Rối loạn tiêu hoá ở trẻ em gây nên tình trạng nôn chớ, đau bụng, tiêu chảy,… Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của bé. Chính vì vậy, bố mẹ cần phát hiện kịp thời triệu chứng để có phương án điều trị phù hợp,
1. Rối loạn tiêu hoá ở trẻ em là bệnh gì?
Chứng rối loạn tiêu hoá ở trẻ em là những bất thường về chức năng dạ dày, ruột của trẻ gây đau bụng và những thay đổi trong vấn đề tiêu hoá. Theo thống kê của Bệnh viện Nhi Trung Ương Hà Nội, trong số các trẻ tới khám và tư vấn có tới 59% trẻ dưới 12 tháng tuổi có biểu hiện rối loạn tiêu hoá, tỷ lệ này ở trẻ 1-2 tuổi là 40%.
Bệnh có thể ảnh hưởng không tốt tới quá trình phát triển sau này của trẻ, nhất là các trường hợp rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bởi giai đoạn này trẻ cần một nguồn dinh dưỡng ổn định. Tuy nhiên nếu mắc phải bệnh này sẽ gây nên tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng. Thậm chí có thể khiến trẻ suy dinh dưỡng, chậm phát triển về thể chất và trí não.
2. Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
Bé có thể bị rối loạn tiêu hoá do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là một số nguyên nhân điển hình:
2.1. Do sức đề kháng yếu
Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ rất non nớt, các vi sinh vật bên trong đường ruột chưa đủ mạnh để tạo thành hàng rào bảo vệ cơ thể. Chính vì vậy, trẻ rất dễ bị các vi khuẩn tấn công dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hoá.
2.2. Ảnh hưởng của thuốc kháng sinh
Bệnh cũng hay xảy ra với trẻ đang trong hoặc sau quá trình điều trị bằng kháng sinh. Sử dụng kháng sinh nhất là trong thời gian dài có thể tiêu diệt các vi khuẩn có lợi, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây nên tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón ở trẻ.
2.3. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Nhiều bậc cha mẹ vẫn chưa có cái nhìn đúng nhất về chế độ dinh dưỡng cho trẻ chẳng hạn như:
- Cho trẻ ăn dặm quá sớm.
- Ăn quá nhiều thức ăn chứa đường, dầu mỡ.
- Thêm nhiều rau củ, chất xơ vào thực đơn của trẻ.
- Bữa ăn kéo dài dẫn đến thức ăn bị thiu, hỏng.
- Để trẻ ăn quá no hoặc quá nhiều 1 loại thức ăn.
2.4. Ngộ độc thức ăn
Hệ tiêu hoá của trẻ rất dễ bị rối loạn khi ăn phải những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh như:
- Chế biến mất vệ sinh.
- Bảo quản không cẩn thận.
- Đồ ăn ôi thiu.
- Nguồn nước nhiễm khuẩn.
2.5. Môi trường thiếu vệ sinh
Khi trẻ tiếp xúc với các vật nuôi như chó mèo, đồ dùng nhiễm khuẩn trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh nhưng không rửa tay rất dễ tạo điều kiện lây nhiễm vi khuẩn, giun sán, dẫn đến rối loạn tiêu hoá với các triệu chứng như: đau bụng, rối loạn đại tiện.
3. Triệu chứng trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hoá ở trẻ em có thể biểu hiện dưới dạng các triệu chứng khác nhau, điển hình như:
3.1. Nôn trớ
Thường gặp với các bé có hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện. Sau này, khi hệ tiêu hoá của bé đã dần hoàn thiện tình trạng này sẽ biến mất.
3.2. Tiêu chảy
Trẻ bị rối loạn tiêu hoá rất hay bị tiêu chảy dẫn đến trẻ bị mất nước, mất chất điện giải. Một số trường hợp nghiêm trọng thậm chí có thể bị tử vong nếu không xử lý kịp thời.
3.3. Đi ngoài phân sống
Sự chênh lệch lợi khuẩn và hại khuẩn trong ruột là nguyên nhân hàng đầu khiến bé đi ngoài phân sống. Bởi lẽ lúc này các vi khuẩn có hại tăng lên làm loạn khuẩn đường ruột. Trẻ xuất hiện các triệu chứng như: Đi ngoài phân lỏng, sống có dịch nhầy kèm theo đau bụng, đầy hơi,…
3.4. Táo bón
Tình trạng táo bón ở trẻ em cũng có thể là biểu hiện của tình trạng rối loạn tiêu hóa khi ăn phải những thức ăn cứng, nhiều dầu mỡ, hoặc đạm khó tiêu. Khi bị táo bón, trẻ thường bỏ bữa, biếng ăn dẫn đến cơ thể không hấp thụ được chất dinh dưỡng và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
4. Khi nào cần đến bác sĩ
Khi phụ huynh thấy trẻ có các biểu hiện rối loạn tiêu hoá dưới đây, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám.
- Đi ngoài phân lỏng, liên tục nhiều lần trong ngày.
- Nôn ói nhiều, trẻ mệt mỏi, không ăn uống được.
- Bệnh chuyển biến nặng, kèm theo sốt cao.
- Trẻ luôn khát nước dù đã uống rất nhiều nước.
- Sau 2 ngày điều trị tại nhà nhưng tình trạng vẫn không thuyên giảm.
5. Cách điều trị trẻ bị rối loạn tiêu hoá
Rối loạn tiêu hoá ở trẻ cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Các bậc phụ huynh cần nắm chắc một số kiến thức sau để đối phó với căn bệnh này ở trẻ.
5.1. Nguyên tắc khi điều trị
Khi trẻ có các dấu hiệu rối loạn tiêu hoá cần đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám, kiểm tra tình trạng. Từ đó lên phương án điều trị phù hợp nhất.
Bố mẹ không nên tự ý mua thuốc cho trẻ uống, không tự ý để trẻ dùng kháng sinh hay các loại thuốc cầm tiêu chảy. Tất cả các thuốc điều trị phải có sự chỉ định từ bác sĩ.
5.2. Cách chăm sóc khi bé bị rối loạn tiêu hoá
Khắc phục rối loạn tiêu hoá ở trẻ em tập trung chính vào việc chăm sóc giúp trẻ cải thiện các triệu chứng do bệnh gây ra. Khi trẻ có dấu hiệu rối loạn tiêu hoá bố mẹ nên:
5.2.1. Chú ý chế độ dinh dưỡng
- Cho trẻ ăn chín, uống sôi: Đồ ăn của trẻ cần được nấu chín kỹ, không cho trẻ ăn đồ tươi sống.
- Tránh cho trẻ ăn đồ ăn nhiều đạm, chất béo.
- Chia nhỏ các bữa ăn của trẻ, không ép trẻ ăn quá no hoặc khoảng cách các bữa quá gần nhau khiến bé khó tiêu hoá và hấp thụ.
- Cho trẻ ăn nhiều rau củ bổ sung chất xơ, hỗ trợ hệ tiêu hoá khoẻ mạnh hơn.
- Cho trẻ uống đủ nước tránh táo bón.
- Có thể khuyến khích trẻ đi lại nhiều hơn tốt cho hệ tiêu hoá.
5.2.2. Điều trị bằng thuốc
Bố mẹ có thể sử dụng kháng sinh đúng liều để điều trị triệu chứng rối loạn tiêu hoá cho trẻ. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc phải được sự đồng ý của bác sĩ. Bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ một số loại thuốc như:
- Thuốc cầm tiêu chảy: Loperamide…
- Thuốc trị táo bón: Colace…
5.2.3. Điều trị tại bệnh viện
Khi bệnh diễn biến nghiêm trọng nhất là những trường hợp rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế đảm bảo để trẻ được điều trị đúng cách. Bác sĩ có thể chỉ định truyền dịch trong trường hợp trẻ mất nước do nôn, tiêu chảy. Các trường hợp sốt cao, đi ngoài ra máu, tiêu chảy mất nước,… cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
➥ Xem thêm: Mách bạn [12+] Cách chữa rối loạn tiêu hoá tại nhà cứ áp dụng là khỏi
6. Phòng ngừa rối loạn tiêu hoá ở trẻ em
Để phòng ngừa rối loạn tiêu hoá cho trẻ, mẹ cần chú ý một số vấn đề sau:
- Khi mang thai cần ăn uống đủ chất, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá.
- 6 tháng đầu đời cần cho trẻ bú hoàn toàn để nâng cao hệ miễn dịch của trẻ. Nếu mẹ ít sữa, cần trao đổi với bác sĩ để tìm ra loại sữa thay thế phù hợp.
- Duy trì chế độ ăn uống khoa học học: Cả thực đơn của mẹ và bé đều cần đa dạng, giàu vitamin và đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Giữ gìn vệ sinh cho trẻ và môi trường xung quanh trẻ.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ khi định dùng bất kỳ loại thuốc gì.
- Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ để phòng tránh các bệnh nguy hiểm cũng như các vấn đề về rối loạn tiêu hoá.
- Tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
Rối loạn tiêu hoá ở trẻ em không quá nghiêm trọng nếu bố mẹ kịp thời phát hiện và xử lý đúng cách. Ngay từ bây giờ, hãy chú ý hơn tới việc ăn uống, vệ sinh của bé để hạn chế tối đa sự xuất hiện của bệnh. Mọi ý kiến thắc mắc vui lòng liên hệ: 0865 344 349 để được giải đáp.
XEM THÊM:
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Điều trị táo bón ở trẻ em
https://www.healthline.com/health/constipation-in-kids - Thuốc Colace giúp nhuận tràng
https://www.healthline.com/health/laxatives-side-effects
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Nguyễn Minh HoàngTốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.