Viêm đại tràng ở trẻ em gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của bé. Bố mẹ cần phát hiện kịp thời các triệu chứng để sớm có phương án kiểm soát và điều trị bệnh phù hợp. Thông thường các phương pháp điều trị viêm đại tràng cho trẻ sẽ có phần khác với phương pháp điều trị ở người lớn.
- 11+ cách chữa viêm đại tràng tại nhà hiệu quả bất ngờ
- Viêm đại tràng thể táo bón: Nguyên nhân và cách chữa trị
- Viêm đại tràng thể lỏng là gì? Triệu chứng và cách điều trị ra sao?
1. Viêm đại tràng ở trẻ em là gì?
Cũng như người lớn, viêm đại tràng ở trẻ em là tình trạng viêm nhiễm ở ruột già, có thể phát triển theo nhiều mức độ khác nhau, từ viêm niêm mạc cho đến tổn thương toàn bộ đại tràng. Bệnh thường kéo dài và có thể tái phát triệu chứng nhiều lần, ảnh hưởng tới việc hấp thu các chất dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ.
Trẻ có thể mắc viêm đại tràng từ khi rất nhỏ. Tuy nhiên, nhiều trường hợp triệu chứng bệnh không rõ ràng nên bố mẹ không phát hiện ra bệnh kịp thời, gây nên những biến chứng nguy hiểm và làm ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ sau này.
➥ Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần chuẩn bị cho mình đầy đủ các kiến thức liên quan đến bệnh viêm đại tràng ở trẻ để chủ động trong quá trình điều trị cũng như phòng ngừa bệnh cho con mình.
: Viêm đại tràng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả
2. Nguyên nhân
Các nghiên cứu khoa học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng ở trẻ em là gì. Tuy nhiên, họ cho rằng bệnh lý này có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân như sau:
2.1. Chế độ ăn uống không hợp lý
Đa số các bậc cha mẹ đều muốn con mình ăn thật nhiều vì nghĩ như thế là tốt cho sự phát triển của bé. Ngoài ra, trong quá trình ăn uống, bé chạy nhảy nhiều cũng là tác nhân khiến đại tràng và dạ dày của bé tổn thương nghiêm trọng.
2.2. Do nhiễm khuẩn
Tương tự người trưởng thành, khi trẻ bị nhiễm các loại vi khuẩn và nấm đường ruột cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị viêm đại tràng. Khi đường ruột bị nhiễm khuẩn sẽ khiến đại tràng bị tổn thương gây nên các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, táo bón,…
2.3. Do lạm dụng kháng sinh
Các loại thuốc kháng sinh dùng khi trẻ bị ho, sốt,… có thể gây tác dụng phụ không mong muốn cho hệ tiêu hoá của trẻ. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh hiện nay vẫn lạm dụng những loại thuốc này khiến trẻ mắc các bệnh về đường tiêu hoá. Trong đó có viêm đại tràng.
2.4. Căng thẳng, áp lực
Không chỉ người lớn mà trẻ nhỏ đôi khi cũng gặp phải nhiều căng thẳng, áp lực đến từ việc học hành, thi cử. Lúc này, hệ vi khuẩn đường ruột của trẻ làm việc kém hiệu quả hơn, khiến trẻ dễ mắc viêm đại tràng.
2.5. Di truyền
Theo thống kê, có khoảng 20% các trường hợp viêm đại tràng ở trẻ em bắt nguồn từ yếu tố di truyền. Trẻ sẽ có nguy cơ cao bị viêm đại tràng nếu trong gia đình cũng có người mắc bệnh.
3. Triệu chứng viêm đại tràng ở trẻ em
Các triệu chứng viêm đại tràng ở từng trẻ có thể khác nhau. Biểu hiện như thế nào còn tuỳ thuộc vào nguyên nhân mà trẻ mắc bệnh. Tuy nhiên, đa phần sẽ có những dấu hiệu giúp cha mẹ dễ dàng nhận biết như:
- Trẻ bị tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần trong ngày, có thể có một ít máu.
- Thường xuyên quấy khóc do đau bụng, đầy bụng.
- Mệt mỏi, sụt cân, bỏ ăn.
- Trẻ bị táo bón kéo dài, phân màu đen lẫn nhầy máu.
- Trẻ bị suy dinh dưỡng do không hấp thụ được chất dinh dưỡng.
4. Chẩn đoán viêm đại tràng ở trẻ em
Để xác định bé có bị viêm đại tràng hay không, bác sĩ sẽ dựa trên nhiều xét nghiệm khác nhau như:
- Xét nghiệm máu: Kiểm tra nồng độ hồng cầu, bạch cầu trong máu, nếu thấy hồng cầu thấp có thể là thiếu máu, lượng bạch cầu cao có thể là dấu hiệu hệ miễn dịch có vấn đề.
- Xét nghiệm phân: Kiểm tra sự hiện diện của máu, vi khuẩn lạ và ký sinh trùng.
- Nội soi đại tràng: Kiểm tra dấu hiệu của tổn thương và viêm nhiễm.
- Chụp X-quang có chất cảm quang để biết được tình trạng bên trong đại tràng của trẻ.
5. Biến chứng của viêm đại tràng ở trẻ em
Một số biến chứng có thể gặp khi trẻ bị viêm đại tràng:
- Mất nước do tiêu chảy liên tục.
- Tắc ruột, chảy máu đại tràng.
- Không hấp thụ được chất dinh dưỡng dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng.
- Sức đề kháng kém do sử dụng thuốc điều trị lâu dài
Trẻ còn bé đã bị viêm đại tràng sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới chức năng của đại tràng sau này. Một số trường hợp nghiêm trọng, trẻ mắc bệnh nhưng không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới ung thư, thậm chí là tử vong.
6. Điều trị viêm đại tràng ở trẻ em
Các phương pháp điều trị viêm đại tràng ở trẻ em cũng hướng nhiều tới điều trị về mặt triệu chứng. Nhìn chung, ngay khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám và điều trị càng sớm càng tốt.
6.1. Sử dụng thuốc điều trị triệu chứng
Sử dụng các loại thuốc Tây được xem là cách nhanh nhất giúp trẻ giảm các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, táo bón,… do viêm đại tràng gây ra. Một số loại thuốc được sử dụng có thể kể đến như:
- Thuốc chống viêm: Mesalamine, Sulfasalazine…
- Thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn: Metronidazole, Biseptol, Vancomycine…
- Thuốc nhuận tràng khi bị táo bón: Bisacodyl, Docusate sodium…
- Thuốc cầm tiêu chảy: Loperamide…
Việc sử dụng thuốc Tây cho hiệu quả nhanh chóng nhưng dễ gây nhiều tác dụng phụ cho trẻ. Các phụ huynh chỉ sử dụng thuốc cho trẻ khi có sự chỉ định từ bác sĩ.
6.2. Phẫu thuật
Hầu hết trẻ em bị viêm đại tràng không cần phẫu thuật. Tuy nhiên đối với những trẻ bị viêm đại tràng ở giai đoạn nặng, việc sử dụng thuốc không mang lại kết quả, lúc này bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ một phần đại tràng bị viêm loét nặng.
Tuy nhiên, phương pháp này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và ảnh hưởng tới sinh hoạt cũng như tâm lý của trẻ sau này. Mặt khác nếu sau khi cắt bỏ, bệnh không hết, viêm đại tràng vẫn có thể xuất hiện ở phần đại tràng còn lại nên rất hiếm được thực hiện.
7. Cách chăm sóc trẻ khi bị viêm đại tràng
Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị, các bậc phụ huynh cần xây dựng cho trẻ chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để giúp trẻ cải thiện bệnh nhanh chóng cũng như phòng ngừa bệnh trở lại. Đặc biệt, với những trường hợp bệnh nhẹ, nếu chăm sóc đúng cách, có thể giúp bé thoát được bệnh viêm đại tràng.
- Ăn đúng bữa, chia nhỏ bữa ăn, tránh để trẻ ăn quá no.
- Tránh các thực phẩm tươi sống, hạn chế chiên rán, đồ ăn nhanh, đồ ngọt.
- Cho trẻ ăn thêm sữa chua để kích thích tiêu hoá.
- Động viên trẻ uống nhiều nước.
- Bổ sung thêm rau xanh, trái cây tươi vào chế độ ăn hàng ngày của trẻ.
- Khuyến khích trẻ tập thể dục thể thao nhẹ nhàng để tăng cường sức khoẻ và hệ miễn dịch.
- Tránh để trẻ bị áp lực, căng thẳng.
Ngay khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám – kiểm tra tình trạng. Hãy luôn trao đổi với bác sĩ phương pháp điều trị và phòng ngừa viêm đại tràng ở trẻ.
XEM THÊM:
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Viêm đại tràng ở trẻ em
https://www.healthline.com/health/ulcerative-colitis-in-children
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Nguyễn Minh HoàngTốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.
Bé nhà mh hơn 3 tuổi hay đau bụng, đi khám chụp xquang bs bảo bị đại tràng, nhưng k kê thuốc bảo chỉ cần uống men tiêu hoá.
Mh cho uống nhưng giờ bé vẫn hay kêu đau. Nhờ bs tư vấn ạ!
Chào bạn, không biết kết quả chụp xquang có phát hiện tổn thương niêm mạc đại tràng (viêm, loét) không? Nếu không phát hiện tổn thương tức tình trạng do rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, rối loạn chức năng của đại tràng kết hợp với tình trạng cháu còn nhỏ bác sĩ có thể dùng men tiêu hóa hoặc men vi sinh để hỗ trợ điều hòa chức năng tiêu hóa và giảm nhẹ triệu chứng bệnh bạn nhé. Ngoài ra cũng nên lưu ý chế độ sinh hoạt cho cháu:
– Ăn đúng bữa, chia nhỏ bữa ăn, tránh để trẻ ăn quá no.
– Tránh các thực phẩm tươi sống, hạn chế chiên rán, đồ ăn nhanh, đồ ngọt.
– Cho trẻ ăn thêm sữa chua để kích thích tiêu hoá.
– Động viên trẻ uống nhiều nước.
– Bổ sung thêm rau xanh, trái cây tươi vào chế độ ăn hàng ngày của trẻ.
– Khuyến khích trẻ tập thể dục thể thao nhẹ nhàng để tăng cường sức khoẻ và hệ miễn dịch.
– Tránh để trẻ bị áp lực, căng thẳng.
Chúc bạn và cháu luôn mạnh khỏe!
Chào BS.bé nhà em 8tuổi. Dạo này hay kêu đau bụng lúc thì k đi cầu được, lúc thì bị chảy.đau thường xuyên,có khi vài ngày mới đi cầu… Đi khám bs bảo bí viêm đường ruột, nhiễm khuẩn đường ruột, cho thuốc uống đỡ vài ngày rồi lại đau tiếp. BS tư vấn với ạ
Chào bạn, tình trạng của bé sau khi điều trị đã tái khám kiểm tra lại chưa? Với các trẻ nhỏ, tình trạng viêm đường ruột, nhiễm khuẩn đường ruột thường có thể do virus, vi khuẩn, kí sinh trùng…gây ra. Để phòng ngừa và hạn chế tình trạng này, bạn nên lưu ý:
– Hướng dẫn bé giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là tay của bé. Trước khi ăn cần rửa tay để đảm bảo không nhiễm khuẩn.
– Nấu các món ăn mềm, dễ tiêu hóa, hấp thu, chia nhỏ bữa ăn trong ngày nếu cần
– Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, các đồ ăn uống kích thích
– Khuyến khích bé uống nhiều nước và chia làm những ngụm nhỏ trong ngày để làm loãng thức ăn
– Không nên ép trẻ ăn quá no. Nên bổ sung thêm các thực phẩm có vi khuẩn lợi đường ruột như sữa chua, men tiêu hóa từ thực phẩm: giá đỗ, các hạt nảy mầm…
Đồng thời trẻ nhỏ cũng bị tác động tâm lý và việc học hành căng thẳng cũng góp phần gây ra tình trạng nặng hơn. Vì vậy bố mẹ nên động viên chia sẻ để trẻ có tâm lý thoải mái, tránh mệt mỏi, căng thẳng.
Bạn có thể áp dụng những thay đổi trên để giúp trẻ, nếu tình trạng không cải thiện bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và có hướng điều trị hợp lý.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!