Viêm đại tràng thể lỏng là bệnh viêm đại tràng kèm theo triệu chứng tiêu chảy. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy biểu hiện của viêm đại tràng thể lỏng là gì? Nguyên nhân do đâu? Cách điều trị như thế nào? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết đưới dây.
- Bệnh viêm đại tràng cấp tính là gì?
- Viêm đại tràng giả mạc: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- Triệu chứng của bệnh viêm đại tràng mạn tính
1. Viêm đại tràng thể lỏng là gì?
Viêm đại tràng là tình trạng lớp niêm mạc bên trong đường ruột bị viêm nhiễm dẫn tới tổn thương, ảnh hưởng tới chức năng đại tràng.
Bệnh viêm đại tràng được chia làm 3 thể chính:
- Viêm đại tràng thể lỏng;
- Viêm đại tràng thể táo;
- Viêm đại tràng thể táo lỏng xen kẽ nhau.
Trong đó, viêm đại tràng thể lỏng được nhìn nhận dưới dạng kết quả của quá trình co bóp ruột diễn ra quá nhanh khiến đại tràng không hấp thu được lượng nước bên trong thức ăn, dẫn đến triệu chứng tiêu chảy kéo dài, đi ngoài phân lỏng hoặc toàn nước.
2. Triệu chứng của bệnh viêm đại tràng thể lỏng
Những người mắc thể lỏng, ngoài những triệu chứng thông thường của bệnh viêm đại tràng, họ còn gặp phải một số biểu hiện đặc trưng, cụ thể:
2.1. Đau bụng
- Có cảm giác đau tức, khó chịu ở vùng bụng.
- Đau quanh khu vực hai bên mạn sườn kèm những cơn đau dưới rốn. Mức độ và tần suất đau tăng lên trước khi ăn và trước khi đi vệ sinh.
- Khi đau người bệnh thường buồn đi đại tiện, đi tiêu xong mới hết đau.
2.2. Đi ngoài nhiều lần
- Đi ngoài nhiều lần trong ngày, thường vào buổi sáng và sau khi ăn xong.
- Tình trạng phân lỏng hoặc toàn nước.
2.3. Bụng căng tức
- Bụng liên tục bị đầy hơi, căng tức dù chưa ăn gì.
Ngoài ra, người bệnh còn có biểu hiện chán ăn, người mệt mỏi, sức khỏe giảm sút, hấp thu kém.
: Viêm đại tràng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả
3. Nguyên nhân do đâu?
Viêm đại tràng thể lỏng do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa khi sử dụng thực phẩm bẩn, lạm dụng thuốc tây…
3.1. Nhiễm khuẩn đường ruột
Đường ruột bị nhiễm khuẩn do ăn phải thực phẩm bẩn, thức ăn chưa nấu chín kĩ hoặc do nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho các loại vi khuẩn, virus Rota, lỵ amip, sán… xâm nhập vào cơ thể, giải phóng độc tố gây viêm nhiễm, tổn thương niêm mạc đại tràng.
3.2. Lạm dụng thuốc tây
Việc sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài có thể tiêu diệt vi khuẩn có lợi gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Lúc này, hại khuẩn trong đường ruột phát triển mạnh gây tổn thương đại tràng.
Ngoài ra, trẻ em và người già nếu lạm dụng kháng sinh không chỉ gây nhờn thuốc, kháng kháng sinh mà còn khiến chức năng đại tràng suy yếu, dễ viêm nhiễm.
3.3. Tâm lý căng thẳng
Những người làm việc trong môi trường căng thẳng, stress kéo dài, ăn uống, nghỉ ngơi thất thường… có thể dẫn tới bệnh viêm đại tràng thể lỏng.
3.4. Bệnh lao
Một số trường hợp mắc bệnh lao phổi, lao thực quản… có nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng cao. Nguyên nhân là do vi khuẩn lao đi vào đường ruột gây viêm nhiễm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tắc ruột, bệnh khó điều trị dứt điểm.
Ngoài ra, những người mắc các bệnh lý về đường ruột như: viêm ruột, thiếu máu cục bộ đại tràng… cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
4. Viêm đại tràng thể lỏng có nguy hiểm không?
Viêm đại tràng thể lỏng có thể là biểu hiện của bệnh đại tràng mạn tính hoặc tình trạng giãn đại tràng cấp tính dẫn đến chức năng tiêu hóa bị suy giảm đáng kể.
Triệu chứng tiêu chảy diễn ra liên tục khiến cho người bệnh bị mất nước, mất cân bằng điện giải bên trong cơ thể. Từ đó, dẫn đến hiện tượng chóng mặt, hạ huyết áp, khô miệng…
Bệnh càng diễn tiến lâu dài thì nguy cơ biến chứng càng cao, cụ thể:
4.1. Xuất huyết ồ ạt
Niêm mạc đại tràng bị tổn thương, không được phục hồi sẽ trở nên yếu ớt, lớp lông nhung trơ trụi. Khi gặp phải rượu bia, thực phẩm bẩn… sẽ gây xuất huyết ồ ạt hoặc đại tràng nhiễm độc.
4.2. Thủng đại tràng
Bệnh tái đi tái lại nhiều lần và chuyển sang giai đoạn mạn tính, sau nhiều lần sử dụng kháng sinh, lợi khuẩn trong đường ruột bị tiêu diệt, lớp lông nhung trơ trụi. Vì thế, các vết loét ăn sâu và bào mỏng thành đại tràng đến một lúc nào đó sẽ gây thủng đại tràng.
4.3. Ung thư đại tràng
Bệnh viêm đại tràng thể lỏng có thể chuyển biến sang ung thư đại tràng, một trong những biến chứng nguy hiểm.
5. Cách điều trị
5.1. Sử dụng thuốc tây
Thuốc tây là phương pháp được người bệnh lựa chọn đầu tiên khi phát hiện bệnh, bởi chúng có ưu điểm giảm triệu chứng bệnh tức thì, tiện lợi, dễ sử dụng.
Một số loại thuốc thường được sử dụng như:
- Nhóm giảm đau, chống viêm, chống co thắt, điều hòa nhu động ruột;
- Nhóm cầm tiêu chảy, chống loạn khuẩn đường ruột;
- Thuốc diệt khuẩn, nấm, ký sinh trùng đường ruột.
Ngoài ra, với những trường hợp đi ngoài nhiều lần, cơ thể mất nước cần bổ sung nước và chất điện giải.
Việc lạm dụng thuốc tây có thể gây ra phản ứng phụ không mong muốn, ảnh hưởng tới chức năng gan, thận, dạ dày… Do đó, người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng, giảm liều lượng.
5.2. Các bài thuốc dân gian
Lá ổi
Lá ổi được mệnh danh là vị thuốc đông y, có tác dụng tiêu viêm, sát khuẩn, cầm tiêu chảy.
Nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra, trong lá ổi có hàm lượng tanin lớn, giúp giảm nhu động ruột, hạn chế tình trạng đi ngoài, phân lỏng.
Cách thực hiện như sau:
- Lấy 50g lá ổi, sắc với 3 bát nước đầy.
- Đun sôi nhỏ lửa trong 20 phút rồi lấy phần nước uống trong ngày.
Lá mơ lông
Lá mơ lông có công dụng sát khuẩn, tiêu viêm, trị đau bụng, đi ngoài. Do vậy, rất hiệu quả trong việc điều trị viêm đại tràng thể lỏng.
Cách thực hiện:
- Lá mơ lông rửa sạch, thái nhỏ, giã nát.
- Đập quả trứng gà ta rồi trộn đều cùng với lá mơ.
- Lấy lá chuối bọc lại, hấp cách thủy trong nồi cơm điện.
- Ăn liên tục 2-3 ngày sẽ thấy hiệu quả.
Qua bài viết trên, chắc hẳn quý độc giả đã nắm được thông tin về bệnh viêm đại tràng thể lỏng. Hi vọng, chúng sẽ có ích cho bạn trong việc chăm sóc sức khỏe gia đình. Nếu có thắc mắc nào về bệnh, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline 0865344349 để được chuyên gia tư vấn, giải đáp.
XEM THÊM:
Tham Vấn Y Khoa
TTƯT Hoàng Khánh ToànĐại tá, TTƯT.Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn chia sẻ: “Chữa bệnh cứu người luôn là khát khao cháy bỏng của tôi. Đây cũng chính là lý do tôi dành cả cuộc đời theo nghề y. Trở thành cố vấn của Dược phẩm Tâm Bình là cách để tôi tiếp tục mang kiến thức, kinh nghiệm mà mình đã tích lũy được để giúp sức cho cộng đồng.”
Bs cho hỏi: mình có bị đau bụng bên phải . Đau theo từng cơn , có hơi sốt. Đi tiểu hơi buốt. Bị 3-4 ngày rồi. Khó đi đại tiện.
Chào bạn, với tình trạng trên rất có thể bạn đã có dấu hiệu của viêm đường tiết niệu. Để được chẩn đóan chính xác, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín thăm khám. Hiện tại, bạn nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước, không nhịn tiểu, vệ sinh sạch sẽ sau khi đi vệ sinh xong. Để được hỗ trợ trực tiếp, bạn có thể gọi đến số 0343446699 để được giải đáp. Chúc bạn sức khỏe!