Tiêu chảy có nên uống nước dừa là thắc mắc của chị Nguyễn Thị Hồng Nhung (Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội) gửi tới chuyên gia của chúng tôi. Câu trả lời của dược sĩ Hoàng Mạnh Cường sẽ có trong bài viết dưới đây.
1. Lợi ích của nước dừa với sức khỏe
Theo webmd.com, nước dừa đem tới nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Cụ thể là:
- Nước dừa chứa 94% là nước.
- Đây là loại thức uống giúp bổ sung chất điện giải bao gồm kali, magie, canxi. Kali trong nước dừa giúp duy trì chức năng của cơ. Canxi giúp giảm nguy cơ mất xương, loãng xương. Magie giúp sản sinh protein, điều chỉnh đường huyết và huyết áp.
- Là một dung dịch đẳng trương, nước dừa chứa chất điện giải gần giống như huyết tương.
- Nước dừa là một thức uống lành mạnh vì chứa ít calo với chỉ 46 calo trong 237 ml (tương đương 1 cốc).
- Uống nước dừa giúp tăng đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể
- Làm dịu niêm mạc dạ dày.
- Nước dừa cũng cung cấp các chất dinh dưỡng khác như viatmin B, các enzym, axit amin, các chất chống oxy hóa. Trong 100ml nước dừa chứa 5,42 gram Carbohydrate và 5 gram đường.
2. Người bị tiêu chảy có nên uống nước dừa?
Với những lợi ích như trên cho sức khỏe nói chung vậy người bị tiêu chảy có nên uống nước dừa? Câu trả lời là có bởi:
- Nước dừa giúp bù nước và chất điện giải vốn đang bị thiếu hụt trầm trọng do đi ngoài phân lỏng nhiều lần.
- Trong nước dừa có axit lauric. Khi vào cơ thể nó biến đổi thành monolaurin giúp kháng khuẩn, chống ký sinh trùng và virus đường tiêu hóa, một trong những nguyên nhân chính gây tiêu chảy.
- Bên cạnh đó, nước dừa cũng cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phục hồi của cơ thể.
Còn theo đông y, nước dừa có bị ngọt, tính bình, giúp thanh nhiệt, giải độc, khử phong, ích khí, chữa tiêu chảy hiệu quả.
Tiêu chảy (Ỉa chảy) là gì? – Cách để thoát khỏi tình trạng khó chịu này
3. Người bị tiêu chảy uống nước dừa như thế nào?
Báo Suckhoedoisong.com đưa ra những lưu ý về cách sử dụng nước dừa hợp lý cho người bị tiêu chảy:
- Khoảng cách giữa 2 lần uống nước dừa nên từ 2 – 3 tiếng.
- Nên uống cách bữa ăn 1 tiếng. Không nên uống nước dừa vào buổi tối hay khi bụng đói bởi sẽ dễ gây đau bụng, ớn lạnh.
- Chỉ nên uống 1 quả dừa/ngày. Lạm dụng nước dừa sẽ gây đầy bụng, thậm chí là phản tác dụng.
- Nên uống từ từ, không nên uống lượng lớn nước dừa quá nhanh.
- Nước dừa phù hợp người trưởng thành, người già và cả trẻ em bị tiêu chảy. Tuy nhiên, những người bị bệnh thận mãn tính, huyết áp cao, chậm tiêu, lạnh chân tay thì không nên sử dụng loại nước này. Đặc biệt, phụ nữ có thai cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng nước dừa chữa tiêu chảy.
Bài viết trên đã giải đáp cho thắc mắc tiêu chảy có nên uống nước dừa của chị Hồng Nhung. Chị có thể tham khảo thêm các thông tin liên quan tới căn bệnh này qua tổng đài tư vấn sức khỏe 0865 344 349. Chúc chị Nhung nhiều sức khỏe!
XEM THÊM:
- Tiêu chảy cấp tính – Cách xử trí kịp thời
- Tiêu chảy mãn tính – Làm gì để “sống chung với lũ”
- Thuốc đau bụng đi ngoài loại nào tốt nhất hiện nay? – Danh sách tham khảo
- Bị tiêu chảy nên ăn gì cho nhanh khỏi, mau lại sức? – Chớ nên bỏ qua
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
Tham Vấn Y Khoa
Dược sĩ Hoàng Mạnh CườngTốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.