Phác đồ [chữa đau vai gáy bằng diện chẩn] từ GS Bùi Quốc Châu
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Phác đồ [chữa đau vai gáy bằng diện chẩn] từ GS Bùi Quốc Châu

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    16/01/21

    Tôi bị đau vai gáy nhiều năm nay, đã uống thuốc Tây y rồi nhưng do có tiền sử dạ dày nên cũng không dám sử dụng nhiều. Được biết có phương pháp chữa đau vai gáy bằng diện chẩn, vậy xin hỏi chuyên gia, phương pháp này có hiệu quả không và phác đồ điều trị như thế nào?

    5/5 - (134 bình chọn)

    (Nguyễn Quốc Khánh, Hải Phòng)

    Bác sĩ trả lời:

    Có rất nhiều phương pháp chữa đau vai gáy, trong đó có diện chẩn, có nghĩa là nắm bắt các huyệt đạo trên mặt, tương ứng với các cơ quan bộ phận trên cơ thể để từ đó điều trị. Phương pháp chữa đau vai gáy bằng diện chẩn có những ưu, nhược điểm nhất định. Để tìm hiểu cụ thể, anh Khánh có thể tham khảo bài viết dưới đây để lựa chọn cách điều trị cho mình nhé.

    1. Chữa đau vai gáy bằng diện chẩn là gì?

    chữa đau vai gáy bằng diện chẩn

    Diện chẩn sẽ thể hiện các huyệt đạo trên khuôn mặt.

    Theo GSTS Bùi Quốc Châu, “cha đẻ” của phương pháp diện chẩn  được công bố năm 1980 cho biết: diện chẩn (chẩn đoán vùng mặt) là phương pháp chẩn đoán dựa vào sự khảo sát bằng nhiều hình thức khác nhau như nhìn bằng mắt, khám bằng tay hoặc bằng các dụng cụ hay máy móc nhằm phát hiện những biểu hiện về bệnh lý xuất hiện một cách có hệ thống trên khuôn mặt của bệnh nhân.

    Theo đó, khi chữa đau vai gáy bằng phương pháp diện chẩn, các bác sĩ hoặc kỹ thuật viên có chuyên môn sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng như que cào, búa gõ, cây lăn… tác động lên các điểm và vùng tương ứng trên đồ hình. Nguyên tắc điều trị đau vai gáy bằng diện chẩn sẽ dựa vào phản xạ thần kinh lên gương mặt.

    Phương pháp này đã được bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, Cố Bộ trưởng Bộ Y tế đánh giá cao: “Với dụng cụ đơn giản: một cây kim, một cái gõ bằng cao su, một cây hương, một chiếc lược với một tấm keo dán và một cái gương soi mà đem lại hạnh phúc cho người đau khổ”.

    Xem thêmĐau mỏi vai gáy – Cẩm nang cách chữa từ A-Z 

    2. Chữa đau vai gáy bằng diện chẩn có hiệu quả không?

    chữa đau vai gáy bằng diện chẩn hiệu quả không

    Chữa đau vai gáy bằng diện chẩn hiệu quả không

    Chữa đau vai gáy bằng diện chẩn là phương pháp đi tìm những điểm rất nhỏ không nhạy cảm nằm trong các điểm nhạy cảm trên khuôn mặt, tương ứng với một bệnh nào đó của cơ thể. Phương pháp này mang lại nhiều tác dụng như:

    • Giảm đau và thư giãn vùng vai gáy bị tổn thương do hàn lạnh hoặc thần kinh
    • Hỗ trợ ngăn ngừa các cơn đau phát triển mạnh hơn
    • Hỗ trợ cải thiện chức năng của hệ miễn dịch, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng
    • Tăng cường lưu thông khí huyết, làm giảm hiện tượng chèn ép dây thần kinh vùng vai gáy

    3. Phác đồ chữa đau vai gáy bằng diện chẩn theo GS Bùi Quốc Châu

    3.1. Xác định huyệt đạo

    Các huyệt đạo liên quan đến đau vai gáy:

    Sau đầu gáy 87, 106, 156, 8, 26, 54, 55, 65, 100, 127, 188, 201, 267, 290.
    Cổ 8, 12, 19, 26 – 20, 106, 107, 290
    Bả vai 310, 360, 477 – 0, 4, 13, 34, 38, 97, 98, 106, 107, 120, 139, 421
    Khớp vai 88, 278 – 73, 65, 219, 354, 564

    Các huyệt đạo phân loại theo triệu chứng đau vai gáy:

    Đau 16, 41, 34, 60, 85, 87 – 0, 14, 19, 37,38, 39, 50, 156
    Nhức 39, 43, 45, 300 – 0, 17, 301, 302, 560
    Đau tức 28, 38, 41, 189 – 0, 3, 120, 132, 269, 421
    Tê, mất cảm giác 37, 58, 60 – 40, 59

    3.2. Các kỹ thuật khi thực hiện diện chẩn

    Dù dùng kỹ thuật hay dụng cụ nào, đều phải tìm cho được những vùng hoặc điểm nhạy cảm hơn so với xung quanh bởi đây chính là những nơi cần tác động để điều trị. Một số kỹ thuật khi tiến hành chữa đau vai gáy bằng diện chẩn như:

    • Lăn: giúp cải thiện hệ tuần hoàn, hệ bạch huyết, lưu thông khí huyết
    • Gõ: búa nhỏ đầu cao su dùng trong trường hợp co cơ, bong gân, co mạch; búa có đầu 7 gai dùng trong trường hợp bị bế gây căng, tê, đau nhức
    • Cào: lưu thông huyết mạch, giải trừ tắc huyệt, an thần
    • Ấn: có thể thay thế cho kim châm hay các kỹ thuật dụng cụ khác mà vẫn hiệu quả
    • Day: như kỹ thuật ấn nhưng tác động mạnh hơn, gây đau cho người bệnh
    • Gạch (vạch): kích thích mạnh hơn day – ấn
    • Hơ nóng: hiệu quả trong việc trị bệnh do lạnh gây nên các cơn đau, tê, chỉ nên dùng ngày 1 lần
    • Chườm lạnh: làm co rút cơ, mạch máu, hạ nhiệt, chống nhiễm sưng đau do nhiệt

    3.3. Cách thực hiện chữa đau vai gáy bằng diện chẩn

    Trước khi thực hiện chữa đau vai gáy theo phương pháp diện chẩn, cần nắm được nguyên nhân gây bệnh theo 4 bước:

    • Vọng chẩn (nhìn): nhìn sắc mặt, dáng điệu, vị trí đau của người bệnh để nhận biết
    • Thiết chẩn (sờ): là phương pháp chẩn đoán bằng cách sờ da hay sờ vào huyệt cảm nhận nhiệt độ, tình trạng da…
    • Ấn chẩn – Đả chẩn (dò sinh huyệt): tìm hiểu tình trạng bệnh, khi các cơ quan trong cơ thể bị rối loạn, tổn thương sẽ gửi tín hiệu lên trên gương mặt
    • Vấn chẩn (hỏi): đây là việc cần thiết trước khi tiến hành diện chẩn

    Đối với từng vị trí đau, các bác sĩ hoặc kỹ thuật viên sẽ tìm vị trí huyệt đạo và tiền hành thực hiện các thao tác hơ, gõ, day ấn. Cụ thể:

    3.3.1. Trường hợp mỏi cổ gáy

    Thực hiện theo các bước sau:

    – Hơ gõ H.240 hoặc H.195

    – Hơ, lăn vùng Ấn đường và Sơn căn

    – Day ấn vùng H.422

    – Lăn đầu gờ mày

    – Hơ lăn vùng cổ tay ngoài, hoặc xoa dầu cù là rồi vuốt mạnh nhiều lần vùng cổ

    – Hơ khoảng giữa ngón tay giữa và ngón tay trỏ (của bàn tay trái)

    3.3.2. Trường hợp nhức cổ gáy

    Thực hiện các bước day ấn tại một số huyệt như sau:

    – Day ấn H.139, 278, 16, 287.

    – Day ấn H.34, 97, 98, 99, 100, 477.

    – Day ấn H.22, 235, 127, 63, 19, 50, 1, 37, 61.

    – Hơ và lăn vùng H.26 hoặc hơ cổ tay ngoài bàn tay trái.

    3.3.3. Trường hợp cứng mỏi cổ gáy

    huyệt đạo diện chẩn

    Sơ đồ huyệt đạo trên mặt.

    Trường hợp cứng cổ vai gáy thực hiện day ấn tại các huyệt đạo:

    – Day ấn H.16, 61, 287.

    – Day ấn H.65, 8, 290, 127, 87.

    – Day ấn H.188, 477, 34, 97, 98, 99, 100.

    – Ấn, hơ, lăn H.8, 20, 12, 65.

    – Hơ vùng thái dương.

    – Bôi kem deep heat vào H.7.

    – Gạch mí tóc trán sau đó hơ.

    – Gạch vùng H.156.

    3.3.4. Trường hợp đau bả vai

    Trường hợp đau bả vai thực hiện tại các huyệt đạo:

    – Lăn vùng H.332, 360, 16.

    – Lăn vùng 73 xéo lên 330.

    – Day ấn H.477, 97, 99, 98, 106, 34

    Trường hợp đau khớp vai:

    – Day ấn H.26, 88, 65, 278.

    – Day ấn H.26, 19, 97, 564.

    – Vạch viền mũi nhiều lần.

    >> Tìm hiểu thêm: Thuốc chữa đau vai gáy cổ bằng Đông y hiệu quả không?

    4. Ưu và nhược điểm của diện chẩn chữa đau vai gáy

    Chữa đau vai gáy bằng diện chẩn có nhiều ưu điểm nhưng cũng tồn tại một số nhược điểm. Cụ thể như:

    4.1. Ưu điểm của chữa đau vai gáy bằng diện chẩn

    Diện chẩn đã mở ra một hướng đi mới cho y học, không cần sử dụng thuốc như Tây y, không cần dùng đến châm cứu mà thông qua các đồ hình để điều trị. Do đó, phương pháp này có một số ưu điểm như:

    – Độ an toàn cao

    – Ít tốn kém, có thể “biến người bệnh thành người chữa bệnh cho chính mình”

    – Có nhiều hình thức tác động lên huyệt trên mặt

    – Áp dụng cho nhiều đối tượng

    4.2. Nhược điểm của diện chẩn trong điều trị đau vai gáy

    Vì mặt nằm trong phạm vi đầu não và những huyệt trên mặt có tính cách điều khiển khác bộ phận trong cơ thể nên khi diện chẩn cần thận trọng bởi:

    – Không được dùng cho vết thương hở trong trường hợp xoa dầu nóng

    – Các vị trí huyệt trên khuôn mặt ban đầu sẽ gây khó khăn cho người dùng, khó xác định

    – Cần phải qua nhiều thao tác, nhiều huyệt đạo để chữa trị

    – Thường áp dụng cho trường hợp nhẹ và vừa, trong trường hợp đau vai gáy chuyển biến nặng cần can thiệp ngoại khoa

    –  Mất nhiều thời gian thực hiện để các triệu chứng thuyên giảm

    5. Lưu ý khi chữa đau vai gáy bằng diện chẩn

    5.1. Chống chỉ định với một số huyệt đạo

    Đối với những người đang gặp phải những tình trạng dưới đây khi thực hiện diện chẩn nên lưu ý những huyệt đạo như:

    –  Vùng nhân trung và môi có mụn bọc đầu thì tránh châm: 19

    –  Nếu có lở loét (như loét bao tử) tránh dùng: 17

    –  Người có huyết áp cao tránh dùng: 1, 19, 50

    –  Người có huyết áp thấp tránh dùng: 3, 8, 26

    –  Khi có thai không châm hay day ấn: 19, 63, 235

    –  Ấn sâu và mạnh, nhất là huyệt bên trái sẽ làm mệt tim: 61

    5.2. Đối với người thực hiện

    Người ứng dụng diện chẩn cần nắm được các nguyên tắc khi sử dụng phương pháp này như:

    –  Cần nắm vững lý thuyết điều trị

    –  Nắm vững các đồ hình tương ứng đối với các bộ phận

    –  Cần biết cách dò sinh huyệt

    –  Luôn linh hoạt khi điều trị (tùy theo bệnh mà thay đổi sinh huyệt hay đồ hình)

    –  Sáng tạo trong cách điều trị (kết hợp các thuyết – đồ hình – sinh huyệt…)

    6. Lời khuyên chuyên gia khi sử dụng diện chẩn chữa đau vai gáy

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng đưa ra lời khuyên khi áp dụng phương pháp chữa đau vai gáy bằng diện chẩn.

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, việc diện chẩn sẽ có hiệu quả hơn nếu bạn nắm được các yếu tố dưới đây:

    • Cần thực hiện diện chẩn nhiều lần, thực hiện vừa đủ lực để mang đến hiệu quả
    • Nên lựa chọn người có chuyên môn, hiểu rõ về các phương pháp diện chẩn
    • Kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học
    • Luôn giữ tinh thần thoải mái
    • Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao đều đặn
    • Thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ để tầm soát và điều trị bệnh

    Trên đây là tác dụng và cách thực hiện của chữa đau vai gáy bằng diện chẩn. Đây là phương pháp có tính ứng dụng cao, mang lại những hiệu quả không thể phủ nhận. Tuy nhiên, để biết được bạn có phù hợp với cách này hay không, cần có sự tư vấn từ người có chuyên môn.

    Hãy chủ động tìm cho mình cách điều trị đau vai gáy thích hợp để không làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

    Chat với bác sĩ ngay

    Chat với bác sĩ ngay

    XEM THÊM: 

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      {Hỏi – đáp} Đau nhức đầu gối sau khi sinh do đâu? Cách điều trị ra sao? 20/08/21
      Hỏi: Em năm nay 27 tuổi, sau khi sinh bé được 1 tháng thì em có biểu hiện đau nhức…
      Viêm bao hoạt dịch khớp háng – Triệu chứng và nguyên nhân 01/12/23
      Viêm bao hoạt dịch khớp háng gây ra các triệu chứng đau, sưng, cứng khớp, hạn chế vận động. Tình…
      Tổng hợp 15 cách chữa đau vai gáy tại nhà cực kỳ hiệu quả 20/08/24
      Tôi bị đau vai gáy đã 4 năm nay tuy nhiên khi thời tiết thay đổi bệnh tình lại tái…
      Viêm khớp liên cầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 24/11/23
      Viêm khớp liên cầu là một trong những biến chứng sau khi mắc bệnh liên cầu khuẩn ở người. Bệnh…
      Xem thêm