{SOS} Buồn nôn, tiêu chảy có phải triệu chứng của Covid – 19?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    {SOS} Buồn nôn, tiêu chảy có phải triệu chứng của Covid – 19?

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    30/03/20

    Buồn nôn, tiêu chảy có thể là triệu chứng khởi phát sớm của Covid 19, trước cả khi bạn bị sốt, ho và đau họng.

    4.9/5 - (20 bình chọn)

    Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy: Gần một nửa bệnh nhân nhiễm Covid – 19 xuất hiện triệu chứng buồn nôn, nôn và tiêu chảy trước khi có biểu hiện sốt. Khảo sát này gợi ý, đây có thể triệu chứng khởi phát của dịch Covid – 19.

    1. Đừng bỏ qua triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy

    Chủng virus SARS-CoV-2 gây ra căn bệnh được gọi là Covid-19 đã lan ra gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tính đến 13h30, ngày 30/3, căn bệnh này đã lây nhiễm 723.287 người trên thế giới, giết chết 33.993 người.

    Buồn nôn, tiêu chảy có thể là triệu chứng của Covid-19

    Triệu chứng Covid 19 có thể khởi phát từ buồn nôn, tiêu chảy

    Những người nhiễm Covid-19 thường có các triệu chứng giống như viêm phổi, đặc biệt là sốt, ho và khó thở. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí American Journal of Gastroenterology miêu tả dữ liệu từ 204 bệnh nhân Covid 19 ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc cho biết: “Chúng tôi thấy có 99 bệnh nhân (45,8%) đến bệnh viện khám có triệu chứng tiêu hóa là chính. Mỗi bệnh nhân có biểu hiện khác nhau, chẳng hạn như chán ăn (83 trường hợp), tiêu chảy (29 trường hợp), nôn (8 trường hợp), đau bụng (4 trường hợp).” (Báo Thanh niên)

    Đặc biệt, có 7 bệnh nhân xuất hiện triệu chứng tiêu hóa mà không có biểu hiện hô hấp. Chính vì vậy, không ít người chủ quan, đến bệnh viện khám bệnh về tiêu hóa mà không nghĩ mình nhiễm Covid-19.

    Hay như trường hợp một bệnh nhân ở Mỹ nhiễm Covid-19, sau khi nhập viện đã báo cáo có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy. Các nhà nghiên cứu đã lấy mẫu phân của bệnh nhân này đem đi xét nghiệm đã tìm thấy RNA của virus SARS-CoV-2 trong đó.

    Một số trường hợp nhiễm Covid-19 ở Việt Nam cũng báo cáo rằng họ có biểu hiện tiêu chảy, nôn và buồn nôn.

    Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, theo dõi triệu chứng buồn nôn, nôn và tiêu chảy có thể giúp ngăn chặn đại dịch Covid-19 bùng phát.

    >> Tìm hiểu ngay: [CẢNH BÁO] Buồn nôn nhưng không nôn là biểu hiện bệnh gì?

    2. Buồn nôn, tiêu chảy – Liệu bạn có đang nhiễm Covid-19?

    Nếu chỉ có biểu hiện buồn nôn, tiêu chảy, không kèm các triệu chứng sốt, ho, đau người… bạn không nên quá lo lắng, bởi “thủ phạm” gây ra triệu chứng này xuất phát từ nhiều bệnh lý và yếu tố, cụ thể:

    2.1. Rối loạn tiêu hóa

    Những người bị rối loạn tiêu hóa thường có biểu hiện như:

    • Đau bụng, đi ngoài ra nước kèm buồn nôn;
    • Đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng bụng bên trái hoặc đau ở nhiều vị trí khác nhau;
    • Thường xuyên bị chướng hơi, ợ hơi, chán ăn, đắng miệng.

    Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do chế độ ăn uống thiếu khoa học, lạm dụng thuốc kháng sinh quá mức hoặc do tâm lý căng thẳng, stress kéo dài…

    Người bị rối loạn tiêu hóa có biểu hiện buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng

    Rối loạn tiêu hóa

    2.2. Tiêu chảy

    Tiêu chảy do nhiễm khuẩn E.Coli cũng là một trong những “thủ phạm” khiến bạn gặp phải triệu chứng “oái oăm” này:

    • Đau bụng, cơn đau có thể âm ỉ hoặc quặn lên từng cơn gây cảm giác khó chịu.
    • Đi ngoài liên tục, phân lỏng kèm máu, có hiện tượng buồn nôn, nôn, đắng miệng, ăn không ngon.
    • Người bệnh khi mất chất điện giải, dẫn tới sốt

    2.3. Do ngộ độc thực phẩm

    Nếu chẳng may ăn phải thức ăn ôi thiu, thực phẩm nhiễm ký sinh trùng, chứa chất độc (ví dụ: mật cá trắm, nấm độc, cá nóc…) thì tiêu chảy, buồn nôn cũng “ghé thăm” bạn.

    Triệu chứng điển hình có thể nhận ra:

    • Nôn ra tất cả thức ăn trong bụng chỉ sau vài giờ;
    • Đau bụng dữ dội, cơn đau có thể ập tới sau vài giờ kèm triệu chứng tiêu chảy.
    • Người bệnh có thể sốt hoặc không sốt, một số trường hợp còn nôn ra máu.

    2.4. Bệnh đại tràng

    Những người mắc các bệnh về đại tràng như: viêm trực tràng, viêm đại tràng, viêm manh tràng… có thể gặp phải triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy.

    Các dấu hiệu thường gặp:

    • Đau bụng ở vùng hố chậu phải hoặc trái;
    • Phân nhầy có khi lẫn máu;
    • Đi ngoài liên tục, phân nát hoặc toàn nước;
    • Buồn nôn, nôn;
    • Sụt cân, người mệt mỏi, chán ăn.
    Đi ngoài liên tục, buồn nôn cũng có thể là triệu chứng của bệnh đại tràng

    Bệnh đại tràng

    Để biết chính xác mình nhiễm Covid-19 hay các bệnh lý liên quan tới đại tràng hoặc đường tiêu hóa, tốt nhất bạn nên đến trung tâm y tế để được xét nghiệm, chẩn đoán. Từ đó, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị kịp thời, tránh rủi ro đáng tiếc xảy ra.

    3. Cách xử trí tiêu chảy do hệ tiêu hóa

    Hiện tượng tiêu chảy nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Để khắc phục triệu chứng này, người bệnh có thể uống thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ hoặc áp dụng các bài thuốc “cây nhà lá vườn”, cụ thể:

    3.1. Oresol

    Khi bị tiêu chảy, cơ thể sẽ mất nước và chất điện giải. Do đó, việc quan trọng và cần thiết là phải bù nước và chất điện giải kịp thời. Oresol là lựa chọn hàng đầu cho những trường hợp này. Bạn có thể thực hiện theo chỉ dẫn trên hộp thuốc.

    Uống Oresol bổ sung nước và chất điện giải

    Uống Oresol

    3.2. Loperamid

    Thuốc Loperamid được nhiều bác sĩ chỉ định trong việc điều trị đi ngoài, buồn nôn. Thuốc có tác dụng giảm tiết dịch nhu động ruột, hạn chế tình trạng mất nước và chất điện giải.Tuy nhiên, trước khi sử dụng, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

    3.3. Nước gạo rang

    Nước gạo rang, bài thuốc dân gian được nhiều người truyền tai nhau có hiệu quả trong điều trị tiêu chảy. Phương pháp này không chỉ có tác dụng cầm tiêu chảy mà còn cấp nước và bổ sung dưỡng chất cho người bệnh.

    Cách thực hiện: Gạo lứt, rang vàng cho thơm, sau đó đun với nước và thêm vài hạt muối. Sử dụng nước này cho tới khi hiện tượng tiêu chảy được cải thiện.

    3.4. Hồng xiêm xanh

    Hồng xiêm xanh có vị chát, tính bình, có tác dụng khắc phục hiệu quả chứng tiêu chảy.

    Cách thực hiện: Hồng xiêm thái lát mỏng, phơi khô, sau đó sao vàng để dùng dần. Mỗi lần bạn dùng 10 lát sắc với nước, uống liên tục trong 2 ngày sẽ thấy tác dụng.

    Ngoài ra, bài thuốc từ gừng, lá ổi… cũng được nhiều người áp dụng để cải thiện triệu chứng tiêu chảy, buồn nôn, bạn có thể tham khảo.

    Hiện tại, Virus Corona chủng mới có thực sự ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa hay không vẫn chưa được đưa ra. Tuy nhiên, với thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên giúp mọi người thận trọng hơn nếu có biểu hiện về tiêu hóa, đặc biệt là triệu chứng tiêu chảy, buồn nôn. Hãy đến ngay trung tâm y tế nếu có biểu hiện nghi ngờ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn và cộng đồng.

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    95.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Nhiễm trùng đường ruột: Những biến chứng nguy hiểm và cách điều trị 12/11/23
      Nhiễm trùng đường ruột hay nhiễm trùng đường tiêu hóa có thể gây mất nước nghiêm trọng do nôn mửa…
      Viêm đại tràng co thắt nên ăn gì và kiêng gì? Chuyên gia chia sẻ 03/11/20
      Biết được viêm đại tràng co thắt nên ăn gì và kiêng gì sẽ hỗ trợ bạn hiệu quả trong…
      Vị trí đại tràng nằm ở đâu? Có cấu tạo và chức năng gì? 27/07/19
      Vị trí đại tràng nằm ở đâu và có cấu tạo, chức năng gì không phải ai cũng nắm rõ.…
      Rối loạn thần kinh thực vật – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 27/08/21
      Rối loạn thần kinh thực vật có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác vì các biểu hiện…
      Xem thêm