Thuốc Aspirin: Công dụng và liều lượng ra sao? Có tác dụng phụ không?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Thuốc Aspirin: Công dụng và liều lượng ra sao? Có tác dụng phụ không?

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    09/10/21

    Aspirin là thuốc gì? Liều lượng dùng như thế nào? Có tác dụng phụ gì không? Đây là thắc mắc của nhiều người bệnh khi sử dụng Aspirin. Nếu bạn đang quan tâm về vấn đề này, tham khảo bài viết dưới đây để có thêm thông tin về thuốc.

    5/5 - (224 bình chọn)

    1. Aspirin là thuốc gì?

    Aspirin là một dẫn xuất của acid acetylsalicylic và được phân vào nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs). Đây là loại thuốc giảm đau, hạ sốt và đồng thời có khả năng chống viêm hiệu quả.

    Cũng như các loại thuốc chống viêm không steroid khác, cơ chế hoạt động của Aspirin là ức chế enzyme COX. Từ đó, ức chế sự tổng hợp các chất hóa học gây viêm đau như prostaglandin, thromboxan và các sản phẩm chuyển hóa khác.

    Ngoài ra, Aspirin còn là thuốc được bác sĩ kê đơn, chỉ định với mục đích hạn chế sự hình thành của cục máu đông, ngăn ngừa đau tim và nguy cơ đột quỵ.

    Thuốc Aspirin

    Thuốc Aspirin

    2. Thành phần

    Hoạt chất: Acid acetylsalic

    Ngoài ra còn có tá dược vừa đủ.

    3. Công dụng của Aspirin

    Sau nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã thống kê được Aspirin có những công dụng sau:

    • Giảm các cơn đau ở mức độ nhẹ đến trung bình, đồng thời có tác dụng giảm sốt hiệu quả.
    • Điều trị chứng viêm cấp và mạn tính như: Viêm khớp dạng thấp, viêm khớp dạng thấp thiếu niên, viêm xương khớp, viêm đốt sống dạng thấp.
    • Chống tập kết tiểu cầu.
    • Điều trị và dự phòng một số bệnh lý tim mạch, tai biến mạch máu não.
    • Chống huyết khối đối với hội chứng Kawasaki.
    Công dụng của thuốc Aspirin

    Công dụng của thuốc Aspirin

    Xem thêmViêm khớp dạng thấp – Tham khảo để biết triệu chứng và nguyên nhân từ đâu

    4. Những dạng và hàm lượng của Aspirin

    Những dạng và định lượng của Aspirin gồm có:

    Dạng thuốc HÀM LƯỢNG
    ✅ Viên caplet, thuốc uống 325mg, 500mg
    ✅ Viên caplet, tan trong ruột, thuốc uống 325mg
    ✅ Kẹo cao su, dạng nhai 325mg
    ✅ Viên đặt trực tràng, thuốc đạn 300mg, 600mg
    ✅ Viên nén, thuốc uống 325mg
    ✅ Viên nén, thuốc nhai 81mg
    ✅ Viên nén, tan trong ruột 81mg, 325mg, 650mg

    5. Chỉ định và chống chỉ định

    5.1. Chỉ định sử dụng Aspirin cho những trường hợp nào?

    – Người bị viêm khớp, viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp.

    – Trẻ em, người lớn có biểu hiện sốt cao.

    – Người bị đột quỵ do thiếu mãu não, nhồi máu cơ tim.

    – Trường hợp dự phòng bệnh lý tim mạch, tai biến mạch máu não.

    – Trẻ em mắc hội chứng Kawasaki.

    5.2. Chống chỉ định sử dụng Aspirin

    – Không dùng thuốc cho trường hợp bị hen suyễn, thường xuyên chảy mũi, nghẹt mũi.

    – Trường hợp bị đau dạ dày, hay ợ nóng và có vết loét trong đường tiêu hóa.

    – Người mắc bệnh về máu, nhất là bệnh khó đông máu, máu loãng.

    – Phụ nữ mang thai và cho con bú.

    – Người có tiểu sử mắc bệnh về tim mạch.

    – Người mắc bệnh gan, thận.

    – Không dùng cho người có tiền sử dị ứng với Ibuprofen hoặc naproxen.

    6. Hướng dẫn cách dùng và liều lượng Aspirin

    Người bệnh cần tham khảo chỉ dẫn trên nhãn trước khi sử dụng hoặc tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không tự ý sử dụng hoặc tăng liều.

    6.1. Hướng dẫn cách sử dụng Aspirin

    Ở dạng viên nén: Người bệnh nên uống với nước ấm, nghỉ ngơi tại chỗ 5-10 phút trước khi hoạt động trở lại. Trường hợp dạ dày nhạy cảm, người bệnh có thể sử dụng kèm với sữa hoặc thức ăn. Không nên để bụng rỗng khi uống thuốc.Uống ngay khi bóc, sử dụng với nước lọc.

    Viên nén bao tan trong ruột: Không nghiền hoặc nhai viên thuốc.

    Với thuốc đặt hậu môn: Nên rửa tay sạch sẽ trước và sau khi dùng. Đi vệ sinh trước khi đặt.

    6.2. Liều dùng

    Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và đối tượng sử dụng, bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng phù hợp, cụ thể như sau:

    Sử dụng thuốc Aspirin

    Sử dụng thuốc Aspirin

    6.2.1. Liều dùng với người lớn

    Điều trị các cơn đau của viêm khớp:

    • Viêm cột sống dính khớp, viêm xương khớp, viêm xương khớp dạng thấp, khớp cột sống: Uống 3-4g/ngày, chia làm 3 lần/ngày.
    • Điều trị sốt thấp khớp: 4-6g, dùng 4 lần/ngày.

    Giảm đau, hạ sốt:

    Dùng 300 – 650mg/ ngày, uống cách nhau 4-6 giờ đồng hồ. Liều tối đa là 400mg trong 24h giờ.

    Điều trị các bệnh khác:

    • Trị lupus ban đỏ: 3g/ 1 lần, ngày 3 lần.
    • Điều trị nhồi máu cơ tim: 160 – 162,5mg/ lần/ngày, dùng liên tục trong 30 ngày.
    • Điều trị đột quỵ do thiếu máu não: 50 – 325mg/ngày/ lần.
    • Điều trị đau thắt ngực: 75 – 325mg/ngày/lần.

    6.2.2. Liều dùng Aspirin cho trẻ em

    Trước khi sử dụng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, đặc biệt là với trẻ em dưới 12 tuổi.

    Giảm đau, hạ sốt:

    • Từ 2 đến 11 tuổi: 10 – 15mg x 3 lần/ngày hoặc viên đặt trực tràng 4-6 giờ/ngày.
    • Trẻ từ 12 tuổi trở lên: 325 – 650mg đường uống hoặc viên đặt trực tràng cách nhau 4-6 giờ.

    Điều trị viêm khớp dạng thấp ở thiếu niên:

    • Trẻ từ 2 – 11 tuổi: 60 – 90mg x 3 lần/ngày.
    • Trẻ từ 12 tuổi trở lên: 2,4 – 3,6g, sử dụng 3 lần/ngày.

    Điều trị bệnh Kawasaki:

    • Liều đầu: 60 – 100mg/ngày, hoặc đặt trực tràng 4 liều, sử dụng tối đa 14 ngày.
    • Liều duy trì: 3-5mg/ngày hoặc đặt trực tràng 1 lần/ngày. Sử dụng tối đa 50 ngày.

    Điều trị trẻ đặt van tim nhân tạo:

    • Trẻ dưới 1 tháng tuổi: 1-5mg/ lần/ngày.
    • Trẻ trên 1 tháng tuổi: 6-20mg/lần/ngày.

    7. Tương tác thuốc

    Aspirin có thể gây ra những triệu chứng do tương tác thuốc. Vì vậy, khi sử dụng thuốc, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ tiền sử bệnh lý và những loại thuốc tây mình đang dùng, kể cả thực phẩm chức năng.

    • Thuốc chống đông máu: Warfarin (Coumadin), Heparin; thuốc chẹn beta như Atenolol.
    • Thuốc trị bệnh gút: Probenecid, Sulfinpyrazone.
    • Nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) khác như Naproxen
    • Thuốc trị hen suyễn.
    • Thuốc lợi tiểu, trị bệnh tiểu đường, bệnh viêm khớp.
    • Thuốc tăng nhãn: Acetazolamide, enzyme inhibitors angiotensin-converting.

    8. Sử dụng Aspirin có tác dụng phụ không?

    Trong quá trình sử dụng Aspirin, người bệnh có thể gặp phải những tác dụng phụ sau:

    8.1. Hệ tiêu hóa

    • Tổn thương niêm mạc đường ruột, dạ dày do Aspirin giảm tổng hợp PG, khiến hệ miễn dịch bị suy yếu.
    • Gây loét, thủng dạ dày và đường ruột.

    8.2. Hệ tiết niệu

    • Rối loạn chức năng tiểu cầu thận dẫn đến viêm thận, suy thận cấp…
    • Gây sạn thận, sỏi thận, gout do giảm acid uric qua đường nước tiểu.

    8.3. Hệ thần kinh

    • Tâm trạng thay đổi thất thường
    • Không kiểm soát được lời nói
    • Mất ý thức
    • Co giật

    8.4. Tác dụng phụ thường gặp khác

    • Buồn nôn, nóng rát bụng, ợ nóng.
    • Ù tai, xuất huyết tiêu hóa, phân đen hoặc ra máu.
    • Nhiễm độc gan, chóng mặt, mệt mỏi.
    • Mờ mắt, buồn ngủ.

    9. Mua Aspirin ở đâu? Giá bao nhiêu?

    Aspirin là thuốc được sử dụng phổ biến, vì vậy, người bệnh có thể mua tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

    Tùy thuộc vào các loại thuốc mà giá bán có thể khác nhau. Trong đó, 3 loại thuốc dạng vỉ được dùng phổ biến có giá bán như sau:

    • Aspirin 81mg, hộp đóng gói 10 vỉ x 10 viên có giá 170.000 đồng/hộp.
    • Aspirin 100mg, hộp 3 vỉ x 10 viên, có giá bán 180.000 đồng/hộp.
    • Aspirin 500mgpH8 bao phim tan trong ruột, có giá 18.000 đồng/ hộp 5 vỉ x 10 viên và 36.000 đồng/hộp 10 vỉ x10 viên.

    Lưu ý: Mức giá trên chỉ là tham khảo, giá thay đổi tùy từng thời điểm.

    10. Lưu ý gì khi sử dụng Aspirin?

    Những câu hỏi dưới đây cũng là lưu ý mà người bệnh cần phải biết trong quá trình sử dụng Aspirin. Cụ thể:

    10.1. Lưu ý khi sử dụng

    • Không tự ý sử dụng mà cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.
    • Khi uống thuốc không nên nhai hoặc nghiền nát, điều này có thể khiến thuốc có tác dụng ngay, tăng tác dụng phụ.
    • Liều lượng và thời gian sử dụng phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh và tư vấn của bác sĩ.
    • Thận trọng khi cho trẻ em sử dụng thuốc Aspirin.

    10.2. Phụ nữ mang thai và đang cho con bú có sử dụng được Aspirin không?

    Aspirin có công dụng ức chế prostaglandin. Hoạt chất này đóng vai trò trong việc đóng ống động mạch. Trường hợp đóng ống động mạch sớm trong tử cung có thể gây tăng huyết áp, suy hô hấp sơ sinh nghiêm trọng. Đồng thời, ức chế co bóp tử cung gây trì hoãn quá trình chuyển dạ.

    Phụ nữ mang thai có nên sử dụng Aspirin

    Phụ nữ mang thai có nên sử dụng Aspirin?

    Ngoài ra, Aspirin còn ức chế kết tập tiểu cầu ở mẹ và thai nhi, tăng nguy cơ chảy máu ở cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, không sử dụng thuốc này với phụ nữ mang thai 3 tháng cuối thai kỳ.

    Với phụ nữ đang cho con bú, liều lượng bình thường có ít nguy cơ gây ra tác dụng phụ đến trẻ bú sữa mẹ. Vì vậy, cần cân nhắc trước khi sử dụng.

    10.3. Trường hợp sử dụng quá liều phải làm sao?

    Trường hợp sử dụng quá liều và có triệu chứng nghiêm trọng như bất tỉnh, khó thở cần đưa đi cấp cứu kịp thời.

    Với những người sử dụng thuốc thường xuyên ở liều cao, nên thực hiện xét nghiệm chức năng gan và thận. Qua đó, có thể theo dõi tiến trình sức khỏe và tác dụng phụ.

    10.4. Bảo quản thuốc

    • Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi trong nhà.
    • Không nên để thuốc ở nơi ẩm ướt như phòng tắm hoặc nơi có ánh sáng mặt trời chiếu vào trực tiếp.
    • Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ tốt nhất là dưới 30 độ C.

    Aspirin có hiệu quả trong việc giảm đau, hạ sốt, điều trị các bệnh lý về xương khớp như: viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp… Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, người bệnh nên tìm hiểu kĩ trước khi sử dụng.

    Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm Aspirin, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Thuốc đau nhức xương khớp cho người già – Tham khảo 6 loại cơ bản 14/08/23
      Đau nhức xương khớp thường song hành cùng tuổi già. Những loại thuốc đau nhức xương khớp cho người già…
      Mách bạn [10+] cách chữa viêm đa khớp bằng thuốc nam hiệu quả tại nhà 10/11/20
      Chữa viêm đa khớp bằng thuốc nam có hiệu quả không, chữa thế nào cho đúng và có những cách…
      Khám đau vai gáy ở đâu thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội – 15 địa chỉ uy tín 12/06/23
      Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là nơi có nhiều cơ sở khám chữa đau vai gáy chất…
      Đau cơ liên sườn là gì? Nguyên nhân và cách giảm đau hiệu quả 31/07/19
      Đau cơ liên sườn mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến…
      Xem tất cả bài viết