Viêm đại tràng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Viêm đại tràng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả

    Tác giả: Trang Vũ

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    21/09/23

    Viêm đại tràng là căn bệnh phổ biến ở hệ tiêu hoá, rất khó để điều trị dứt điểm. Người bệnh thường xuyên bị làm phiền bởi những cơn đau đại tràng và tình trạng rối loạn tiêu hoá. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ việc nhiễm khuẩn đường tiêu hoá hoặc thói quen ăn uống thiếu vệ sinh.

    5/5 - (29385 bình chọn)

    XEM THÊM:

    1. Viêm đại tràng là gì?

    Đại tràng (Ruột già) là bộ phận có vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa. Đây là nơi hấp thụ nước từ các chất cặn bã của quá trình tiêu hóa thức ăn thành phân, bài tiết qua trực tràng – hậu môn ra ngoài. Chính vì vậy, Đại tràng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, ký sinh trùng, virus phát triển và gây bệnh.

    viêm đại tràng

    Viêm đại tràng là một bệnh lý phổ biến với tổn thương đặc trưng tại niêm mạc đại tràng theo nhiều mức độ khác nhau. Ban đầu, tổn thương là các vết trợt, viêm sau đó tiến triển nặng lên thành các vết loét, chảy máu, xung huyết, xuất huyết, hay có thể là những ổ áp xe ở đại tràng.

    Đây là bệnh lý kéo dài dai dẳng. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời bệnh không chỉ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh mà còn dẫn đến các biến chứng thủng đại tràng, ung thư đại tràng vô cùng nguy hiểm.

    2. Nguyên nhân viêm đại tràng

    Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa khi sử dụng các loại thực phẩm hoặc đồ uống không đảm bảo vệ sinh, lạm dụng thuốc tây…

    nguyên nhân viêm đại tràng

    Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm đau đại tràng

    2.1. Nhiễm khuẩn đường ruột

    Đường ruột bị nhiễm khuẩn do ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thức ăn chưa được nấu chín hay do nguồn nước uống bị ô nhiễm.

    Các loại vi khuẩn (E. coli, Salmonella, Shigella), virus Rota, lỵ amip, sán và một số loại nấm xâm nhập vào cơ thể, giải phóng độc tố gây viêm nhiễm, tổn thương niêm mạc đại tràng.

    2.2 Chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học

    Chế độ ăn uống không điều độ: Thường xuyên bỏ bữa, ăn quá nhiều trong cùng một bữa… Ngoài ra, người có thói quen ăn nhiều thức ăn gây kích thích như: Thực phẩm cay nóng, rượu bia… cũng có thể khiến niêm mạc dạ dày, đại tràng bị tổn thương.

    Căng thẳng, stress: Những người thường xuyên chịu áp lực công việc, lo lắng, stress kéo dài… dễ khiến nhu động ruột bị rối loạn, gây ra các cơn co thắt đại tràng.

    Stress cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm đại tràng

    Stress cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh

    2.3 Viêm đại tràng do lạm dụng kháng sinh

    Bệnh xuất hiện có thể do một số loại thuốc không kê đơn và kê đơn như NSAID (thuốc chống viêm không steroid), mycophenolate, ipilimumab và axit retinoic.

    Việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài có thể tiêu diệt các vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường tiêu hóa.

    Lạm dụng thuốc Tây trong thời gian dài có thể gây tổn thương đại tràng

    Lạm dụng thuốc Tây trong thời gian dài có thể gây tổn thương đại tràng

    Lúc này, hại khuẩn phát triển mạnh gây tổn thương đại tràng. Đặc biệt, nếu sử dụng kháng sinh dài ngày ở trẻ em và người già thì có thể khiến vi khuẩn nhờn thuốc, kháng kháng sinh, chức năng đại tràng ngày càng yếu đi và dễ bị viêm nhiễm.

    2.4. Các nguyên nhân khác

    Ngoài ra, người bệnh có thể mắc phải viêm đại tràng nếu gặp phải những vấn đề như sau:

    • Táo bón kéo dài: Táo bón kéo dài kèm theo các hiện tượng như đi ngoài ra máu, bụng đau âm ỉ là yếu tố tác động khiến bạn mắc bệnh viêm đại tràng cấp tính.
    • Một số bệnh lý về đường ruột: Các bệnh lý như: thiếu máu cục bộ đại tràng, viêm ruột, crohn… cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
    • Nhiễm độc: Nếu hóa chất thấm vào ruột già, có thể gây viêm và tổn thương. Một trong những trường hợp viêm niêm mạc đại tràng xuất phát từ việc nhiễm hóa chất mạnh như thủy ngân, vàng, thạch tín… gây ra.

    >>Tìm hiểu thêm: Viêm túi thừa đại tràng kiêng gì và ăn gì?

    3. Triệu chứng viêm đại tràng

    Bệnh chia thành 2 thể: cấp tính và mạn tính, mỗi thể có những triệu chứng và dấu hiệu riêng biệt.

    3.1 Triệu chứng viêm đại tràng cấp tính

    Các triệu chứng ở giai đoạn cấp tính thường khởi phát đột ngột, dễ nhận biết như:

    Triệu chứng Biểu hiện cụ thể
    ✅ Đau bụng Đây là một trong những dấu hiệu viêm đại tràng biểu hiện đặc trưng nhất. Cơn đau có thể quặn thắt bụng dưới hoặc đau quanh rốn theo khung đại tràng, có khi gây cứng bụng, đầy hơi, căng tức bụng…
    Tiêu chảy Thường xuyên đi cầu nhiều lần trong ngày, thậm chí cả chục lần. Phân nát hoặc toàn nước, có thể lẫn máu. Đi xong không cảm thấy thoải mái mà vẫn muốn đi tiếp. Triệu chứng này càng rõ ràng sau khi ăn đồ lạ, đồ sống, tái; thực phẩm cay, nóng, hải sản…
    ✅ Chán ăn Luôn trong tình trạng mệt mỏi, ăn không ngon miệng, trí nhớ suy giảm, không muốn làm việc cũng như vui chơi, đôi khi còn sốt nhẹ.
    ✅ Triệu chứng khác ⭐ Viêm đại tràng do lỵ amip: Đau quặn từng cơn dọc theo khung đại tràng, nhất là vùng đại tràng Sigma. Cảm giác mót rặn phải đi đại tiện ngay nhưng đi rất ít, phân lẫn với chất nhầy, mủ, máu thẫm.

    ⭐ Viêm đại tràng cấp do lỵ Shigella: Có thể đi ngoài phân lỏng, đau rát hậu môn. Trường hợp nặng có các biểu hiện đau quặn bụng, đi ngoài ra máu và một số dấu hiệu nhiễm trùng như: sốt cao, mệt mỏi, hốc hác, rối loạn nước, điện giải.

    Viêm đại tràng cấp tính rất dễ tái phát, nếu không điều trị dứt điểm thì bệnh sẽ trở thành mạn tính, nguy hiểm hơn là gây trụy tim, áp xe gan.

    triệu chứng viêm đại tràng

    Một số triệu chứng phổ biến người bệnh thường gặp phải

    3.2. Triệu chứng viêm đại tràng mạn tính

    Các dấu hiệu của trong giai đoạn mạn tính thường khởi phát chậm và tiến triển dai dẳng:

    Triệu chứng Biểu hiện cụ thể
    ✅ Đau bụng kéo dài Người bệnh thường bị đau quanh rốn theo khung đại tràng và hai hố chậu. Có thể đau quặn nhiều lần hoặc âm ỉ, cảm giác dễ chịu sau khi đi tiêu.
    ✅ Đại tiện bất thường Người bệnh thường đi ngoài nhiều lần (4 – 5 lần/ngày, thậm chí nhiều hơn), có thể táo bón hoặc tiêu chảy. Phân rất đa dạng: lỏng nát, không thành khuôn, có mùi hôi tanh và kèm chất nhầy, máu. Có những bệnh nhân vừa bị táo bón xen kẽ với tiêu chảy, cảm giác không thoải mái sau khi đi đại tiện.
    ✅ Cơ thể suy nhược, mệt mỏi Đại tràng mạn tính ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng nên người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, người gầy sút, hốc hác, hay cáu gắt…
    ✅ Triệu chứng khác Khi thực hiện xét nghiệm phân sẽ tìm thấy hồng cầu, tế bào biểu mô ruột, ký sinh trùng, nấm, lỵ amip….

    Khi nội soi đại trực tràng thường thấy các vết viêm loét được phủ lớp nhầy trắng, ổ áp xe nhỏ, vết sẹo xen kẽ các tổn thương đang hoạt động ở thành niêm mạc.

    >> Tìm hiểu thêm: Viêm đại tràng co thắt là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    4. Biến chứng nguy hiểm của viêm đại tràng

    Bệnh viêm đại tràng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như sau:

    biến chứng bệnh đại tràng

    4.1. Xuất huyết (chảy máu) đại tràng

    Biến chứng viêm đại tràng chảy máu xảy ra khi lớp niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm nghiêm trọng.

    Nó là hệ quả do lớp nhung trong đại tràng bị trơ trụi sau những đợt sử dụng kháng sinh hoặc do người bệnh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, ăn uống không đảm bảo vệ sinh.

    4.2. Thủng đại tràng

    Tình trạng này xuất hiện sau nhiều đợt điều trị kháng sinh, lợi khuẩn trong đường ruột bị tiêu diệt, lớp lông nhung trở nên trơ trọi khiến vết loét ăn sâu, bào mỏng thành đại tràng, lâu ngày sẽ dẫn đến thủng đại tràng. Nếu không được cấp cứu kịp thời, biến chứng này có thể nguy hiểm tính mạng.

    Thủng đại tràng là biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới tính mạng

    Thủng đại tràng là biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới tính mạng

    4.3. Giãn đại tràng cấp tính

    Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi bị giãn, chức năng tiêu hóa của đại tràng bị suy giảm trầm trọng, dẫn đến loét và thủng đại tràng gấp nhiều lần.

    Lúc này, người bệnh thường có biểu hiện: đau bụng, chướng bụng, có thể hôn mê. Khả năng tử vong cao.

    4.4. Ung thư đại tràng

    Ung thư đại tràng là biến chứng nguy hiểm nhất mà người bệnh gặp phải. Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2015, 20% người mắc bệnh chuyển biến sang ung thư. Còn theo Viện ung thư Quốc gia (NCI), thế giới mỗi năm ghi nhận khoảng 11 triệu ca mắc mới và gần 7 triệu người tử vong do ung thư đại tràng

    Với các trường hợp viêm đại tràng ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hoá, tắc ruột, suy dinh dưỡng và ảnh hưởng tới nhiều cơ quan khác.

    Vì vậy, người mắc bệnh nên có phương pháp điều trị và theo dõi bệnh, từ đó có thể phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh ung thư.

    5. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh

    Dựa vào các nguyên nhân gây bệnh, những nhóm đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ mắc viêm đại tràng cao hơn người bình thường.

    5.1. Người có chế độ ăn uống thiếu khoa học

    Những người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thức ăn chưa được nấu chín kĩ, nguồn nước bị ô nhiễm… làm tổn thương niêm mạc, dẫn đến viêm loét đại tràng.

    !!! Cẩm nang chế độ ăn uống cho người mắc bệnh đại tràng

    5.2. Người lạm dụng thuốc tây

    Nhất là những người sử dụng kháng sinh trong thời gian dài có thể tiêu diệt vi khuẩn có lợi gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, làm tổn thương niêm mạc đại tràng.

    5.3. Người thường xuyên căng thẳng, stress

    Chịu áp lực công việc, căng thẳng, stress kéo dài… sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn. Ngoài ra những người mắc bệnh lao, bệnh crohn nếu phải chịu stress nhiều sẽ tăng nguy cơ bị bệnh cao hơn người bình thường.

    5.4. Mắc các bệnh lý về đường ruột

    Những người có hệ đường ruột yếu, bị tiêu chảy, táo bón kéo dài hoặc thiếu máu cục bộ, viêm ruột…  cũng có khả năng cao bị viêm đại tràng.

    Bệnh nhân bị đau bụng kéo dài

    6. Chẩn đoán

    Khi có biểu hiện nghi ngờ là triệu chứng của bệnh viêm đại tràng, bạn nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, xác định nguyên nhân và giải pháp điều trị.

    Một số kỹ thuật dùng để chẩn đoán bệnh như sau:

    6.1. Nội soi đại trực tràng

    Quá trình tiến hành kỹ thuật nội soi, bác sĩ có thể tiến hành sinh thiết mẫu tế bào làm xét nghiệm, chẩn đoán ổ viêm loét có chứa tế bào lạ hay ung thư hay không.

    Trường hợp cơ sở y tế chưa triển khai kỹ thuật nội soi, bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang đại trực tràng để chẩn đoán bệnh.

    6.2. Thực hiện các xét nghiệm cần thiết

    • Xét nghiệm phân: Các tế bào bạch cầu trong phân có thể xác định được bệnh viêm đại tràng. Một mẩu phân cũng có thể giúp loại trừ rối loạn khác, ví dụ như: nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng.
    • Xét nghiệm máu: Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu để kiểm tra thiếu máu hoặc kiểm tra dấu hiệu nhiễm trùng.

    6.3. Soi đại tràng sigma linh hoạt

    Bác sĩ sử dụng một ống mảnh, linh hoạt để kiểm tra trực tràng, đại tràng sigma – đoạn cuối của đại tràng. Nếu có biểu hiện viêm, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm thay vì nội soi toàn bộ đại tràng.

    6.4. Chụp CT

    Chụp CT cũng là phương pháp chẩn đoán viêm đại tràng. Bác sĩ sẽ tiến hành chụp ở bụng hoặc xương chậu nếu bác sĩ nghi ngờ có biến chứng của viêm loét đại tràng.

    7. Phương pháp điều trị

    Người bệnh viêm đại tràng có thể chữa khỏi được bệnh nếu phát hiện sớm và có phác đồ điều trị hợp lý. Ngược lại, nếu tình trạng viêm loét tồn tại quá lâu, các tổn thương ngày càng lan rộng, không thể tự làm lành được, sẽ gây khó khăn trong việc điều trị.

    Tuỳ theo nguyên nhân, tình trạng bệnh, người bệnh có thể áp dụng một hoặc phải kết hợp nhiều phương pháp điều trị như sau:

    7.1. Sử dụng thuốc tây điều trị triệu chứng viêm đại tràng

    Tùy theo nguyên nhân và mức độ của bệnh, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc khác nhau, như:

    Thuốc kháng sinh: có tác dụng diệt trừ các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Một số thuốc kháng sinh thường được sử dụng là: metronidazole, ciprofloxacin, biseptol hoặc vancomycin.

    Thuốc giảm acid dạ dày: giảm lượng acid dạ dày tiết ra; giúp làm dịu các triệu chứng như ợ chua, đau bụng hoặc loét dạ dày. Điển hình như: omeprazol, pantoprazol, ranitidin…

    Thuốc kích thích hoặc ức chế cơ vòng ruột: giảm sự co bóp của cơ vòng ruột, giúp điều chỉnh chuyển động của đường tiêu hóa. Một số thuốc thường được sử dụng là: domperidon, metoclopramid, loperamid…

    Thuốc giảm viêm hoặc thuốc ức chế miễn dịch: giảm sự viêm nhiễm và tổn thương của niêm mạc đại tràng. Thường được sử dụng là: mesalazine, sulfasalazine, azathioprine hoặc mercaptopurine…

    Khi dùng thuốc cần cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng thuốc. Không nên tự ý ngừng hoặc thay đổi thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

    7.2. Thiết lập chế độ ăn uống hợp lý

    Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm đại tràng.

    – Người bệnh nên ăn uống đủ chất và cân đối. Ăn nhiều rau xanh và hoa quả cung cấp chất xơ và chất chống oxy hóa. Uống nhiều nước tốt cho tiêu hóa và làm mềm phân.

    – Tránh ăn quá no hoặc quá đói; tránh ăn uống các thực phẩm gây kích ứng dạ dày như cà phê, rượu bia, gia vị cay nóng, chua, mặn hoặc ngọt.

    – Hạn chế các thực phẩm có khả năng gây dị ứng hoặc phản ứng miễn dịch. Điển hình như sữa bò, trứng, đậu phộng, tôm, cua…

    7.3. Điều chỉnh lối sống khoa học

    – Người bệnh nên tập thể dục thường xuyên để kích thích tuần hoàn máu và chuyển động của đường tiêu hóa. Từ đó giúp tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn. Mỗi ngày nên dành 30 phút tập thể dục.

    – Kiểm soát căng thẳng, lo lắng, những yếu tố có thể gây rối loạn tiêu hóa.

    – Tránh thức khuya, nên đi ngủ trước 23h để tiêu hóa hoạt động tốt nhất.

    7.4. Sử dụng các dược tự nhiên giảm viêm đại tràng

    Một số thảo dược tự nhiên có thể hỗ trợ điều trị viêm đại tràng bằng cách giảm viêm, làm lành vết loét, sát khuẩn, tăng cường miễn dịch và bổ tỳ vị. Điển hình có thể kể đến: nghệ vàng, lá ổi, lá mơ lông, vừng đen, ngải tiên, mộc hoa trắng…

    Người bệnh có thể dùng các thảo dược này dưới dạng bột, nước ép, trà hoặc thuốc nam. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải tất cả các thảo dược đều phù hợp với mọi người. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y học cổ truyền trước khi sử dụng.

    👉👉👉 11+ cách chữa viêm đại tràng tại nhà hiệu quả bất ngờ

    7.5. Phẫu thuật cắt bỏ đại tràng

    Khi bệnh đại tràng chuyển biến theo chiều hướng nghiêm trọng, hoặc xuất hiện các biến chứng nguy hiểm, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số phương pháp điều trị ngoại khoa. Trong đó, phương pháp phổ biến được áp dụng là tiến hành phẫu thuật cắt bỏ phần đại tràng bị viêm. Tuy nhiên, thực hiện cách này có thể để lại di chứng sức khỏe cũng như ảnh hưởng tới tâm lý của người bệnh.

    8. Lời khuyên của chuyên gia

    Theo các chuyên gia y tế, niêm mạc đại tràng bị tổn thương là nguyên nhân khiến viêm đại tràng dễ tái đi tái lại, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, để điều trị dứt điểm bệnh, cần bắt đầu từ phục hồi và bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    Sử dụng kháng sinh chống viêm, có thể làm liền tổn thương niêm mạc. Nhưng dùng lâu ngày có thể phá vỡ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến bệnh nặng hơn.

    Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên lựa chọn các sản phẩm có thành phần từ thiên nhiên. Điều này giúp ổn định bệnh lâu dài, an toàn cho sức khỏe.

    Điển hình là các sản phẩm chứa 2 tinh chất Nanocurcumin và Immunecanmix. Đây là 2 tinh chất có khả năng phục hồi tổn thương niêm mạc, được các nhà khoa học nghiên cứu trong điều trị các bệnh lý tiêu hóa, đại tràng.

    Đại tràng Extra Tâm Bình – Hỗ trợ giảm đại tràng, bảo vệ niêm mạc

    TPBVSK Đại tràng Extra Tâm Bình có nguồn gốc thiên nhiên được tin dùng trong hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng và giảm triệu chứng viêm đại tràng. Sản phẩm đạt chứng nhận “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, “Top 1 hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích”.

    đại tràng extra tâm bình

    Thành phần sản phẩm gồm các thảo dược như Bạch truật, Bạch linh, Hoàng liên, Sơn tra… bổ sung thêm 2 tinh chất Nanocurcumin và Immunecanmix. Trong đó, Nanocurcumin dạng lỏng, nhập khẩu từ CHLB Đức, đạt chuẩn an toàn GRAS của FDA Hoa Kỳ. Immunecanmix – chất trợ sinh miễn dịch thế hệ mới, được Viện Thực phẩm chức năng (VIDS) phát triển từ các nghiên cứu khoa học của Nga và Hoa Kỳ, có cấu tạo từ thành tế bào vi khuẩn và nấm men vượt trội hơn so với các dòng trợ sinh cũ.

    Tác dụng hỗ trợ viêm đại tràng

    Với sự kết hợp này, Đại tràng Extra Tâm Bình có tác dụng hỗ trợ:

    • Bảo vệ niêm mạc đại tràng.
    • Giảm các triệu chứng viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt, rối loạn tiêu hóa…
    • Kích thích tiêu hóa.

    Thông tin pháp lý

    Đại tràng Extra Tâm Bình là sản phẩm của Dược phẩm Tâm Bình – Top 5 Công ty Đông Dược Uy tín Việt Nam. Tâm Bình có vùng trồng đạt chuẩn quốc tế GACP-WHO, nhà máy sản xuất đạt chuẩn GMP về thuốc Y học cổ truyền, chủ động đảm bảo chất lượng từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khi ra sản phẩm.

    giấy xác nhận công bố Extra

    Sản phẩm được bộ Y tế cấp phép lưu hành toàn quốc, kiểm nghiệm bởi các đơn vị uy tín: Trung tâm kiểm nghiệm, Viện kiểm nghiệm, Viện dược liệu.

    • Giấy xác nhận CBSP: 7982/2019/DKSP
    • Giấy xác nhận NDQC: 1242/2021/XNQC-ATTP.

    🏆 Đại tràng Extra Tâm Bình – Top 1 Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích

    Nhận được sự tin tưởng của người tiêu dùng và đánh giá cao từ giới chuyên môn, Đại tràng Extra Tâm Bình vinh dự nằm trong số 50 sản phẩm, dịch vụ đạt Top 1 Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích.

    đại tràng extra tâm bình top 1 Hàng VN được người tiêu dùng yêu thích

    Danh hiệu này chính là thước đo khẳng đinh độ tin cậy, chất lượng mà sản phẩm mang lại. Từ đó, giúp người dùng an tâm lựa chọn và sử dụng sản phẩm. Đây cũng là động lực để Tâm Bình tiếp tục cho ra đời nhiều sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

    */Lưu ý: Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Video đề xuất:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    85.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    30 bình luận cho “Viêm đại tràng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả”

    1. be Mơ viết:

      cho em hỏi viêm đại tràng xảy ra ở người già thôi đúng không ? em 23 tuổi thì có nguy cơ bị không ạ .

      • Chào em,
        viêm đại tràng có thể xảy ra ở mọi đối tượng, đặc biệt ở người già do chức năng của đại tràng suy giảm. Tuy nhiên ở người trẻ như em, nếu không có chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp như: thường xuyên ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, rượu bia, các thức ăn sống lạnh, thức khuya, stress hoặc lạm dụng kháng sinh kéo dài em nhé.

    2. Nguyễn Nguyệt viết:

      Chào dược sỹ, tôi bị đau bụng âm ỉ dưới rốn mấy năm nay, đi nội soi không phát hiện bệnh gì, tôi có thể áp dụng các phương pháp trên không ạ ?

      • Chào bạn, tình trạng của bạn đau bụng nhiều năm nhưng đi nội soi không phát hiện tổn thương thì có thể bạn đã có thể bạn đã bị hội chứng ruột kích thích. Các phương pháp nêu trên có thể áp dụng trong trường hợp ở mức độ nhẹ. Trường hợp bạn bị nhiều năm rồi nên xem xét lại chế độ ăn uống, sinh hoạt. Đặc biệt đối với hội chứng ruột kích thích cần tránh căng thẳng, stress và nên ghi lại những thức ăn khiến bạn khó tiêu, đau bụng. Bên cạnh đó có thể tham khảo một số sản phẩm có thành phần thảo dược để cải thiện chức năng tiêu hóa của mình bạn nhé. Chúc bạn sức khỏe.

    3. Nhàn viết:

      Chào dược sĩ, tôi bị đau bụng thành cơn, mỗi lần đều cảm giác mót rặn, và thấy có nhầy máu. Như vậy có phải tôi đã bị đại tràng rồi không ạ ?

      • Chào bạn Nhàn, tình trạng đau bụng, mót rặn và đi ngoài phân nhầy máu trên có thể nghĩ đến viêm đại tràng. Tuy nhiên, để có kết luận chính xác bạn nên đến các cơ sở uy tín để thăm khám. Bạn nên hạn chế bia rượu, các thức ăn quá chua cay, nên ăn các thức ăn nhuận tràng và ngăn ngừa thiếu máu như rau dề, mồng tơi, thịt bò…Để được tư vấn trực tiếp, bạn vui lòng gọi đến số 0343446699. Chúc bạn sức khỏe!

    4. Minh viết:

      Chào dược sĩ
      Cho em hỏi 1 chút ạ. Cách đây gần 1 tháng em có ăn nấm khô mua ở siêu thị. Do em không ngâm với nước và chỉ sửa sạch rồi nấu luôn. Em mới ăn xong thì tầm 30 phút em đã đau bụng nhưng phân bình thường, nhưng sau đó nhiều ngày em bắt đầu dấu hiệu bụng sôi ục ục và đi ngoài lỏng phân, tình trạng cứ kéo dài được mấy hôm. Em có đi mua thuốc chống tiêu chảy nhưng không đỡ, uống men vi sinh thì đỡ những em có cảm giác vẫn bị. Dược sỹ cho em hỏi có phải em bị viêm đại tràng không ạ? Thêm nữa là gan em cũng rất yếu, ăn đồ mỡ hoặc đi ngoài trời lạnh là bị ứng. Liệu nó có liên quan gì đến đại tràng không ạ
      Em cảm ơn

      • Chào bạn Minh, tình trạng bạn bị ứng đồ mỡ và đi ngoài trời lạnh biểu hiện như thế nào? Bạn cung cấp thêm thông tin vào số điện thoại 0343446699 để Tâm bình hỗ trợ bạn tốt hơn nhé. Trường hợp bạn dị ứng mà bị đau bụng, phân nát hoặc không thành khuôn cùng với các biểu hiện bạn nêu trên thì có khả năng bạn đã bị viêm đại tràng. Việc ăn các thức ăn chưa hợp vệ sinh là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý đường ruột. Bạn Minh chú ý nhé!

    5. Hương viết:

      Chào dược sĩ e bị đau bụng dưới ở bên trái đau quặn và thi thoảng lại đau theo cơn. Nhưng đau chủ yếu khi ngồi đứng lên lại đỡ đau rất nhiều và thường dễ chịu hơn khi đi đại tiện xong. Dược sĩ cho e hỏi như vậy có phải e có dấu hiệu bị đại tràng không ạ?

    6. Tâm viết:

      Chào bs, em cứ ăn sáng là đau thắt bụng lại, khoàng 1 phút là hết, hay bị tiêu chảy, bs cho e hỏi có phài e bị đại tràng ko, và điều trị như thế nào ạ

      • Chào bạn, triệu chứng của bạn có thể gợi ý đến bệnh đại tràng rồi bạn nhé, trước mắt bạn điều chỉnh lại chế độ ăn uống: Hạn chế ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ và các đồ ăn nhanh, không ăn đồ tanh lạnh, nên hâm nóng lại thức ăn trước khi ăn và không ăn gia vị quá cay nóng. Tình trạng căng thẳng stress, thức khuya cũng có thể làm trầm trọng hơn triệu chứng bệnh nên bạn cũng phải lưu ý điều chỉnh tâm lý của mình.
        Ngoài ra bạn có thể bổ sung thêm đại tràng Tâm Bình để hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh đại tràng, và hỗ trợ kích thích tiêu hoá, giảm đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy.
        Chúc bạn sức khoẻ!

    7. Bé Bưởi viết:

      Chào Bs ,e có biểu hiện đau bụng dưới âm ĩ . Đi đứng hay nằm thì vẫn đều đau cảm thấy chóng mặt và hơi đau đầu với đau lưng kèm theo toát mồ hôi. Khi đi cầu ban đầu thì phân không bị nát nhưng những lần đi cầu tiếp theo thì phân loãng có mùi rất khó chịu.Trong những lúc e ăn uống bình thường thì không sao nhưng chỉ cần ăn uống đồ lạ lạ một xíu hay nhiều hơn thường ngày thì lập tức bị đau. E có đi siêu âm được bs kết luận là bị viêm dạ dày từ lúc đó e không đi khám nữa cứ thế lúc bị đau e hay ra ngoài mua thuốc về uống. Giờ e không biết là với dấu hiệu trên thì e có đang mắc trường hợp nào ạ.Cảm ơn Bs nhiều.

      • Chào bạn, người bị viêm dạ dày- tá tràng sẽ có biểu hiện đau bụng âm ỉ, đại tiện bất thường, một số thức ăn không tốt cho người bị bệnh là các đồ nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào, thức ăn lên men, đồ ăn nhanh hoặc uống rượu bia thuốc lá. Ngoài ra bạn cũng nên kiểm soát cảm xúc vì căng thẳng stress cũng góp phần làm ảnh hưởng đến bệnh lý và làm các triệu chứng bệnh trầm trọng hơn.
        Bạn nên đến tái khám bác sĩ để được xác định lại mức độ viêm xem đã có ổ loét chưa và kích thước ổ loét thế nào để từ đó bác sĩ sẽ kê thêm cho bạn các thuốc phù hợp để điều trị đúng cách và hạn chế tái phát nhé (thuốc kháng acid, thuốc bao vết loét…)

    8. Bé Chiêu viết:

      Chào dược sĩ, mấy ngày nay em hay bị buồn nôn vào sáng khi ngủ z, chán ăn, ngồi ghế thì chóng mặt muốn té, cho em hỏi là em đang gặp vấn đề gì ạ

      • Chào bạn, tình trạng của bạn có thể gợi ý đến tình trạng rối loạn tiền đình hay “chóng mặt lành tính” nếu tình trạng này kéo dài và lặp đi lặp lại thường xuyên thì có thể bạn đã bị các bệnh lý về thần kinh.
        Nguyên nhân của tình trạng này cho đến nay vẫn chưa được hiểu rõ, tuy nhiên có 1 số nguyên nhân được coi là có thể gây ra hoặc làm trầm trọng hơn triệu chứng bệnh như: tuần hoàn não kém, rối loạn tuần hoàn não, thiểu năng tuần hoàn não…
        Trước mắt bạn nên nghỉ ngơi ở nhà, uống nhiều nước, nên nằm ngay xuống khi thấy hoa mắt chóng mặt; sau khi đã bình ổn lại thì bạn có thể đến cơ sở y tế thăm khám để bác sĩ kê đơn thuốc cho bạn nhé. Bạn cũng nên lưu ý không đọc sách, báo khi ở trên xe cũng như nếu công việc của bạn làm văn phòng phải ngồi nhiều thì cứ sau 1 quãng 45 phút bạn nên vận động lại vùng cổ vai gáy để tăng cường tuần hoàn lưu thông máu lên não bạn nhé.
        Chúc bạn sức khoẻ!

    9. Trang Lê viết:

      Chào dược sĩ, mẹ em mấy bữa trước mới uống thuốc đau đại tràng từ bên đức gửi về, uống được hai ba hôm thì mẹ em bắt đầu thấy rét run trong người, đến hôm nay thì buồn nôn, bị tiêu chảy, đi phân ra máu, phân lỏng, cảm thấy mệt mỏi trong người. Không biết nó có nguy hiểm gì không ạ?

      • Chào bạn, bạn có thể vui lòng cung cấp thêm cho dược sĩ về sản phẩm mẹ bạn đang dùng không? Mẹ bạn đang dùng sản phẩm cho đại tràng tên là gì? có các thành phần gì? Mẹ của bạn đang bị chẩn đoán là viêm đại tràng hay hội chứng ruột kích thích? Các triệu chứng của mẹ bạn có thể do bệnh lý dường tiêu hóa như dạ dày, đại tràng… cũng có thể là do tác dụng phụ của sản phẩm. Điều cần làm lúc này là tạm ngưng dùng các sản phẩm và đến cơ sở y tế để được khu trú rõ nguyên nhân gây nên các triệu chứng này bạn nhé. Hoặc bạn cung cấp thêm thông tin để Tâm Bình hỗ trợ rõ hơn cho bạn.
        Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

    10. Thương viết:

      Chào bác sĩ. Em năm nay 24 tuổi thường có các triệu chứng như đau bụng, đi ngoài nhiều lần trong ngày, táo bón và tiêu chảy, ăn uống khó tiêu, ăn sáng vào thì ngay lập tức muốn đi ngoài. Vậy cho e hỏi vó phải đây là dấu hiệu của viêm đại tràng không ạ.

      • Chào bạn, những triệu chứng của bạn khả năng cao là viêm đại tràng. Bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa tiêu hóa để được nội soi xem có bị tổn thương thực thể (ổ viêm, loét) hay chỉ là rối loạn chức năng , từ đó sẽ có biện pháp điều trị phù hợp bạn nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    11. Trang viết:

      Chào dược sĩ : em bị đau bụng trên rốn và có biểu hiện cứng và to hơn bụng dưới
      Hay bị đau bụng theo cơn và đi ngoài ra máu ak lúc đi vệ sinh thường bị đau rát
      Dược sĩ cho e hỏi có phải e bị viêm đại tràng k ạ
      E cảm ơn ạ

    12. Vânlong viết:

      Chào dược sĩ! Tôi năm nay 40t. Hơn 1 năm may tôi bi đầy bụng, muốn đi vệ sinh mà ko đi đc. Cảm giác rất khó chiu. Nvay co phải tôi ni đại tràng ko? Tôi nên sdung loại thuốc nào để điều trị. Tôi xin cam ơn!

      • Chào anh, tình trạng của anh gợi ý nhiều đến viêm đại tràng, anh nên đi khám bác sĩ để nội soi xem có tổn thương thực thể ở niêm mạc đại tràng không và mức độ tổn thương ra sao, từ đó các bác sĩ sẽ kê thuốc cho anh (thuốc chống tiết acid, thuốc bao vết loét, kháng sinh… nếu cần). Ngoài ra anh nên kết hợp với các liệu pháp để hỗ trợ như:
        – Hạn chế uống rượu bia, hạn chế ăn đồ cay nóng, chất kích thích, đồ nhiều dầu mỡ béo.
        – Hạn chế ăn quá khuya, hạn chế ăn ở những hàng quán không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
        – Nên đi ngủ sớm, tránh căng thẳng stress.
        – Luyện tập xoa bụng theo chiều kim đồng hồ mỗi khi đầy bụng, mỗi lần 2-5 phút, khi ăn không nên vừa nói vừa ăn vì dễ làm nuốt nhiều khí xuống bụng gây đầy bụng.
        Chúc anh sức khỏe!

    13. Duyên Ori viết:

      Chào bs cho e hỏi. E sanh mổ bé đc khoảng 4 tháng e có tình trạng đau từng cơn ngang rốn bên phải, mỗi lần đau lại mệt, đi cầu lúc nào cũng nát chảy, mót rặn nóng hậu môn, hay xì hơi
      kèm theo sôi bụng và mún buồn nôn, mỗi lần đau rất mệt mỏi khó thở và hồi hộp. Cho e hỏi đó là triệu trứng của ruột kích thích hay là đại tràng ạ vì e có đi khám làm đủ xét nghiệm k có kết quả bệnh gì. Và bênh kéo dài đến nay đc 1 năm hơn vẫn còn những
      triệu trứng đó .

      • Chào bạn, sự khác biệt cơ bản nhất giữa viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích là ở những tổn thương thực thể khi đi thăm khám. Trong khi viêm đại tràng khi nội soi thấy những ổ viêm hoặc loét (tổn thương niêm mạc đại tràng) còn hội chứng ruột kích thích khi nội soi không cố tổn thương thực thể. Hội chứng ruột kích thích thường gặp ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là do IBS trong tuổi sinh đẻ sự thay đổi về cơ địa khi mang thai, sinh đẻ gây rối loạn chức năng co bóp đại tràng, mặt khác khi có thai các triệu chứng tiêu hóa dường như trầm trọng hơn vì tác động của hormone sinh dục nữ trên nhu động đường tiêu hóa.
        Kết hợp với việc bạn đi khám, làm xét nghiệm nhưng chưa ra bệnh thì nhiều khả năng bạn bị hội chứng ruột kích thích. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, bệnh kéo dài làm người bệnh luôn lo lắng căng thẳng mất ngủ, luôn luôn lo sợ bị các bệnh hiểm nghèo khác của ruột. Để giảm được triệu chứng bạn cần hiểu rõ hơn về bệnh và kết hợp giữa dùng thuốc của bác sĩ điều trị với chế độ ăn uống, sinh hoạt.
        Bạn có thể tham khảo thêm thông tin ở đây nhé:
        https://tambinh.vn/hoi-chung-ruot-kich-thich-ibs/
        Ngoài ra bạn có thể để lại số điện thoại để Tâm Bình liên hệ hỗ trợ cụ thể hơn cho tình trạng của bạn nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    14. Sam viết:

      Chào bs , gần đây em có uống kháng sinh điều trị viêm tai ngoài từ lúc đó hay bị tiêu chảy thường đi vào buổi sáng 1lần 1ngay ,vậy em có bị viêm đại tràng không ạ , em cảm ơn

      • Chào Sam, để xác định chính xác bạn có bị viêm đại tràng không, bạn cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, bác sĩ sẽ dùng một số kỹ thuật để chẩn đoán xác định nhé.
        Với biểu hiện tiêu chảy thường xuyên, bất thường của bạn cho thấy hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề, bạn nên trao đổi với bác sĩ điều trị của bạn về tình trạng đang gặp phải để thay đổi thuốc hoặc có hướng xử lý tốt hơn, tránh gặp các tác dụng không mong muốn và phát hiện sớm các vấn đề cơ thể bạn đang gặp phải.
        Chúc bạn sức khỏe!

    15. Hoài An viết:

      Chào dược sĩ,
      Em có 1 khoảng thời gian ngắn ăn khá ít cơm trong mỗi bữa ăn, rồi sau này ăn bình thường như hằng ngày, so ra thì không quá nhiều lượng cơm (chưa đầy 2 chén). Nhưng sau khi ăn, thì em bị đầy bụng, cảm giác thức ăn cứ trào lên lại,và đôi lúc ợ chua. Cảm giác đầy bụng và thỉnh thoảng khó thở, mặc dù lượng thức ăn lại không quá là nhiều đến nỗi no nê. Dược sĩ cho em hỏi tình trạng như vậy là mắc phải bệnh gì ạ ? Em cảm ơn ạ

      • Chào bạn, tình trạng đầy bụng có kèm theo ợ hơi và khó thở mới diễn ra gần đây khi em thay đổi lượng đồ ăn nạp vào có thể là biểu hiện của hội chứng chậm tiêu hoặc là dấu hiệu của một số bệnh lý đường tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng…Do đó, nếu mới diễn ra em nên điều chỉnh chế độ ăn uống, nên ăn các thức ăn dễ tiêu, ăn chín uống sôi, hạn chế đồ ăn chứa nhiều chất béo và các chất kích thích.
        Nếu đã áp dụng các biện pháp tại nhà chưa cải thiện, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra xác định chính xác nguyên nhân và tình trạng của mình, bác sĩ sẽ có phác đồ phù hợp.
        Chúc bạn sức khỏe!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      TPBVSK Đại tràng Tâm Bình: Công dụng, thành phần và liều dùng 26/12/19
      Với thành phần từ 12 vị thảo dược, TPBVSK Đại tràng Tâm Bình có tác dụng hỗ trợ làm giảm…
      Bà bầu bị tiêu chảy có nguy hiểm không? 25/02/20
      Bà bầu bị tiêu chảy là hiện tượng rất hay gặp, tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây ra…
      Rối loạn tiêu hoá ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, cách xử lý 16/10/20
      Rối loạn tiêu hoá ở trẻ em gây nên tình trạng nôn chớ, đau bụng, tiêu chảy,… Bệnh có thể…
      Viêm đại tràng khi mang thai: Cách điều trị để mẹ tròn con vuông 03/11/20
      Phụ nữ mắc viêm đại tràng khi mang thai hoàn toàn có thể có một thai kỳ khoẻ mạnh nếu…
      Xem tất cả bài viết