{SOS} Đi ngoài phân sống do đâu? Tham khảo cách xử trí từ chuyên gia
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    {SOS} Đi ngoài phân sống do đâu? Tham khảo cách xử trí từ chuyên gia

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Linh Chi

    15/02/24

    Đi ngoài phân sống là triệu chứng bất ổn về đường tiêu hóa có thể gặp ở bất kỳ ai. Tình trạng nay liệu có phải là biểu hiện của bệnh lý? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng lắng nghe những phân tích và chia sẻ đến từ chuyên gia của chúng tôi!

    5/5 - (1918 bình chọn)

    Thắc mắc của độc giả:

    Tôi tên là Nguyễn Hoàng Vinh, năm nay 28 tuổi, nhân viên kinh doanh. Do đặc thù công việc thường xuyên phải gặp đối tác, khách hàng nên chế độ ăn uống không được khoa học. Đặc biệt do hay uống rượu bia, ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ nên hệ tiêu hóa có phần bị ảnh hưởng. Hai tháng gần đây tôi có biểu hiện đau quặn bụng, đi ngoài phân sống và lỏng, nhất là mỗi khi ăn đồ tanh, lạ. Tôi cảm thấy hoang mang và lo lắng, không biết mình mắc bệnh gì? Cách điều trị như thế nào? Rất mong được bác sĩ tư vấn.

    Thắc mắc của bạn Nguyễn Hoàng Vinh sẽ được chuyên gia giải đáp ngay sau đây.

    1. Đi ngoài phân sống là gì?

    Thức ăn khi đi vào ống tiêu hóa sẽ trải qua một quy trình dài để chuyển hóa thành chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Ban đầu thức ăn được tiêu hóa một phần trong dạ dày. Khi đi xuống ruột non, vitamin và chất dinh dưỡng sẽ được hấp thụ. Chất thải còn lại sẽ đi vào ruột già. Tại đây nước sẽ được hấp thụ. Chất thải cuối cùng sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể dưới dạng phân.

    Đi ngoài phân sống là tình trạng thức ăn chưa được tiêu hóa hết, tồn tại dưới dạng các hạt lợn cợn, đôi khi là nguyên dạng thực phẩm ban đầu ở trong phân. Tình trạng này khiến lượng chất dinh dưỡng đáng lẽ phải được cơ thể hấp thụ lại bị đẩy ra ngoài theo phân. Đi ngoài phân sống có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em.

    đi ngoài phân sống là gì

    2. Triệu chứng đi ngoài phân sống

    Bên cạnh việc phân có lổn nhổn, phân nát, không thành khuôn, dễ dàng nhìn thấy mảnh thức ăn, bạn có thể gặp phải các triệu chứng kèm theo như:

    • Phân bóng dầu mỡ
    • Phân có mùi chua
    • Đau bụng
    • Đầy hơi
    • Một số trường hợp có thể sốt nhẹ

    3. Nguyên nhân gây đi ngoài phân sống

    Đại tiện phân sống có thể xuất phát từ nhiễm khuẩn đường ruột do ăn uống mất vệ sinh, nhiễm sán, mắc các bệnh lý về tiêu hóa hoặc loạn khuẩn đường ruột,…

    3.1. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ

    Một số thực phẩm sẽ không dễ để có thể tiêu hóa hết. Đây là nguyên nhân khiến bạn có thể nhìn thấy một số phần thô của thực phẩm dạng này trong phân. Những thực phẩm giàu chất xơ, có lớp vỏ bên ngoài cứng sẽ khó để các enzyme trong cơ thể phân hủy hoàn toàn. Đó có thể là vỏ rau củ, quả hạch, hạt ngô…

    3.2. Không nhai kỹ thức ăn

    Nhai là bước đầu tiên trong quá trình tiêu hóa thực phẩm. Nếu ăn quá nhanh, không nhai nát thức ăn thì các mảnh thực phẩm sẽ ở kích thước lớn khiến phần sau của ống tiêu hóa khó chuyển hóa hơn. Hơn nữa, không nhai đủ lâu sẽ khiến thức ăn không hòa được đủ lượng dịch vị cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu hóa.

    3.3. Nhiễm khuẩn đường ruột gây đi ngoài phân sống

    Những thực phẩm tái, sống hoặc nguồn nước bị ô nhiễm có chứa giun, sán, các loại virus như: Rotavirus, Adenovirus, Astrovirus… có thể là tác nhân khiến bạn Vinh gặp phải hiện tượng đau bụng dữ dội, đi ngoài liên tục, phân sống.

    nhiễm khuẩn đường ruột gây đi ngoài phân sống

    Nhiễm khuẩn đường ruột có thể là nguyên nhân

    3.4. Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

    Bình thường trong đường ruột tồn tại cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Khi hại khuẩn lấn át lợi khuẩn sẽ gây nên hiện tượng táo bón hoặc tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu, đi ngoài phân sống. Nguyên nhân gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột là do:

    • Tác dụng phụ của một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Do đó nếu đang sử dụng thuốc trị bệnh thì bạn có thể xem xét nguyên nhân này.
    • Do dùng nhiều rượu bia, chất kích thích có ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn đường ruột. Khi đi vào cơ thể, chất cồn sẽ kích thích nhu động ruột, làm giảm tiết enzyme cũng như làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Chất cồn còn tạo điều kiện thuận lợi cho các chất độc hại xâm nhập vào đường ruột.

    3.5. Tình trạng không dung nạp lactose

    Một số trường hợp hệ tiêu hóa không có khả năng tạp ra enzyme lactase. Enzyme này có khả năng phân hủy lactose có trong sữa và các chế phẩm từ sữa. Do đó, những người không dung nạp lactose có thể bị đau bụng, đi ngoài phân lợn cợn khi nạp sữa và các chế phẩm của sữa vào cơ thể.

    3.6. Do mắc phải một số bệnh lý

    Nếu hiện tượng này kéo dài liên tục kèm triệu chứng đau quặn bụng, phân lỏng và xuất hiện mỗi khi ăn đồ tanh, lạ thì có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý.

    3.6.1. Phân sống do viêm loét dạ dày

    Đây là tình trạng lớp niêm mạc của dạ dày xuất hiện vết loét. Ngoài đi tiêu phân sống, người bệnh còn có các triệu chứng:

    • Đau bụng âm ỉ thường xuyên, đau cồn cào khi đói, tức bụng, khó chịu sau khi ăn.
    • Buồn nôn
    • Ợ hơi, ợ nóng
    • Chán ăn
    • Sụt cân
    Viêm loét dạ dày gây bệnh

    Viêm loét dạ dày là một trong những nguyên nhân gây bệnh

    3.6.2. Tiêu chảy phân sống do viêm đại tràng

    Trường hợp đi cầu phân sống nhiều lần, phân nát hoặc rắn kèm theo sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu… rất có thể là biểu hiện của viêm đại tràng. Bệnh nếu không được chữa trị dứt điểm có thể gây biến chứng nghiêm trọng.

    Xem thêm: Viêm đại tràng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả

    3.6.3. Hội chứng ruột kích thích dẫn đến đi ngoài phân sống

    Hội chứng ruột kích thích khiến đại tràng bị rối loạn chức năng. Khác với viêm đại tràng, khi nội soi hay làm xét nghiệm đều không thấy bất kỳ tổn thương thực thể nào niêm mạc ruột.

    Bệnh có biểu hiện:

    • Đau bụng dữ dội, không cố định, đôi khi sờ thấy cục cứng nổi lên ở vị trí đau.
    • Táo bón hoặc tiêu chảy xen lẫn. Đi ngoài có cảm giác không hết phân, phân sống, không thành khuôn.
    • Có cảm giác chướng bụng, đầy hơi sau khi ăn, chỉ khi đi trung tiện hoặc đại tiện mới thấy thoải mái.

    Ngoài ra, việc bạn lạm dụng rượu bia, thức ăn nhiều dầu mỡ cũng là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng đi ngoài phân sống.

    3.6.4. Bệnh liên quan tới tuyến tụy

    Tuyến tụy là một mắt xích không thể thiếu trong quy trình tiêu hóa thực phẩm. Tuyến tụy giải phóng enzyme tiêu hóa thực phẩm. Nếu gặp phải các vấn đề tại tuyến tụy sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hệ tiêu hóa. Các vấn đề mà bạn có thể phải đối mặt là viêm tuyến tụy, suy tụy, ung thư tuyến tụy…

    4. Đi ngoài phân sống có nguy hiểm không?

    Khi xuất hiện tình trạng này tức là cơ thể của bạn không tiêu hóa và hấp thụ hết chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Đây chính là nguyên nhân khiến cơ thể thiếu hụt năng lượng, vitamin và khoáng chất. Nếu kéo dài, tình trạng này có thể dẫn tới mệt mỏi, sụt cân, dễ cáu gắt…

    5. Khi nào cần tới gặp bác sĩ?

    Đôi khi bạn gặp phải tình trạng phân sống một vài lần, thoáng qua mà không đi kèm các triệu chứng khác là việc không quá đáng ngại. Tuy nhiên nếu tình trạng này thường xuyên, kéo dài, đi kèm với một hoặc một vài triệu chứng dưới đây hãy tới gặp bác sĩ.

    Đặc biệt nếu bạn đang sử dụng thuốc dài ngày hoặc gặp các vấn đề sức khỏe khác hãy tới cơ sở y tế.

    6. Đối tượng có nguy cơ cao mắc đi ngoài phân sống

    Tình trạng này thường gặp ở các đối tượng như:

    • Trẻ đi ngoài phân sống: Do hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển toàn diện, chế độ ăn mất cân bằng chất dinh dưỡng.
    • Người dùng nhiều bia rượu, chất kích thích.
    • Người mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa
    • Người có tiền sử sử dụng kháng sinh kéo dài
    Đối tượng có nguy cơ mắc đi ngoài phân sống

    Trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ cao mắc đi ngoài phân sống

    7. Chẩn đoán

    Nhằm chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng lâm sàng, hỏi bệnh nhân về tiền sử bệnh, thói quen ăn uống, sinh hoạt. Đồng thời bác sĩ có thể yêu cầu:

    • Siêu âm ổ bụng
    • Nội soi
    • Xét nghiệm phân

    8. Điều trị đi ngoài phân sống

    Để biết chính xác triệu chứng bệnh là do đâu, tốt nhất bạn Nguyễn Hoàng Vinh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán. Từ đó có phác đồ điều trị thích hợp.

    Nếu tình trạng này bắt nguồn từ việc bạn nhai không kỹ, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều bia rượu thì việc điều chỉnh thói quen này là điều tiên quyết. Theo đó, tình trạng đi ngoài phân sống sẽ tự biến mất mà không cần can thiệp y khoa.

    Đối với trường hợp nghi ngờ do tác dụng phụ của thuốc hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng, thời điểm sử dụng thuốc, thậm chí là đổi loại thuốc.

    Nếu đi ngoài phân sống do bệnh lý, bác sĩ sẽ xây dựng liệu trình điều trị phù hợp. Khi bệnh tiến triển tốt, tình trạng đi tiêu phân sống sẽ biến mất. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, thể trạng của bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc, thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt. Trường hợp nặng có thể cần tới phẫu thuật.

    Để điều trị triệu chứng, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp:

    8.1. Thuốc trị đi ngoài phân sống

    Câu hỏi đặt ra là đi ngoài phân sống uống thuốc gì? Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ kê đơn phù hợp. Dưới đây là một số loại thuốc có thể được chỉ định:

    • Berberin là loại thuốc điển hình trong điều trị phân sống, đi ngoài. Thuốc này có tác dụng kháng khuẩn, tụ cầu và liên cầu giúp trị các vấn đề về hệ tiêu hóa như: đau bụng do tiêu hóa, ăn không tiêu, đi ngoài… Ngoài ra, Berberin còn có tác dụng chống lại một số nấm men gây bệnh, được chỉ định phổ biến cho người lớn bị sống phân.
    • Loperamide: Thuốc chứa hoạt chất Loperamid hydroclorid có tác dụng cầm tiêu chảy, phân sống.
    • Diphenoxylate: thuốc chứa Diphenoxylate và Atropin. Tác dụng của thuốc là cầm tiêu chảy, phân sống, ngăn ngừa mất nước.

    Thuốc Berberin

    Berberin là loại thuốc điển hình trong điều trị phân sống

    8.2. Bổ sung men tiêu hóa

    Một số men tiêu hóa người lớn có thể dùng khi bị sống phân như: Men vi sinh Lactomin, men tiêu hóa Colibacter… Chúng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt, cải thiện triệu chứng bệnh.

    */Lưu ý: người bệnh nên thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, không nên lạm dụng men tiêu hóa, bởi nếu dùng nhiều cơ thể có thể bị phụ thuộc mà không tự tiết ra men tiêu hóa tự nhiên.

    9. Lời khuyên của chuyên gia

    Những thay đổi trong dinh dưỡng, sinh hoạt cũng có thể giúp bạn giảm bớt tình trạng đi tiêu phân sống hiện tại.

    • Theo dõi phân để biết những chất không hấp thu được thải ra ngoài như đạm, đường, mỡ, chất xơ. Từ đó, giảm bớt hoặc thay thế bằng những dạng dễ hấp thu hơn.
    • Hạn chế rượu bia, gia vị cay nóng, đồ ăn tái sống.
    • Chia nhỏ bữa ăn. Thái nhỏ thực phẩm để cơ thể dễ hấp thu hơn.
    • Ăn thức ăn dạng lỏng như cháo, súp.
    • Thực hiện ăn chín, uống sôi. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, lựa chọn nguyên liệu chế biến an toàn.
    • Bổ sung vitamin, khoáng chất
    • Đảm bảo vệ sinh nước sạch khi chế biến thức ăn, trường hợp không có máy lọc nên dùng Cloramin B để khử khuẩn.
    • Rửa tay với xà phòng đúng cách trước khi ăn
    • Trường hợp tình trạng bệnh nghiêm trọng, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
    Rửa tay với xà phòng đúng cách

    Rửa tay với xà phòng đúng cách

    Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn Nguyễn Hoàng Vĩnh đã hiểu rõ hơn về hiện tượng đi ngoài phân sống. Để hạn chế rủi ro đáng tiếc xảy ra, tốt nhất bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị phù hợp.

    Chúc bạn sức khỏe!

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    95.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Viêm đại tràng có nên ăn khoai lang? Chuyên gia giải đáp thắc mắc 26/08/20
      Người bị viêm đại tràng rất quan tâm đến chế độ ăn uống. Một trong những câu hỏi thường gặp…
      Dị ứng hải sản – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả 27/08/20
      Hải sản là nhóm thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, trở thành món “khoái khẩu” của nhiều người. Tuy…
      Hệ vi khuẩn đường ruột là gì? Vai trò, cách cải thiện vi khuẩn đường ruột 22/12/20
      Hệ vi khuẩn đường ruột đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe mỗi người. Trong cơ thể chúng…
      Thuốc Forlax: Công dụng, liều dùng và lưu ý từ bác sĩ! 21/11/20
      Forlax là dạng thuốc bột thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị táo bón ở trẻ em và…
      Xem thêm