóp, châm cứu bấm huyệt để khắc phục hiện tượng buồn bực chân tay. Những biện pháp này có tác dụng tăng cường lưu thông khí huyết, giúp giảm đau, tê bì hiệu quả.
5. Cách phòng tránh
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng để ngăn chặn tình trạng chân tay buồn bực khiến bạn mất ngủ về đêm, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Hạn chế ngồi liên tục quá lâu, nên đi lại nhiều hơn.
- Xoa bóp chân tay giúp khí huyết lưu thông tốt hơn.
- Luyện tập thể dục thường xuyên, có thể tập dưỡng sinh hoặc yoga.
- Chế độ ăn uống khoa học, đủ dưỡng chất, ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C.
- Duy trì lối sống lành mạnh, hạn chế sử dụng chất kích thích.
- Giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng, stress.
Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc thắc mắc chân tay buồn bực là bệnh gì. Để những cơn đau nhức, buồn bực xương khớp không còn “ghé thăm”, ngay bây giờ, bạn hãy duy trì thói quen sinh hoạt khoa học, ăn uống điều độ. Liên hệ 0865 344 349 để được hỗ trợ, tư vấn thêm về các thắc mắc của bạn!
XEM THÊM:
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.
Vợ tôi có hiện tượng buồn bã chân tay, nhức mỏi trong sương. Đó là bệnh gì, điều trị thế nào ? Thưa bác sĩ
Chào bạn, hiện tượng buồn bã chân tay, nhức mỏi trong sương có nhiều nguyên nhân gây ra như:
– Nồng độ vitamin D và canxi trong cơ thể thấp
– Mắc các bệnh lý xương khớp: thoái hóa khớp, loãng xương…
– Làm việc quá sức gây mỏi cơ, gân
Vợ bạn năm nay bao nhiêu tuổi và có tiền sử bệnh lý nền gì không? Bạn cung cấp thêm thông tin để Tâm Bình hỗ trợ bạn nhé.
Chúc bạn sức khỏe!
Mình năm nay 45 t . Tối ngủ thỉnh thoảng có hiện tượng buồn bực chân. Bắp chân . Vậy khó chịu. Khó ngủ
Chào bạn, hiện tượng buồn bực ở chân, đặc biệt là bắp chân có thể do các nguyên nhân sau:
– Do bệnh lý thần kinh ngoại biên
– Do bệnh lý xương khớp thoái hóa, thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh tọa gây tê buồn ở chân
– Do thiếu hụt dưỡng chất như Canxi, Vitamin D
Bạn có bất cứ bệnh lý gì về xương khớp không? Chế độ ăn uống hàng ngày của bạn có bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho khớp như Canxi, Vitamin D, glucosamin không? Bạn cung cấp thêm thông tin để Tâm Bình hỗ trợ cụ thể giúp bạn nhé.
Chúc bạn sức khỏe!
Tôi bị buồn chân lúc nằm ngủ, rất khó chịu, khó ngủ. Nhiều khi phải vùng dậy vận động mỏi nhừ chân rồi lên giường mới có thể ngủ được. Xin tư vấn bác sỹ xem nên uống thuốc gì?
Chào bạn, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng chân tay tê mỏi, khó chịu, khó ngủ như:
– Thiếu vitamin đặc biệt là vitamin B
– Rối loạn hệ thần kinh thực vật
– Tay chân không yên
Bạn nên đến thăm khám cơ sở y tế để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh của bạn là gì để từ đó có thể có biện pháp điều trị hợp lý nhé.
Chúc bạn sức khỏe!
Tôi 49t, bị buồn bực chân tay lúc ngủ, rất khỏe chịu, mỗi đêm chỉ ngủ chập chờn được 1-2 tiếng, rất khó chịu và mệt mỏi. Xin BS tư vấn cách chữa trị? Trân trọng cám ơn BS.
Chào bạn, tình trạng buồn bực tay chân về đêm gây khó ngủ có thể do nhiều nguyên nhân có thể liên quan đến thần kinh, xương khớp, chuyển hóa…Bạn có thể lưu ý một số vấn đề sau để cải thiện tình trạng như:
– Hạn chế ngồi liên tục quá lâu, tăng cường vận động, xoa bóp chân tay, đi lại thường xuyên…
– Chế độ ăn uống khoa học, đủ dưỡng chất, bổ sung canxi, sắt, vitamin B…
– Duy trì lối sống lành mạnh, hạn chế sử dụng chất kích thích.
– Giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng, stress.
Nếu áp dụng các biện pháp thay đổi và tình trạng đã kéo dài không cải thiện, bạn nên đi thăm khám tại cơ sở Y tế uy tín để xác định rõ nguyên nhân và có chỉ định hợp lý của bác sĩ nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Mẹ tôi bị buồn bực chân tay, cảm giác rất khó chịu,ko đứng lâu được. Cả ngày và đêm rất khó chịu. Xin bác sĩ tư vấn cách chữa trị. Mẹ tôi năm nay 68 tuổi. Cảm ơn bác sĩ rất nhiếu!
Chào Thu, buồn bực chân tay có thể do nhiều nguyên nhân như vấn đề về bệnh lý ngoại biên, bệnh lý xương khớp, bệnh chuyển hóa hay do một số thói quen ngồi sai tư thế, ngồi lâu… Nên để cải thiện, nếu mẹ bạn đã trải qua một thời gian dài nên đi thăm khám xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này để có phương pháp phù hợp.
Ngoài ra, để hạn chế tình trạng này, mẹ bạn nên:
– Hạn chế ngồi liên tục quá lâu, nên đi lại nhiều hơn.
– Xoa bóp chân tay giúp khí huyết lưu thông tốt hơn.
– Luyện tập thể dục thường xuyên, có thể tập dưỡng sinh hoặc yoga.
– Chế độ ăn uống khoa học, đủ dưỡng chất, ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C.
– Duy trì lối sống lành mạnh, hạn chế sử dụng chất kích thích.
– Giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng, stress.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Tôi 43 tuổi, chân buồn bực bức rức về đêm, không ngủ được. ( Không đau nhứt). Để im 2 chân vài phút là tăng động, phát cáu, tỉnh ngủ, Phải tìm cách căng cơ, cho đau, tê, thật mệt mõi thì mới ngủ được. Xin hỏi tôi đang bị bệnh gì.
Chào bạn, tình trạng mình gặp phải đã kéo dài lâu chưa? Nếu mới gặp phải bạn thử thay đổi một số thói quen trong sinh hoạt như xoa bóp chân tay trước khi đi ngủ, vận động tay chân nhẹ nhàng hàng ngày bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, dưỡng sinh…Tâm lý thoải mái và chế độ ăn uống lành mạnh. Nếu tình trạng đã kéo dài 1 thời gian hoặc đã áp dụng các biện pháp thay đổi mà cơ thể vẫn khó chịu thì bạn nên đi kiểm tra thăm khám vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý về Xương khớp, Thần kinh ngoại biên, Rối loạn chuyển hóa…để xác định đúng nguyên nhân và có hướng xử lý phù hợp.
Chúc bạn sức khỏe!
Em bị buồn bắp chân và tay lúc nằm ngủ là do đâu xin bs tư vấn ạ
Chào bạn, buồn bực tay chân có thể do nhiều nguyên nhân như:
– Bệnh lý thần kinh ngoại biên
– Bệnh lý về xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp…
– Bệnh chuyển hóa như tiểu đường, mỡ máu…
– Một số nguyên nhân khác như ngồi lâu, sai tư thế, thiếu hụt các chất dinh dưỡng như canxi, sắt…
Do đó, nếu tình trạng này đã kéo dài 1 thời gian bạn nên đi khám để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.
Chúc bạn sức khỏe!
Chân tôi thường khó chịu về đêm , gây khó ngủ . Tôi bị bệnh gì , nhờ bs tư vấn điêuvtrij
Chào bạn!Bạn chú ý điện thoại để được các Dược Sĩ Tâm Bình liên hệ hỗ trợ giải đáp thắc mắc của mình nhé.
Em 20t cứ bàn ngày hay ban đêm đều mỏi tay chân đa số là phần chân kiểu như là kh phải chân mình mà nhức khó chịu lắm ạ tối đến thì ngủ cứ tỉnh mà 1 lần tỉnh là ngủ lại rất khó mong bác sĩ tư vấn e vs ạ
Chào bạn! Bạn chú ý điện thoại để được các Dược Sĩ Tâm Bình liên hệ hỗ trợ tình trạng của mình nhé.
chào bác sĩ vợ em bi đau gần khớp khyủ tay xoa bóp tay thì nó nhột ở đầu gối xoa bóp gối nó nhột ở tay xoa bóp tay chân nó ngứa trong da bàn chân là bệnh gì xin bác sĩ cho biết em xin cảm ơn,
Chào bạn! Bạn chú ý điện thoại để được các Dược Sĩ Tâm Bình liên hệ hỗ trợ tình trạng của mình nhé.
Thay đổi thời tiết tôi thường bị buồn trong sương đùi non theo cơn khoảng mấy giây 1 xin bác sỹ tư vấn giúp tôi năm nay 30t cảm ơn bác sỹ!
Chào bạn!Bạn chú ý điện thoại để được các Dược Sĩ Tâm Bình liên hệ hỗ trợ tình trạng của mình nhé.
Chào bác sĩ,
Tôi năm nay 37 tuổi, 2 năm gần đây tôi bị buồn bực mỏi cơ chân vùng dưới đầu gối dẫn đến khó ngủ, trằn trọc, lâu vào giấc ngủ hơn bình thường.
Hằng ngày tôi đi làm bằng phương tiện công cộng, nhà cách xa công ty, phải đứng lâu sẽ khiến tôi cảm thấy mệt mỏi. Ngày cuối tuần nghỉ ở nhà thì chân tôi đỡ mỏi hơn, tôi thường xoa bóp chân để cảm thấy dễ chịu. Xin hỏi bác sĩ, triệu chứng trên là biểu hiện của bệnh lý gì. có phải tôi thiếu chất gì không?
Chào bạn, buồn bực tay chân có thể do nhiều nguyên nhân như:
– Bệnh lý thần kinh ngoại biên
– Bệnh lý về xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp…
– Bệnh chuyển hóa như tiểu đường, mỡ máu…
– Một số nguyên nhân khác như ngồi lâu, sai tư thế, thiếu hụt các chất dinh dưỡng như canxi, sắt…
Do đó, nếu tình trạng này đã kéo dài 1 thời gian bạn nên đi khám để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.
Chúc bạn sức khỏe!
Mình đang ngồi mà tay tê cảm giác như bị kim đâm chích,bị 1 lúc lai hết thì mình đang bị bệnh gì vậy?
Chào bạn!
Cảm giác tê tay như kim châm có thể do tình trạng chèn ép dây thần kinh hoặc tuần hoàn máu kém khi bạn ngồi lâu ở một tư thế không thoải mái. Nếu tình trạng này chỉ xảy ra thỉnh thoảng và biến mất sau khi thay đổi tư thế hoặc di chuyển, có thể không cần lo lắng. Tuy nhiên, nếu tê tay xảy ra thường xuyên và kéo dài, bạn nên đi khám bác sĩ để kiểm tra, vì có thể liên quan đến các vấn đề về thần kinh hoặc tuần hoàn.
Chúc bạn sức khỏe!
Tôi bị buồn chân lúc chuẩn bị đi ngủ,xong lan lên cả tay thì tôi nên làm thế nào để giảm triệu chứng này?
Chào bạn! Tình trạng buồn chân lan lên cả tay khi chuẩn bị đi ngủ là một triệu chứng khá phổ biến của hội chứng chân không yên. Cảm giác này thực sự khó chịu và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bạn có thể tham khảo 1 số cách để giảm triệu chứng này như giữ giờ giấc đi ngủ và thức dậy đều đặn, tập thể dục đều đặn nên vào buổi sáng hoặc chiều, tránh tập quá gần giờ đi ngủ. Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội là rất tốt. Tránh các chất kích thích Caffeine, nicotine và rượu có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hoặc có thể chườm ấm hoặc lạnh cho vùng chân có thể giúp giảm cảm giác khó chịu. Nếu các triệu chứng không cải thiện hoặc ngày càng trở nên nghiêm trọng, bạn nên đến khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Chúc bạn sức khỏe!
Dạo này chân tay tôi hay tê mỏi,làm tôi không ngủ được tôi nên bổ sung gì để cải thiện tình trạng này?
Chào bạn! Để cải thiện tình trạng chân tay tê mỏi, bạn nên bổ sung một số chất dinh dưỡng sau:
– Vitamin B12, B6 giúp hệ thần kinh khỏe mạnh, cải thiện tuần hoàn máu và giảm tình trạng tê mỏi. Bạn có thể tìm thấy trong các loại thực phẩm như thịt đỏ, cá, trứng, các loại hạt, rau lá xanh đậm.
– Magie giúp thư giãn cơ bắp, cải thiện giấc ngủ và giảm căng thẳng. Nguồn cung cấp magie dồi dào bao gồm các loại hạt, rau lá xanh đậm, chuối, đậu.
– Vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ tế bào và cải thiện tuần hoàn máu. Bạn có thể tìm thấy vitamin E trong các loại hạt, dầu thực vật, rau lá xanh đậm.
Việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần được thực hiện một cách khoa học và cân bằng. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể.
Chúc bạn sức khỏe!
Tôi bị buồn bực chân trái từ hông đến đầu gối. Đêm không ngủ sâu, phải dậy vận động khớp hông, đầu gối cho đỡ mỏi, buồn bực mới ngủ tiếp được. Nếu thăm khám hiện tượng này thì nên vào khoa nào ạ? Khoa thần kinh hay khoa xương khớp? Xin cảm ơn.
Chào bạn!
Với triệu chứng buồn bực từ hông đến đầu gối, ảnh hưởng đến giấc ngủ, bạn nên đến khoa xương khớp để kiểm tra trước. Tình trạng này có thể liên quan đến vấn đề cơ xương khớp hoặc dây thần kinh, như viêm khớp, thoái hóa cột sống, chèn ép dây thần kinh tọa. Nếu bác sĩ xương khớp nghi ngờ có liên quan đến thần kinh, họ sẽ chỉ định bạn khám khoa thần kinh.
Chúc bạn sức khỏe!