[Bệnh viêm khớp]: Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị và lưu ý
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    [Bệnh viêm khớp]: Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị và lưu ý

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Vũ Thị Hương

    21/11/20

    Bệnh viêm khớp có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như teo cơ, biến dạng các khớp nếu không được điều trị kịp thời. Do vậy, để biết bạn có đang gặp phải tình trạng này hay không, hãy tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây để hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng, các loại viêm khớp thường gặp và cách điều trị phù hợp nhé!

    4.9/5 - (14 bình chọn)

    1. Bệnh viêm khớp là gì? 

    Viêm khớp là gì

    Viêm khớp là tình trạng phổ biến thường gặp.

    Viêm khớp là tình trạng đau, sưng ở một hoặc nhiều khớp bất kỳ trên cơ thể, có thể kèm theo cứng khớp và tăng nặng hơn ở người cao tuổi. Viêm xương khớp khiến lớp sụn – một mô cứng, trơn bao bọc đầu khớp bị tổn thương, từ đó dẫn đến tình trạng viêm gây đau, sưng khớp.

    Bệnh viêm khớp có thể hình thành và bùng phát tại các khớp như: khớp cổ tay; khớp cổ chân; khớp đầu gối… có thể có tính đối xứng.

    Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, viêm khớp là một bệnh lý khá phổ biến mà theo số liệu điều tra cứ 100 người trưởng thành thì có từ 2-5 người bị mắc bệnh. Có đến hơn 100 loại viêm khớp khác nhau. Vì vậy người bệnh cần chú ý chủ động theo dõi sức khỏe của mình.

    2. Các triệu chứng viêm khớp

    triệu chứng

    Viêm khớp cấp và mạn tính đều có nhiều dấu hiệu đặc trưng.

    Teo cơ, khớp bị biến dạng, thậm chí là bị bại liệt đều là những biến chứng do bệnh viêm khớp gây ra. Vì thế, để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Người bệnh cần nắm bắt được các triệu chứng của bệnh.

    Hiện, viêm khớp được chia ra làm 2 cấp độ, mỗi cấp độ của bệnh sẽ có các triệu chứng khác nhau.

    2.1. Triệu chứng viêm khớp cấp tính

    Viêm khớp cấp tính là giai đoạn đầu khởi đầu của bệnh với nhiều chuyển biến phức tạp.

    Dấu hiệu đặc trưng của viêm khớp cấp tính gồm:

    • Các khớp bị sưng tấy đỏ.
    • Khi sờ vào sẽ cảm thấy nóng, đồng thời người bệnh sẽ bị đau.

    Trường hợp bệnh nhân bị viêm khớp cấp tính ở mức độ nặng, ngoài các triệu chứng kể trên thì tại các khớp còn xuất hiện mủ.

    2.2. Dấu hiệu của viêm khớp mãn tính 

    Bệnh viêm khớp cấp tính không được điều trị sớm, chế độ sinh hoạt hàng ngày không khoa học. Bệnh sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn mãn tính với các dấu hiệu:

    triệu chứng BIỂU HIỆN CỤ THỂ
    Cứng khớp vào buổi sáng ⭐ Thường xuất hiện vào sáng sớm sau khi người bệnh ngủ dậy kèm theo đó là tiếng kêu răng rắc, lạo xạo khi di chuyển.
    ✅ Đau khớp

     

    ⭐ Có người đau vừa phải nhưng có người vừa đau nhức kèm theo nóng ran tại các khớp. Triệu chứng này có thể mất sau một vài ngày tuy nhiên thường xuyên lặp lại.
    ✅ Khớp bị viêm, sưng tấy ⭐ Các vị trí đau khớp có kèm theo viêm và sưng tấy, thường xảy ra về đêm hoặc khi hoạt động mạnh.
    ✅ Khớp bị biến dạng ⭐ Các tổ chức tại khớp bị viêm và bị bào mòn khiến biến dạng khớp.
    ✅ Khó hoặc không thể vận động được ⭐ Khi lớp sụn bị bào mòn sẽ cản trở xương hoạt động trơn tru, thậm chí không thể cử động được.
    ✅ Cơ bắp yếu ⭐ Xương khớp không còn giữ được độ đàn hồi ban đầu làm cho hệ thống dây chằng và cơ quanh khớp cũng bị suy yếu, đặc biệt các cơ gần đầu gối là vị trí dễ suy yếu.

    3. Nguyên nhân gây viêm khớp

    nguyên nhân gây nên tình trạng khớp bị viêm

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm khớp như tuổi tác, vận động…

    Theo như nghiên cứu của các chuyên gia: Bệnh viêm khớp do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó có thể kể đến các nguyên nhân chính sau:

    3.1. Nguyên nhân do tuổi tác

    Đây là nguyên nhân cơ bản gây nên các bệnh xương khớp, trong đó có bệnh viêm khớp.

    Tuổi cao đồng nghĩa với việc các tế bào xương trở nên lão hóa, các khớp không còn khả năng tiết dịch. Gây nên tình trạng khớp bị khô, xương trở nên giòn và dễ gãy hơn.

    3.2. Đau khớp do dây chằng bị tổn thương

    Dây chằng có khả năng co giãn, giúp cho việc vận động, di chuyển của con người trở nên dễ dàng. Một khi dây chằng bị kéo căng quá mức, độ đàn hồi sẽ không còn.

    Bên cạnh đó, trong quá trình lao động nếu bạn bị tai nạn hoặc va đập mạnh sẽ khiến cho dây chằng bị tổn thương. Thậm chí là bị đứt không thể kết nối lại được với các khớp xương. Khiến các khớp ở cổ tay, cổ chân bị đau nhức.

    3.3. Viêm khớp do giới tính

    Vốn dĩ cơ bắp của nam giới có khả năng phản ứng với các dây thần kinh nhanh hơn nhiều lần so với nữ giới. Vì thế, chị em thường mắc bệnh viêm khớp cao hơn so cánh mày râu.

    3.4. Các khớp bị thoái hóa

    Khi các khớp bị thoái hóa sẽ khiến độ trơn tru, độ đàn hồi ở các mô sụn bị suy giảm. Làm cho các khớp xương trên cơ thể dễ bị thoái hóa.

    3.5. Tổn thương ở sụn khớp

    Các khớp trong cơ thể được bảo vệ bởi một lớp sụn. Nếu như lớp sụn khỏe mạnh, các khớp xương sẽ di chuyển một cách bình thường. Nhưng nếu lớp sụn bị suy giảm sẽ khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ bị viêm khớp.

    Khi bị viêm khớp, các lớp sụn sẽ bị vỡ và bào mòn mạnh dẫn tới hiện tượng chà xát, gây nên sưng, viêm, đau nhức ở một số khớp.

    4. Các loại viêm khớp và tình trạng

    Hiện nay bệnh viêm khớp có hơn 100 loại khác nhau. Tuy nhiên các bệnh viêm khớp dưới đây là phổ biến và thường gặp nhất:

    các loại viêm khớp

    Có tới hơn 100 loại viêm khớp khác nhau tuy nhiên một số bệnh viêm khớp thường gặp gây ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh.

    4.1. Viêm khớp thoái hóa

    Viêm khớp thoái hóa là loại bệnh viêm khớp phổ biến nhất hiện nay. Bệnh thường gặp ở những người từ 40 tuổi trở lên.

    Nguyên nhân là do:

    • Người bệnh bị chấn thương trong sinh hoạt hàng ngày
    • Hoặc do các bệnh lý như bệnh gút gây ra.

    Dấu hiệu của bệnh:

    • Người bệnh bị đau tại một hoặc nhiều khớp
    • Tại các khớp như cổ tay, đầu gối, cổ chân, vùng xương hông; xương sống sẽ bị sưng nề và co cứng.

    4.2. Viêm khớp dạng thấp 

    Là bệnh lý thường bắt gặp ở những người đang trong độ tuổi từ 40- 50 tuổi. So với nam giới thì nữ giới dễ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp hơn.

    Nguyên nhân là do hệ miễn dịch để chống lại các tế bào mô ở xung quanh khớp bị ảnh hưởng.

    Người bệnh có thể nhận biết bệnh thông qua các dấu hiệu như:

    • Sốt nhẹ
    • Toàn thân bị đau nhức.
    • Các khớp bị sưng, tấy đỏ, kèm theo triệu chứng đau.
    • Ngoài ra, trên da của người bệnh còn xuất hiện nhiều nốt ở dưới da.

     4.3. Bệnh Gout

    Bệnh gout hay còn được gọi là “bệnh nhà giàu” – một bệnh lý dạng viêm khớp thường gặp ở cánh mày râu. Bệnh xảy ra do sự rối loạn chuyển hóa trong cơ thể dẫn tới tình trạng axit uric không được đào thải ra bên ngoài, khiến các tinh thể muối urat bị lắng đọng tại khớp xương. Dấu hiệu đặc trưng bao gồm:

    • Các cơn đau xuất hiện đột ngột về đêm và chấm dứt trong vòng 3-10 ngày
    • Ngón chân bị sưng và phù nề
    • Phần da tại chỗ bị sưng căng bóng tấy đỏ và nóng
    • Có thể bị xung huyết tại các vị trí khớp không bị viêm khác.

    4.4. Viêm khớp nhiễm khuẩn 

    Đây là bệnh lý do vi khuẩn có trong máu hoặc ở gần các khớp xâm nhập vào gây viêm khiến các khớp xương bị tổn thương. Các vị trí dễ gặp nhất là ở khớp gối, mắt cá chân, hông, cổ tay, khuỷu tay và vai.

    Cả trẻ em và người lớn đều có nguy cơ mắc viêm khớp nhiễm khuẩn.

    4.5. Viêm cột sống dính khớp 

    Đây là bệnh lý có khả năng gây tổn thương đến hệ xương khớp, cơ bắp và dây chằng cột sống.

    Bên cạnh đó, tại các vị trí như mắt cá chân và các khớp lớn khác sẽ bị đau và sưng.

    4.5. Thoái hóa đốt sống cổ

    Là bệnh lý khiến người bệnh bị đau nhức tại các khớp xương ở vùng cổ. Bệnh nếu như không được điều trị sớm, người bệnh sẽ bị đau và cứng các khớp.

    >> Tìm hiểu thêm: Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc nam cực kỳ hiệu nghiệm

    5. Chẩn đoán bệnh viêm khớp

    Ngoài việc dựa vào các triệu chứng điển hình của bệnh. Bệnh viêm khớp còn được chẩn đoán bằng các cách sau:

    Người bệnh đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết như: xét nghiệm máu.

    Khi đã có kết quả, căn cứ vào đó bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm thêm các xét nghiệm cần thiết khác để xác định chính xác diện bệnh mà bạn mắc phải.

    Bên cạnh đó bệnh viêm khớp còn được chẩn đoán thông qua phương pháp quét hình ảnh như: Chụp Xquang, MRI và CT. Loại hình chẩn đoán này sẽ giúp bác sĩ quan sát một cách chuẩn xác về hệ thống xương khớp cũng như các mô sụn trong cơ thể của người bệnh. Từ đó sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

    6. Điều trị viêm khớp như thế nào?

    Với mỗi giai đoạn phát triển của bệnh xương khớp, người bệnh sẽ được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Cụ thể:

    6.1. Điều trị bằng thuốc Tây

    Căn cứ vào nguyên nhân, triệu chứng của bệnh, cũng như thể trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc điều trị bệnh viêm khớp phù hợp.

    Hiện, bệnh viêm khớp đang được điều trị bằng các loại thuốc sau:

    • Thuốc giảm đau
    • Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs).
    • Steroid để giảm viêm
    • Thuốc ức chế miễn dịch
    • Menthol hay kem capsaicin

    Các loại thuốc kể trên có hiệu quả trong việc giảm đau, giảm viêm, làm giảm các triệu chứng của bệnh một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc này đều có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa… nhất là khi dùng thời gian dài. Vì thế, để đảm bảo sức khỏe của mình trong thời gian sử dụng thuốc. Người bệnh nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không bỏ điều trị giữa chừng cũng như tự ý mua thuốc về điều trị.

    6.2. Điều trị bằng phẫu thuật

    Phẫu thuật áp dụng cho bệnh nhân bị viêm khớp ở mức độ nặng hoặc người bệnh sử dụng thuốc nhưng không mang lại hiệu quả. Với hình thức phẫu thuật, người bệnh sẽ được thay thế các khớp cũ, khớp bị viêm bằng các khớp nhân tạo. Thường những bệnh nhân bị viêm khớp ở hông hoặc ở đầu gối sẽ được áp dụng phương pháp này.

    Với những bệnh nhân mà bị đau khớp ở ngón tay, ngón chân….mức độ nặng, bác sĩ sẽ tiến hành hợp nhất các khớp lại với nhau. Tức là các khớp của người bệnh sẽ được khóa lại cho đến khi các khớp tự lành và hợp nhất làm một.

    6.3. Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu

    Ngoài các phương pháp kể trên, người bệnh có thể khắc phục tình trạng đau nhức của mình bằng phương pháp vật lý trị liệu.

    Đây là phương pháp áp dụng tất cả các động tác để tác động lên các khớp bằng dụng cụ chuyên khoa như gậy; nạng; châm cứu….

    Tác dụng của phương pháp vật lý trị liệu:

    • Giảm co thắt giữa các cơ
    • Hạn chế tình trạng đau nhức ở các khớp xuống mức thấp nhất
    • Tăng cường khả năng vận động cho người bệnh
    • Gia tăng lực ở các cơ
    • Ngăn ngừa hiện tượng biến dạng ở các khớp.

    7. Lưu ý của chuyên gia

    PGS.TS Nguyễn Huy Oánh – Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Dược Hà Nội cho biết: Viêm khớp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hại khó lường. Vì thế, để bảo vệ sức khỏe cho mình người bệnh cần có biện pháp tránh bệnh hiệu quả:

    • Duy trì cân nặng ở mức độ ổn định
    • Tập luyện thể dục thường xuyên
    • Xây dựng cho bản thân một chế độ dinh dưỡng phù hợp khoa học
    • Uống đủ nước hàng ngày
    • Vận động nhẹ nhàng, hạn chế gây tổn thương đến hệ thống xương khớp hoặc các mô sụn
    • Tránh stress kéo dài
    • Không nên ngồi lâu một chỗ, nên có sự vận động

    Trên đây là những thông tin xoay quanh về bệnh viêm khớp. Hi vọng các bạn đã nắm bắt được nguyên nhân, cũng như triệu chứng của bệnh. Từ đó có biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả và an toàn. Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ qua hotline 0865 344 349 để được tư vấn, giải đáp.

    Video đề xuất:

    XEM THÊM: 

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Viên khớp Tâm bình

    Tìm hiểu thêm

    6 bình luận cho “[Bệnh viêm khớp]: Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị và lưu ý”

    1. Dũng viết:

      NGUYỄN CẢNH DŨNG
      32 TUỔI
      CAO 1M6 – NẶNG 53-54KG

      1: VỀ CHÂN:
      _ Từ bàn chân lên khớp háng, mông luôn có cảm giác khó chịu khó tả..khi ngồi lâu hay nằm thì bị nặng hơn, lâu lâu phải dậy đi lại, đấm bóp, căng cơ thì mới chịu đk. Chân trái nặng hơn.
      _ khớp chân: yếu, hơi vướng và hơi đau nhất là khi chạy nhảy, đi lại nhìu.
      _ Phía dưới mắt cá chân phải phía trong có 1 cục sưng nhỏ, đau và sưng to hơn khi đi lại, chạy nhảy nhìu.
      _ ở cẳng chân: chỉ bóp nhẹ cũng thấy đau ở phần gân, đau hơn khi chạy nhảy, cảm giác yếu, hơi khó trụ bằng 1 chân, hay khi ngồi xổm.
      _ đầu gối và khớp háng yếu, hơi mỏi và thấy rảo rảo
      2 VỀ TAY:
      _ tay trái ngón giữa khớp dưới cùng cũng có nổi 1 cục nhỏ, đè vào hơi đau.
      _tay phải: khớp cổ tay và ngón tay cái rất dễ bị chấn thương..nhìu lúc chống tay nhẹ cũng bị.

      3 VAI GÁY: hay bị đau vai gáy, sái cổ…

      4 ==>> : các khớp ngón tay, ngón chân, cổ tay cổ chân, khớp gối, khớp háng, vai gáy đều bị yếu, nghe kêu rảo rảo, dễ bị đau, dễ bị chấn thương.

      5 MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG NGOÀI KHỚP:
      + dạ dày: đau dạ dày
      + mắt: nhìn không rõ bằng mọi người, về chiều hơi mờ
      + ngủ:
      _ từ nhỏ giờ khó ngủ, ngủ ít, ngủ không sâu giấc, khi ngủ là nằm mơ từ đầu đến hết giấc ngủ.
      _đặc biệt 4 tháng nay mất ngủ triền miên. Cả ngày và đêm chỉ ngủ được 1 – 3 tiếng. Có đêm không ngủ được.
      Nếu ngủ được thì ngủ lơ mơ tầm 20-30 phút thì tỉnh, rồi nằm gắng mãi mới ngủ lại được, xong 20-30 phút lại thức..cứ như vậy cả đêm..
      =>>thời gian mất ngủ này thấy bệnh khớp như kể trên trở nên nặng hơn..

      6 CÔNG VIỆC:
      _ Hiện tại con đang làm xây dựng ở nhật bản.
      _ chiều tối về có tập thể hình, chống đẩy…

      7 KÍNH MONG ĐƯỢC GIÚP ĐỠ

      • Chào bạn Dũng, triệu chứng bệnh xương khớp của bạn gợi ý nhiều đến thoái hoá khớp có thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh. Bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám chính xác và điều trị sớm nhằm tránh bệnh gây ra biến chứng và các tổn thương khó hồi phục. Bạn cũng nên lưu ý chế độ ăn đúng giờ giấc, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết, tránh uống nhiều rượu bia, về tập thể hình nếu xương khớp của bạn đang yếu bạn chỉ nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ… tránh vận động nặng quá mức càng làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh. Chúc bạn sức khoẻ
        Thân!

    2. Phuong viết:

      Mình cũng bị như vậy xin hỏi bs bị như vây thì lên đi viện nào điều trị cho khỏi

      • Chào bạn, việc điều trị khỏi hay không còn tùy theo căn bệnh cụ thể mà bạn đang mắc phải, có 1 số bệnh lý xương khớp cũng gây ra viêm khớp nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn, ví dụ như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, gout… Vì vậy điều cần nhất là bạn đến khám ở cơ sở y tế để biết được chính xác tình trạng bệnh lý cũng như nguyên nhân gây bệnh, từ đó sẽ có phương pháp điều trị hợp lý, điều trị tận gốc vấn đề để phòng biến chứng và tránh tái phát. Bạn có thể đến khám chuyên khoa cơ xương khớp ở những bệnh viện tuyến huyện, tỉnh nếu bạn sống ở tỉnh; nếu bạn ở các thành phố lớn có thể tham khảo các bệnh viện trung ương…
        Chúc bạn sức khỏe!

    3. Nguyễn anh nam viết:

      Mình là nam 21 tuổi mình bị đau khớp cổ chân dc 3 tuần…mới đầu nhẹ nên chỉ cảm thấy hơi nhói khi quay xoay chân qua trái và phải đến tuần gần nhất mình bị cứng khớp vào mỗi buổi sáng và rất đau phải mất 1 lúc mới giãn khớp để di chuyển dc

      • Chào bạn, không biết bạn có tiền sử bị chấn thương ở cổ chân hoặc hay phải di chuyển nhiều, mang vác nặng không? Tình trạng của bạn chỉ diễn ra ở 1 chân hay cả 2 chân? Với các triệu chứng của bạn có thể do thoái hóa và khô dịch gây hạn chế và đau nhức khi cử động.
        Bạn có thể Bổ sung thêm các thực phẩm chứa Glucosamin, Chondroitin, Omega-3… để giúp hỗ trợ tăng chất dịch cho khớp cử động nhé. Một số thực phẩm bạn có thể ăn như bơ, hạt óc chó, hạnh nhân, rau cải, xương ống…
        Nếu tình trạng nặng lên thì bắt buộc phải dùng thuốc để điều trị, bạn có thể đến chuyên khoa cơ xương khớp ở các bệnh viện uy tín để được chụp xem xét mức độ tổn thương khớp từ đó bác sĩ sẽ kê đơn phù hợp.
        Chúc bạn sức khỏe!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Rau dền gai chữa gai cột sống – “Bật mí” 5 cách sử dụng 25/01/21
      Rau dền gai chữa gai cột sống là một phương pháp lâu đời. Tuy nhiên, công dụng thực sự và…
      Võng lưng là gì? Nguyên nhân, điều trị và cách phòng tránh 14/02/23
      Võng lưng không chỉ gây mất thẩm mĩ mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, nhiều…
      12 bài tập yoga chữa đau thắt lưng ĐÚNG CHUẨN từ chuyên gia 24/09/19
      Đau thắt lưng là hiện tượng phổ biến, có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính. Các cơn…
      Hội chứng ống cổ tay là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả 05/09/19
      Hội chứng ống cổ tay dù không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng gây nhiều khó khăn trong vận động…
      Xem tất cả bài viết