Viêm đại tràng thể táo bón: Nguyên nhân và cách chữa trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Viêm đại tràng thể táo bón: Nguyên nhân và cách chữa trị

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Linh Chi

    27/05/20

    Viêm đại tràng thể táo bón là dạng rối loạn chức năng của đại tràng, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy tình trạng này có đáng lo ngại không? Cách khắc phục như thế nào? Câu trả lời có trong bài viết dưới đây.

    5/5 - (49 bình chọn)

    1. Viêm đại tràng thể táo bón là gì?

    Viêm đại tràng thể táo bón là thuật ngữ mô tả tình trạng viêm nhiễm khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng. Trong trường hợp này, hệ thống hấp thụ nước hoạt động mạnh khiến cho phân bị khô cứng, gây khó khăn trong việc đào thải, từ đó phân tồn tại trong trực tràng lâu hơn, người bệnh phải cố dùng sức để đẩy phân ra ngoài.

    XEM THÊM:

    2. Nguyên nhân

    Viêm đại tràng thể táo bón có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, điển hình là thói quen ăn uống không lành mạnh, thường xuyên dung nạp thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Điều này khiến vi khuẩn có hại tấn công và xâm nhập vào niêm mại đại tràng.

    Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc tây, tâm lý căng thẳng kéo dài, bệnh tự miễn…  cũng là nguyên nhân tiềm ẩn. Tuy nhiên, ở thể táo bón, còn có những nguyên nhân đặc trưng như:

    Nguyên nhân gây viêm đại tràng thể táo bón

    Dung nạp quá nhiều thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ

    • Dung nạp quá nhiều thực phẩm chứa chất đạm, ít chất xơ, đồ ăn nhiều dầu mỡ…
    • Uống ít nước.
    • Ngồi nhiều, lười vận động.
    • Thường xuyên nén, nhịn đi vệ sinh.
    • Nhu động ruột hoạt động kém hiệu quả.

    xem thêm: Viêm đại tràng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả

    3. Triệu chứng

    Để nhận biết viêm đại tràng thể táo bón, có thể xem xét những triệu chứng sau:

    3.1. Đau bụng

    Đau âm ỉ ở vùng bụng, đôi khi kèm theo những cơ co thắt nhẹ. Cơn đau có thể lan xuống cả vùng xương chậu.

    Triệu chứng của viêm đại tràng thể táo bón

    Đau bụng

    3.2. Táo bón

    Người bệnh đi đại tiện ít hơn so với bình thường, dưới 3 lần/tuần. Số lượng phân tiêu ngày càng ít đi.

    Luôn muốn đi tiêu, cảm giác này có thể xuất hiện ngay sau khi đi đại tiện.

    3.3. Phân khô, cứng

    Phân khô cứng, không thành khuôn, đóng thành từng cục nhỏ như phân dê, mỗi lần đi xong có cảm giác đau rát hậu môn.

    3.4. Mệt mỏi, sút cân

    Người bệnh luôn trong tình trạng mệt mỏi, ăn không ngon miệng, tinh thần suy giảm, người gầy gò, không muốn làm việc cũng như vui chơi.

    4. Viêm đại tràng thể táo bón có ảnh hưởng gì không?

    Trước hết, các triệu chứng của viêm đại tràng thể táo bón diễn ra hằng ngày sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Điển hình là sự mệt mỏi, ăn không ngon, ngủ không yên, tâm lý thay đổi thường xuyên.

    Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời dễ chuyển thành viêm đại tràng mạn tính và có nguy cơ gây ra các biến chứng như: bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, thủng đại tràng.

    5. Cách điều trị

    5.1. Thuốc chữa viêm đại tràng thể táo bón

    Để cải thiện triệu chứng của viêm đại tràng thể táo bón, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định các loại thuốc sau:

    • Thuốc giảm đau chống viêm, điều hòa nhu động ruột.
    • Thuốc kháng sinh.
    • Thuốc chống co thắt đại tràng.

    Tuy nhiên, ở thể táo bón thì một số thuốc điều trị đặc trưng sẽ được kết hợp, cụ thể:

    Thuốc nhuận tràng tạo khối: Bisacodyl, Cascara, Cellulose… loại thuốc này có tác dụng làm mềm phân để dễ đào thải ra bên ngoài. Sau 1-3 ngày sử dụng sẽ thấy hiệu quả.

    Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Forlax, Sorbitol, Lactitol…  Tác dụng của loại thuốc này là giữ nước trong ruột, kích thích nhu động ruột đẩy phân ra ngoài, giúp việc đi đại tiện trở nên dễ dàng hơn.

    Điều trị viêm đại tràng thể táo bón

    Forlax – thuốc nhuận tràng

    Thuốc nhuận tràng kích thích: Dulcolax, Senoko, bisacodyl… có tác dụng giúp cơ thành đại tràng co thắt nhịp nhàng để đào thải phân ra ngoài.

    Lưu ý:

    Mặc dù các loại thuốc trên có thể cải thiện triệu chứng viêm đại tràng nhưng không thể loại bỏ được nguyên nhân gây bệnh. Nếu lạm dụng có thể gây lệ thuộc vào thuốc, tình trạng táo bón không những thuyên giảm mà còn trầm trọng hơn.

    Hơn nữa, lạm dụng thuốc tây còn có thể ảnh hưởng tới chức năng gan, thận, dạ dày… do đó, người bệnh nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

    5.2. Bài thuốc dân gian

    Rau diếp cá: Rau diếp cá rửa sạch, phơi khô, sau đó hãm như trà. Uống thay nước lọc hằng ngày để trị táo bón. Nếu thấy khó uống, có thể cho thêm chút đường.

    Rau mồng tơi: Hái 1 nắm rau mồng tơi, rửa sạch, xay nhuyễn, chắt lấy nước cốt, sau đó thêm chút nước lọc cho vào nồi đun sôi. Uống khi nguội, ngày 2 lần sẽ thấy triệu chứng bệnh được cải thiện.

    Vừng đen: Sao 50g vừng đen cho thơm, sau đó trộn với 30ml mật ong. Ăn 2-3 lần/ ngày. Thực hiện liên tục cho tới khi triệu chứng giảm.

    6. Lời khuyên của chuyên gia

    Theo Ths.BS YHCT Nguyễn Thị Hằng, chế độ ăn uống  hợp lý và thói quen sinh hoạt khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị. Do đó, để cải thiện triệu chứng bệnh, mỗi người nên chú ý:

    • Bổ sung chất xơ: Rau mồng tơi, khoai lang, yến mạch, chuối, hồng xiêm… là những thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao, góp phần cải thiện tốt triệu chứng khó tiêu, táo bón.
    • Uống nhiều nước: Mỗi ngày, người bệnh nên uống đủ 2-2,5 lít nước.
    • Chia nhỏ bữa ăn: Nhằm giảm tải cho dạ dày và đại tràng, người bệnh nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày. Có thể 5-6 bữa/ngày.
    • Tập thể dục: Yoga, bơi lội, đi bộ, cầu lông… thực hiện hằng ngày không chỉ cải thiện thể trạng mà còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

    Viêm đại tràng thể táo bón không khó để khắc phục. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên chủ quan bởi bệnh tiến triển nhanh và phát sinh nhiều vấn đề nguy hiểm. Do vậy, khi có triệu chứng trên, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu có thắc mắc nào về bệnh, hãy liên hệ tới hotline 0865344349 để được chuyên gia tư vấn, giải đáp.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    95.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì & kiêng ăn gì? 05/09/19
      Rối loạn tiêu hóa là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì…
      Bệnh kiết lỵ là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả 29/09/20
      Kiết lỵ là bệnh lý tiêu hoá có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi đặc biệt là trẻ em.…
      Vi khuẩn đường ruột E.Coli: Nguyên nhân gây tiêu chảy bạn cần biết 15/12/20
      Vi khuẩn đường ruột E.Coli là gì? Cơ chế gây bệnh, đối tượng có nguy cơ mắc phải vi khuẩn…
      Rối loạn tiêu hóa kiêng ăn gì và nên ăn gì? Lời khuyên của chuyên gia 11/04/20
      Rối loạn tiêu hóa kiêng ăn gì và nên ăn gì là thắc mắc của nhiều người. Bởi chế độ…
      Xem thêm