Bị đau buốt trong xương ống chân thường xảy ra ở những người tập luyện thể thao cường độ cao. Tuy nhiên, những đối tượng khác cũng không loại trừ khả năng mắc phải tình trạng này. Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng đau buốt xương ống chân là gì và đâu là cách xử lý hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
1. Bị đau buốt trong xương ống chân là gì?
Xương ống chân (hay xương ống đồng, xương cẳng chân, xương chày) là xương lớn ở phía trước cẳng chân, giữa đầu gối và bàn chân. Đau xương ống chân còn được gọi là đau ống quyển. Khi gặp phải tình trạng này, bạn sẽ cảm thấy đau, nhức ở phía trước cẳng chân, có thể đi kèm sưng nhẹ, đau khi chạm vào. Cơn đau có thể xảy ra ở một hoặc cả hai chân. Đau có thể giảm khi nghỉ ngơi. Nhưng cũng có trường hợp đau dai dẳng, không ngừng.
Tình trạng này có thể xảy ra ở người cao tuổi, đau nhức xương chân ở người trẻ, cũng có thể bị đau buốt trong xương ống chân ở trẻ em. Mỗi độ tuổi sẽ có những nguyên nhân phổ biến khác nhau gây ra tình trạng này.
2. Nguyên nhân gây đau buốt xương ống chân
2.1. Vận động quá sức
2.2. Chấn thương đau buốt trong xương ống chân
Những chấn thương ở xương ống chân hay những vùng lân cận có thể là nguyên nhân. Chấn thương có thể xảy ra khi lao động, sinh hoạt hàng ngày, tham gia giao thông. Thậm chí việc tập luyện mà không khởi động kỹ, tập sai kỹ thuật cũng có thể gây chấn thương.
2.3. Sự phát triển của xương sụn
2.4. Thiếu hụt vitamin D, canxi
2.5. Dị tật bẩm sinh ở bàn chân
2.6. Hệ quả của các bệnh lý khác
Nhức xương ống chân là bệnh gì có lẽ là mối bận tâm của nhiều người. Trên thực tế đây hoàn toàn có thể là triệu chứng hay hệ quả của một bệnh lý tiềm ẩn. Đó có thể là bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp, loãng xương, viêm cơ, giãn tĩnh mạch… Với mỗi tình trạng bệnh các cơn đau sẽ thường đi kèm với một hoặc một vài triệu chứng khác như sưng nóng khớp, cứng khớp, sốt, tê bì chân…
3. Đối tượng có nguy cơ cao
Một số đối tượng có khả năng gặp phải tình trạng này cao hơn những người khác:
- Người có có lòng bàn chân phẳng hoặc vòm bàn chân cao
- Người tập luyện thể dục thể thao đột nhiên tăng thời gian, tần suất, cường độ tập.
- Người vừa gặp chấn thương ở chân.
- Phụ nữ mang thai và sau sinh.
- Người trong độ tuổi phát triển chiều cao.
Xem thêm:
Cảm giác đau nhức trong xương là biến chứng bệnh gì? Tham khảo ngay!
Chân tay buồn bực khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống – Cách điều trị ra sao?
Tê bì chân tay là bệnh gì? Nguyên nhân – Triệu chứng – Điều trị
4. Bị đau buốt trong xương ống chân có nguy hiểm không?
Tình trạng này có thể được cải thiện sau vài ngày tự chăm sóc tại nhà hoặc thay đổi chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, rèn luyện. Tuy nhiên, nếu đây là triệu chứng của các bệnh lý khác thì cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Bởi những biến chứng có thể là rất nguy hiểm như giảm khả năng vận động, teo cơ, thậm chí là tàn tật.
5. Khi nào cần tới gặp bác sĩ?
Vậy trong trường hợp nào bạn cần tìm tới sự trợ giúp y tế? Nếu nằm trong một trong những trường hợp sau đây hãy tới ngay các cơ sở y tế:
- Đau kéo dài trên 5 ngày.
- Đau dữ dội trong 1 ngày, đặc biệt là sau khi gặp chấn thương.
- Đau kèm theo các triệu chứng khác.
- Khó khăn trong chuyển động, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.
6. Chẩn đoán
Thông thường việc chẩn đoán sẽ bắt đầu bởi những câu hỏi, đánh giá lâm sàng. Bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh, đặc thù công việc, thói quen tập luyện, chấn thương mới gặp… Sau đó sẽ xem xét các triệu chứng và chỉ định một số chẩn đoán khác:
- Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang giúp xác định các vấn đề về cấu trúc xương khớp. Chụp MRI nhằm đánh giá mức độ tổn thương.
- Xét nghiệm máu: Đánh giá mức độ viêm nhiễm. Xét nghiệm loại trừ với việc kiểm tra nồng độ axit uric.
7. Điều trị đau buốt trong xương ống chân
7.1. Nghỉ ngơi giảm đau buốt trong xương ống chân
7.2. Chườm lạnh
7.3. Ngâm chân trước khi đi ngủ
Bàn chân là nơi tập trung nhiều huyệt đạo. Việc ngâm chân bằng nước muối ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp lưu thông khí huyết, giảm bớt đau nhức. Bạn cũng sẽ cảm thấy thoải mái, dễ đi vào giấc ngủ hơn.
7.4. Thuốc trị đau xương ống chân
Nhằm giúp giảm triệu chứng đau, bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc dưới đây:
- Thuốc giảm đau: Paracetamol
- Thuốc kháng viêm NSAID: Ibuprofen
- Thuốc giảm đau dạng gel hoặc kem dùng ngoài da: Có tác dụng giảm đau tại chỗ.
- Bổ sung vitamin D, canxi.
7.5. Sử dụng dụng cụ hỗ trợ
Nẹp vòm, miếng lót giày hấp thụ sốc, đế chỉnh hình bàn chân hoặc giày chuyên dụng sẽ được sử dụng để giúp ngăn ngừa cơn đau buốt xương ống chân. Đặc biệt là đối với trường hợp người bị vòm chân phẳng.
7.6. Bổ sung vitamin D, canxi trong bữa ăn
7.7. Vật lý trị liệu giảm đau buốt trong xương ống chân
Một số kỹ thuật trị liệu phù hợp sẽ được áp dụng để giảm bớt cơn đau, tăng độ linh hoạt của khớp, phục hồi chức năng vận động. Tuy nhiên, bạn phải kiên trì trong quá trình điều trị.
8. Cách phòng tránh
Để giảm nguy cơ bản thân gặp phải tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Tránh tập luyện quá sức; không đột ngột tăng cường độ, tần suất tập. Khởi động kỹ trước khi tập. Nếu bạn chạy bộ đường dài hàng ngày điều quan trọng nhất là hãy chọn cung đường chạy bằng phẳng, giày chạy phù hợp. Nên cân nhắc thay giày sau từ 560 – 800km đường chạy.
- Hãy lựa chọn môn thể thao ít tác động tới cẳng chân hoặc tập xen kẽ với môn thể thao đòi hỏi phải tác động lực liên tục lên chân. Bạn có thể bơi lội, tập yoga…
- Tránh tối đa chấn thương bằng cách sử dụng các biện pháp bảo hộ trong lao động, chơi thể thao.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho xương khớp.
- Khám sức khỏe định kỳ. Điều trị theo phác đồ các bệnh lý xương khớp có khả năng gây đau buốt xương ống chân.
Những thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo. Nếu cần tư vấn thêm thông tin về những vấn đề có liên quan tới xương khớp hãy liên hệ tới hotline 1800.28.28.85.
XEM THÊM
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.