Ibuprofen là thuốc gì? Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Ibuprofen là thuốc gì? Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    13/10/21

    Tôi mắc bệnh viêm khớp nhiều năm nay, thường xuyên sử dụng thuốc Ibuprofen theo đơn của bác sĩ. Mỗi lần sử dụng tôi thấy hiệu quả giảm đau rõ rệt. Vậy, Ibuprofen có phải thuốc giảm đau không? Dùng lâu  có tác dụng phụ không?

    5/5 - (412 bình chọn)

    ( Nguyễn Thị Trang Hoàn, 45 tuổi, Hà Tĩnh)

    Trả lời:

    Chào chị Nguyễn Thị Trang Hoàn, Ibuprofen là thuốc giảm đau, chống viêm được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh. Trong đó, có điều trị bệnh viêm khớp như bác sĩ đã kê đơn. Để rõ hơn về công dụng của thuốc, liều lượng cũng như thuốc có tác dụng phụ hay không. Chị Hoàn cũng như độc giả có thể tham khảo bài viết dưới đây. Bài viết được tham vấn y khoa học dược sĩ Hoàng Mạnh Cường.

    1. Ibuprofen là thuốc gì?

    Ibuprofen là thuốc thuộc nhóm kháng viêm không steroid (NSAID), có tác dụng chống viêm, giảm đau, hạ sốt và chống ngưng  kết tiểu cầu.

    Ban đầu, Ibuprofen được sử dụng nhằm mục đích cải thiện tình trạng nôn nao trong người. Sau đó, năm 1969, thuốc này được sử dụng phổ biến tại Anh, tiếp đó là ở Mỹ trong điều trị viêm khớp dạng thấp. Sau đó, loại thuốc này trở thành thuốc không kê đơn đầu tiên ở Anh và Mỹ thay vì thuốc Aspirin trước đây.

    Ngày nay, thuốc Ibuprofen được sử dụng phổ biến ở người lớn và trẻ em trên 6 tháng tuổi.

    Ibuprofen là thuốc gì?

    Ibuprofen là thuốc gì?

    2. Thành phần

    Hoạt chất Ibuprofen và các tá dược khác.

    3. Công dụng của thuốc Ibuprofen

    Thuốc Ibuprofen có 3 tác dụng chính là giảm đau, chống viêm và hạ sốt.

    3.1. Giảm đau

    Ibuprofen hoạt động dựa trên cơ chế ngăn chặn sự tổng hợp prostaglandin E2a. Qua đó, có tác dụng giảm đau ở các dây thần kinh cảm giác. Vì vậy, thuốc thường được áp dụng trong điều trị triệu chứng đau nhẹ đến vừa.

    Một điều nổi bật của Ibuprofen là không gây nghiện như nhiều loại thuốc giảm đau khác. Vì vậy, khá an toàn cho người dùng.

    Công dụng của Ibuprofen

    Công dụng của Ibuprofen

    3.2. Chống viêm

    Loại tân dược này có thể ngăn chặn được hầu hết các tác nhân gây viêm nhiễm. Tuy nhiên, tác dụng này chỉ hiệu quả với liều lượng cao. Thông thường, bác sĩ hay kê Ibuprofen 600mg hoặc Ibuprofen 800mg để có tác dụng chống viêm.

    3.3. Hạ sốt

    Ibuprofen có khả năng ức chế men COX. Đây là chất xúc tác trong quá trình hình thành Prostagladin E1, E2 (2 loại tác nhân gây viêm). Nhờ đó, thuốc mang lại tác dụng hạ thân nhiệt hiệu quả cho những người đang có tác nhân gây sốt.

    Ngoài ra, loại thuốc này còn có tác dụng giảm các cơn đau cấp tính do bệnh gout gây ra. Tuy nhiên, người bệnh nên cân nhắc bởi tác dụng của thuốc chỉ có hiệu quả tức thời.

    4. Những dạng và hàm lượng của Ibuprofen

    Ibuprofen gồm có những dạng bào chế và hàm lượng cụ thể sau:

    Dạng  bào chế Hàm lượng Cách dùng
    Viên nén Ibuprofen (100mg, 150mg, 200mg, 300mg, 400mg) Đường uống
    Viên nang Ibuprofen 200mg Đường uống
    Nhũ tương Ibuprofen 20mg/ml Đường uống
    Viên đạn Ibuprofen 500mg Đặt hậu môn
    Gel bôi Ibuprofen 5% Dạng bôi ngoài da

    5. Chỉ định và chống chỉ định

    Thuốc giảm đau Ibuprofen phát huy tối đa hiệu quả khi sử dụng cho các đối tượng sau:

    5.1. Chỉ định

    – Người gặp phải những cơn đau từ nhẹ đến vừa như: đau đầu, đau răng, đau lưng, đau cơ, đau khớp, đau bụng kinh…

    – Trẻ em hoặc người lớn bị sốt do cảm lạnh, cảm cúm thông thường.

    – Người mắc bệnh viêm khớp mạn tính.

    – Bệnh nhân bị gout cấp tính.

    5.2. Chống chỉ định

    – Người bị suy thận, suy gan hoặc có triệu chứng viêm loét dạ dày.

    – Trường hợp bị mẫn cảm với thành phần Ibuprofen.

    – Người có biểu hiện xuất huyết do nguyên nhân khác, trừ trường hợp sốt xuất huyết.

    – Bệnh nhân bị đái tháo đường.

    – Tham khảo ý kiến của bác sĩ khi dùng cho đối tượng: Phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người mắc bệnh hen suyễn, đái tháo đường, cao huyết áp…

    Ibuprofen chống chỉ định cho những trường hợp nào?

    Ibuprofen chống chỉ định cho những trường hợp nào?

    6. Dùng Ibuprofen như thế nào?

    6.1. Cách sử dụng

    Dạng viên nén, viên nang, nhũ tương: Người bệnh nên uống với nước ấm, nghỉ ngơi tại chỗ 5-10 phút trước khi hoạt động. Trường hợp mắc bệnh dạ dày, nên sử dụng kèm thức ăn. Chú ý không uống khi bụng rỗng.

    Viên đạn đặt hậu môn: Vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi dùng. Nên đi vệ sinh trước khi đặt thuốc.

    Thuốc tiêm truyền: Sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

    6.2. Liều dùng

    Liều dùng dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

    6.2.1. Đối với người lớn

    – Điều trị bệnh viêm khớp: 400 – 800 mg/ liều, dùng 4-6 giờ/ngày.

    – Điều trị đau đầu: 600mg trước 90 ECT (liệu pháp sốc điện).

    – Giảm đau: 200 – 400mg/ liều, dùng 4-6 giờ/ngày ở dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch 400 – 800mg x 30 phút/ liều, 6 giờ/ngày.

    – Liều dùng hạ sốt: 200 – 400mg/ mỗi liều, dùng 4-6 giờ/ngày ở dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch 400mg x 30 phút/ngày. Duy trì với 100-200mg mỗi liều, 4 giờ/ngày.

    6.2.2. Đối với trẻ em

    Bảng dưới đây là liều dùng tham khảo và tối đa hàng ngày, tính bằng miligam (mg)/kilogam (kg) cân nặng ở trẻ.

    Đối tượng trẻ em theo tuổi Hạ sốt Giảm đau Liều tối đa
    3 – 23 tháng tuổi 5mg/kg mỗi liều 5 – 10mg/kg mỗi liều 40mg/kg/ngày
    2 – 12 tuổi 10mg/kg mỗi liều 5 – 10mg/kg mỗi liều 40mg/kg/ngày
    Trên 12 tuổi 200 – 400mg mỗi liều 200 – 400mg mỗi liều 1200mg/ngày

    Thời gian giữa các liều uống ở trẻ em là từ 6-8 giờ. Hoặc cha mẹ nên theo chỉ định của bác sĩ khi sử dụng cho trẻ.

    7. Tương tác thuốc

    Thuốc tương tác với các thuốc khác gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy, người bệnh nên liệt kê các loại thuốc mình đang sử dụng cho bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất.

    – Ibuprofen tương tác với các thuốc chống viêm không steroid khác làm tăng tác dụng phụ của các kháng sinh, ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương, có thể gây co giật.

    – Methotrexat: Ibuprofen làm tăng độc tính của Methotrexat.

    – Furosemid: Ibuprofen có thể làm giảm tác dụng bài xuất natri niệu Furosemid và thuốc lợi tiểu.

    – Digoxin: Ibuprofen làm tăng nồng độ digoxin huyết tương.

    8. Ibuprofen có tác dụng phụ không?

    Theo Kaci Durbin, khi sử dụng thuốc qua đường uống, tiêm tĩnh mạch, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau:

    – Dị ứng: Phát ban, nổi mẩn đỏ trên dạ, phù mặt, có cảm giác bứt rứt khó thở…

    – Chán ăn, ăn không ngon, buồn nôn, vàng da, đau đầu.

    – Tác dụng phụ nhẹ thường gặp: Chóng mặt, ù tai, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa.

    – Một vài người có biểu hiện: Suy nhược cơ thể, đau tức ngực…

    – Viêm loét dạ dày, tá tràng do khả năng ức chế tổng hợp PG làm giảm chất nhầy bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    Khi gặp triệu chứng trên, người bệnh nên ngừng sử dụng thuốc và gọi ngay cho bác sĩ để được hỗ trợ, xử lý kịp thời.

    tác dụng phụ của Ibuprofen

    Sử dụng Ibuprofen có thể gây buồn nôn

    9. Mua Ibuprofen ở đâu? Giá bao nhiêu?

    Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại Ibuprofen với dạng bào chế và liều lượng khác nhau. Vì vậy, giá thành cũng khác nhau. Để có thông tin chính xác về giá, bạn nên liên hệ trực tiếp tại các nhà thuốc trên toàn quốc hoặc đơn vị phân phối dược phẩm uy tín.

    Giá từng loại thuốc như sau:

    – Ibuprofen 200mg (Mỹ): 360.000 đồng/ 1 hộp 500 viên.

    – Ibuprofen Stad 400mg: 470.000 đồng/ 1 hộp, 2 vỉ x10 viên hoặc 10 vỉ x10 viên hoặc hộp chứa 100 viên.

    – Ibuprofen 600ml: 35.000 – 45.000 đồng/ 1 hộp có chứa 10 vỉ x10 viên.

    Mức giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, giá thay đổi tùy thuộc vào từng thời điểm.

    10. Một số lưu ý cần phải biết khi sử dụng thuốc

    Người bệnh cần phải nhớ những lưu ý trong quá trình sử dụng dưới đây để tránh điều không mong muốn xảy ra.

    • Thận trọng khi sử dụng thuốc với người cao tuổi.
    • Biểu hiện rối loạn thị giác như nhìn mờ là dấu hiệu chủ quan và có liên quan tới tác dụng phụ của thuốc. Vì vậy, khi có triệu chứng người bệnh nên ngưng sử dụng.
    • Theo dõi chức năng gan thường xuyên khi sử dụng thuốc.
    • Sử dụng thuốc có thể làm tăng huyết áp hoặc nặng hơn với bệnh nhân huyết áp cao và tăng nguy cơ tim mạch. Vì vậy, để giảm thiểu biến cố, nên dùng liều lượng thấp và sử dụng trong thời gian ngắn.
    • Sử dụng thuốc với trẻ nhỏ, cần được sự tư vấn kĩ lưỡng của bác sĩ, tránh tự ý sử dụng.
    • Không sử dụng thuốc khi đã quá hạn dùng, thuốc có biểu hiện mốc, biến đổi màu sắc.
    • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát.

    11. Các câu hỏi thường gặp về thuốc giảm đau Ibuprofen

    Những câu hỏi dưới đây rất thường gặp ở những người sử dụng thuốc, vì vậy người bệnh có thể tham khảo để biết cách xử lý.

    11.1. Phụ nữ có thai và đang cho con bú có nên sử dụng thuốc không?

    Ibuprofen ức chế co bóp tử cung, làm chậm sinh. Ngoài ra, thuốc cũng gây áp lực phổi dẫn đến suy hô hấp ở trẻ sơ sinh do đóng sớm động mạch tử cung. Vì vậy, ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, thai phụ nên hạn chế sử dụng đối với bất kỳ loại thuốc chống viêm nào.

    Với phụ nữ đang cho con bú, loại thuốc nào vào sữa mẹ rất ít. Tuy nhiên, chuyên gia khẳng định không nên sử dụng Ibuprofen ở phụ nữ đang cho con bú vì có nguy cơ ức chế prostaglandin tiềm tàng ở trẻ sơ sinh.

    11.2.  Người lái tàu, vận hành máy móc có sử dụng được không?

    Thuốc không ảnh hưởng đến lái xe hay vận hành máy móc, không gây buồn ngủ.

    11.3. Làm gì khi sử dụng quá liều?

    Các triệu chứng quá liều như: Đau bụng, buồn nôn, nôn, thờ ơ, cơn co cứng, ức chế thần kinh trung ương, co giật, hạ huyết áp…

    Khi gặp phải những dấu hiệu trên, bạn dừng sử dụng thuốc và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý.

    11.4. Trường hợp quên liều phải làm sao?

    Nếu bạn quên liều, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần tới liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời gian đã lên kế hoạch. Tuyệt đối không sử dụng liều gấp đôi.

    Qua bài viết trên, chắc hẳn chị Trang Hoàn đã có thêm câu trả lời về thuốc Ibuprofen, công dụng, liều lượng và tác dụng phụ. Việc sử dụng thuốc phải có sự hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không nên tự ý sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Ngoài ra, trong trường hợp chống viêm, giảm đau bệnh xương khớp, thay vì sử dụng thuốc tây, người bệnh nên tham khảo sản phẩm thảo dược để đảm bảo an toàn và cho hiệu quả lâu dài.

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo:

    https://go.drugbank.com/drugs/DB01050

    https://adf.org.au/drug-facts/ibuprofen/

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      5+ lý do giúp Viên khớp Tâm Bình được người dân tin dùng 04/04/20
      Sản xuất bởi thương hiệu uy tín, có nguồn gốc từ thảo dược, giá thành hợp lý, hỗ trợ làm…
      Mắc bệnh xương khớp chỉ vì thể dục quá đà 31/08/19
      Tập thể dục, giảm cân… đem lại lợi ích về mọi mặt cho sức khỏe. Tuy nhiên, tập luyện sai…
      Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt – 5 Gợi ý giảm đau tốt nhất 28/07/21
      Các bài thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt được dân gian sử dụng nhiều thay cho…
      [Viêm khớp phản ứng] – Nguyên nhân, điều trị và phòng tránh 25/11/20
      Viêm khớp phản ứng thường gặp ở người trẻ tuổi, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc. Do…
      Xem tất cả bài viết