Tê bì chân tay là bệnh gì? Nguyên nhân - Triệu chứng - Điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Tê bì chân tay là bệnh gì? Nguyên nhân – Triệu chứng – Điều trị

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Phạm Thu Hoàn

    28/10/21

    Tê bì chân tay gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt và công việc hằng ngày. Liệu đây có phải là tình trạng bệnh lý cần điều trị kịp thời hay không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về nguyên nhân của tình trạng này và tìm kiếm giải pháp xử lý phù hợp.

    5/5 - (1031 bình chọn)

    1. Tê bì chân tay là bệnh gì?

    Tê bì chân tay hay còn gọi là chứng dị cảm là tình trạng vùng da ở chân và tay bị tê. Người bệnh có cảm giác như kiến bò hay kim châm vào da. Đây có thể là biểu hiện sinh lý bình thường hoặc dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nghiêm trọng.

    Tình trạng này đôi khi có thể tự khỏi bằng cách thay đổi áp lực lên dây thần kinh (thay đổi tư thể). Tuy nhiên, đối với các trường hợp dai dẳng, cần áp dụng những phương pháp chuyên sâu bởi có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác.

    tê bì chân tay

    2. Nguyên nhân tê bì chân tay

    Chứng tê buồn chân tay xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau đây là một số lý do phổ biến nhất:

    2.1. Tê bì chân tay không do bệnh lý

    Tê tay chân có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân rất đơn giản trong thói quen sinh hoạt hàng ngày hoặc tác động ngoại cảnh.

    • Sai tư thế: Đứng lâu, ngồi xổm, ngồi vắt chân, ngủ gối đầu lên tay, đi giày hoặc găng tay quá chật… khiến máu khó lưu thông, mạch máu và thần kinh bị chèn ép làm chân tay tê bì. Đây cũng là nguyên nhân khiến bạn hay bị tê chân, bị tê tay khi ngủ.
    • Thay đổi thời tiết: Sự thay đổi đột ngột của thời tiết khiến cơ thể không kịp thích ứng. Đặc biệt, người có sức đề kháng suy giảm khi gặp trời lạnh, khí huyết sẽ bị ngưng trệ, dẫn đến các đầu ngón tay, ngón chân tê bì và khó cử động.
    • Lạm dụng bia rượu: Những tổn thương ở hệ thần kinh và não bộ do sử dụng quá nhiều rượu bia, chất kích thích khiến người bệnh luôn có cảm giác kiến bò, râm ran.
    • Thiếu hụt vitamin và khoáng chất: Người bị thiếu vitamin B1, B12, canxi hay acid folic cũng dễ có cảm giác tê buồn ở chân tay.
    • Căng thẳng kéo dài: Stress, lo âu quá độ có thể kích thích tế bào thần kinh gần bề mặt da gây tê bì và ngứa.
    • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có thể gây tê tay chân.
    • Phụ nữ mang thai: Thai nhi càng lớn càng chèn ép lên mạch máu và rễ thần kinh, làm cản trợ quá trình lưu thông máu.
    Tê bì chân tay do sai tư thế

    Ngồi vắt chéo chân thường xuyên có thể gây tê bì chân

    2.2. Tê bì chân tay do bệnh lý xương khớp

    Bệnh lý về xương khớp là câu trả lời phổ biến cho tê tay chân là bệnh gì. Một số bệnh có thể gây ra tình trạng này là:

    • Thoát vị đĩa đệm: Nhân nhầy ở đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí thông thường và chèn ép dây thần kinh. Bệnh không chỉ gây tê bì mà còn có thể dẫn tới biến chứng teo cơ.
    • Thoái hóa đốt sống: Quá trình thoái hóa khiến sụn khớp bị bào mòn, chèn ép lên dây thần kinh. Tủy sống và dây thần kinh bị chèn ép gây ra các phản ứng viêm, kèm theo triệu chứng tê buồn, đau nhức, khó vận động.
    • Đau thần kinh tọa: Dây thần kinh tọa bị tổn thương là nguyên nhân thường gặp. Bệnh gây ra các cơn tê bì, đau nhức dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, bắt đầu từ xương chậu xuống mông, cẳng chân và ngón chân. Ngoài ra còn có thể gây mất kiểm soát ở bàng quang và ruột.
    • Hẹp ống sống: Ống sống thu nhỏ lại gây áp lực lên các rễ thần kinh.
    Tê bì chân tay do bệnh lý xương khớp

    Thoát vị đĩa đệm có thể là một nguyên nhân

    2.3. Một số bệnh lý khác

    Một số bệnh mạn tính như mỡ máu cao, bệnh về tim mạch… cũng có thể gây tê tay chân. Đặc biệt, nếu bị tổn thương dây thần kinh do mất kiểm soát đường huyết (bệnh tiểu đường) thì khả năng phục hồi là rất nhỏ. Đau dây thần kinh ngoại biên cũng là một bệnh lý không thể bỏ qua. Đây là tình trạng tổn thương các dây thần kinh nằm ngoài tủy sống và não bộ. Nguyên nhân thường gặp nhất là do chấn thương hoặc nhiễm trùng.

    Ngoài ra, bị nhiễm trùng do bệnh lao, phong, thương hàn, các loại virus cũng khiến cho các dây thần kinh chi phối hoạt động của tay chân bị rối loạn.

    >>Đừng bỏ lỡ: Cảnh giác với tê bì đầu ngón tay, ngón chân do mỡ máu cao

    3. Triệu chứng tê bì chân tay

    Các dấu hiệu của tình trạng này khá dễ nhận diện. Tuy nhiên lại thường bị bỏ qua do sự chủ quan của người bệnh vào giai đoạn đầu.

    ✅ TRIỆU CHỨNG

    ⭐ BIỂU HIỆN CHI TIẾT

    Cảm giác tê buồn ⭐ Ban đầu, các đầu ngón tay, ngón chân tê rần như bị kiến bò, kim châm và có thể kèm theo chuột rút cơ bắp. Vị trí cảm nhận rõ rệt nhất là ở hai ngón trỏ và giữa.
    Cảm giác đau ⭐ Mức độ tê đau tăng dần, lan sang bàn tay, cổ tay, lan lên cả cánh tay.
    Rối loạn chức năng tiêu hóa, bài tiết ⭐ Trường hợp nặng có thể bị rối loạn tiểu tiện, đại tiện. Người bệnh bị mất ý thức trong một thời gian ngắn, kèm theo co giật.
    Triệu chứng khác ⭐ Đau vai gáy, đau thắt lưng, đau dọc theo dây thần kinh, tê buốt mông, đùi, mặt ngoài cẳng chân, bàn chân, cử động khó khăn…

    4. Tê bì tay chân khi nào cần gặp bác sĩ?

    Bạn cần tới gặp bác sĩ nếu tình trạng tê bì kéo dài, ngày càng trầm trọng đi kèm với các triệu chứng khó chịu khác. Trong một số trường hợp có thể phải cần sự trợ giúp y tế khẩn cấp đi kèm với tê tay chân như:

    • Tê toàn bộ cánh tay hoặc toàn bộ chân
    • Tê chân tay sau một chấn thương ở đầu
    • Đau đầu đột ngột
    • Khó nói
    • Tức ngực, khó thở
    • Cảm giác mất lực ở tay, chân
    • Choáng váng, mất tỉnh táo

    5. Chẩn đoán

    Do tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân nên để chẩn đoán chính xác, bác sĩ có thể phải dùng nhiều phương pháp.

    • Khám lâm sàng: Hỏi về triệu chứng, chấn thương gặp phải gần đây, thói quen sinh hoạt, đặc thù nghề nghiệp, tiền sử bệnh.
    • Kiểm tra phản xạ, sức mạnh cơ bắp, chức năng cảm giác.
    • Chẩn đoán hình ảnh: Chụp MRI, chụp CT, chụp X-quang
    • Xét nghiệm máu: Công thức máu, đường huyết, hormone kích thích tuyến giáp…

    6. Điều trị tê bì chân tay

    Trong trường hợp tê bì, châm chích chân tay là biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể thì chỉ sau một thời gian ngắn, tình trạng này sẽ chấm dứt. Đối với những trường hợp khác, tùy vào nguyên nhân, tình trạng bệnh và thể trạng của bệnh nhân sẽ có cách chữa tê bì chân tay thích hợp.

    6.1. Thuốc tây chữa tê bì chân tay

    Bác sĩ thường chỉ định sử dụng một số loại thuốc chống viêm, giảm đau phù hợp với từng loại bệnh như Paracetamol, thuốc chống viêm không steroid (Aspirin, Diclofenac, Ketoprofen, Ibuprofen), corticoid… Bên cạnh đó, có thể kết hợp dùng vitamin nhóm B và thuốc giãn mạch ngoại vi để làm giảm triệu chứng đau nhức tê buốt.

    Trong trường hợp tê buồn chân tay do rối loạn chuyển hóa lipid máu thì người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc để kiểm soát lipid trong máu sao cho ở ngưỡng an toàn. Nếu tình trạng tê buồn chân tay do nhiễm trùng, nhiễm độc thì cần điều trị để loại bỏ chất độc khỏi cơ thể. Nếu bệnh nhân bị đái tháo đường thì cần dùng thuốc đặc trị để kiểm soát lượng đường huyết hợp lý.

    Thuốc tây chữa tê bì chân tay

    Trong một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định Ibuprofen

    6.2. Bài thuốc dân gian chữa tê buồn chân tay

    Người bệnh có thể áp dụng cách trị tê tay chân bằng bài thuốc dân gian dưới đây. Các bài thuốc này đòi hỏi thời gian, công sức chuẩn bị. Nhưng nguyên liệu khá dễ kiếm và tiết kiệm chi phí.

    Uống nước lá lốt: 

    Lá lốt giúp giảm đau, trừ phong thấp, giảm tê tay chân. Bên cạnh đó, lá lốt còn là loại kháng sinh tự nhiên, giúp kháng viêm hiệu quả.

    Bạn chỉ cần rửa sạch một nắm lá lốt tươi. Sau đó cho vào ấm đun cùng 500ml nước và một chút muối tinh. Đun sôi rồi hạ lửa cho đến khi nước cạn còn khoảng 200ml thì tắt bếp. Uống sau bữa tối, liên tục trong vòng 10 ngày.

    Đắp ngải cứu:

    Lá ngải có tính ấm, giúp giãn cơ, chống đau mỏi, đồng thời thúc đẩy lưu thông máu trong cơ thể. Rửa sạch 1 bó ngải cứu và đun sôi 2 lít nước. Cho ngải cứu cùng 2 thìa muối tinh vào đến khi ngải cứu mềm. Vớt lá ngải cứu ra để nguội bớt rồi đắp lên tay chân. Thực hiện 2 lần mỗi ngày, liên tục trong khoảng 7 ngày.

    Bài thuốc dân gian chữa tê buồn chân tay

    Uống nước lá lốt giúp giảm đau, giảm tê bì

    6.3. Xoa bóp, bấm huyệt trị tê bì 

    Tê bì chân tay phần lớn các trường hợp là do dây thần kinh bị chèn ép. Vì thế, áp dụng phương pháp xoa bóp, bấm huyệt mang đến hiệu quả tích cực. Người bệnh nên sử dụng một lượng nhỏ tinh dầu, thoa đều lên vùng bị tê bì rồi dùng lực của bàn tay massage, day vào các huyệt đạo có liên quan.

    Xoa bóp, bấm huyệt giúp làm ấm mạch máu và tứ chi, đuổi hàn thấp, kích thích máu lưu thông. Đồng thời giúp đả thông kinh mạch, giảm áp lực lên các dây thần kinh và thư giãn xương khớp. Từ đó cải thiện độ linh hoạt cho chân tay, giảm tê buồn, đau nhức.

    bấm huyệt trị tê bì tay

    Xoa bóp, bấm huyệt có thể cải thiện tình hình

    6.4. Bài tập hỗ trợ điều trị tê buồn chân tay

    Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị, người bệnh có thể thực hiện các bài tập giúp cải thiện tình trạng tê buồn chân tay. Để lựa chọn được bài tập phù hợp hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia.

    Bài tập giãn cơ tay chân

    • Xòe rộng các ngón tay, ngón chân hết cỡ
    • Sau đó nắm bằn tay lại và gập ngón chân lại.
    • Thực hiện đều đặn 5 phút mỗi ngày

    Bài tập lưu thông khí huyết

    • Xoa 2 bàn tay lại với nhau đến khi ấm nóng
    • Dùng tay xoa dọc từ cẳng chân xuống bàn chân và mu bàn tay
    • Lặp lại động tác 3 – 5 lần

    6.4. Phẫu thuật

    Phương pháp này áp dụng với trường hợp nặng, không đáp ứng với các cách điều trị khác, nguy cơ biến chứng cao. Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp phẫu thuật giải phóng dây thần kinh trong ống cổ tay giúp giảm tình trạng đau cơ và tê nhức.

    7. Cách phòng tránh

    Một số biện pháp phòng tránh dưới đây có thể giúp ích cho bạn:

    • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc căng thẳng, áp lực.
    • Không giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài. Hãy đứng dậy đi lại, vận động sau mỗi 30 – 60 phút.
    • Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D, K, canxi, giàu kẽm… Đồng thời, tránh những thực phẩm có chứa tính axit cao.
    • Rèn luyện thể lực vừa sức đều đặn.
    • Thăm khám sức khỏe định kỳ. Nếu phát hiện ra các bệnh có thể khiến tê buồn tay chân hãy điều trị kịp thời.

    Nếu bạn đang lo lắng về tình trạng tê bì chân tay xuất phát từ các bệnh lý xương khớp hoặc cần tìm hiểu thêm thông tin đừng ngần ngại gọi tới hotline 0343 44 66 99 để được tư vấn.

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Viên khớp Tâm bình

    Tìm hiểu thêm

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Chữa gai cột sống bằng lá lốt có tốt không? – Hướng dẫn 9 cách dùng 09/11/20
      Chữa gai cột sống bằng lá lốt khá phổ biến trong dân gian. Có nhiều cách dùng lá lốt để…
      Sụn vi cá mập và những tác dụng tuyệt vời của nó 06/11/19
      Sụn vi cá mập từ lâu đã được biết đến là loại dưỡng chất quý hiếm, được nhiều người "săn…
      Thuốc Chondroitin là gì và có tác dụng như thế nào? 21/11/19
      Thuốc Chondroitin là chất có tác dụng tốt đối với sụn khớp và thường được dùng để phòng ngừa, điều…
      Viêm khớp thái dương hàm: Nguyên nhân – triệu chứng – cách điều trị 25/12/21
      Viêm khớp thái dương hàm là bệnh lý tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng không nhỏ…
      Xem tất cả bài viết