Đau xương bàn chân là bệnh gì? Điều trị như thế nào?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Đau xương bàn chân là bệnh gì? Điều trị như thế nào?

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Linh Chi

    13/07/24

    Nhiều người gặp phải tình trạng đau xương bàn chân mà không hề hay biết nguyên nhân gây bệnh là gì, có nguy hiểm không. Để giúp giải quyết vấn đề này hãy cùng tìm hiểu những thông tin cơ bản về tình trạng này trong bài viết dưới đây.

    4.9/5 - (74 bình chọn)

    1. Đau xương bàn chân là bệnh gì?

    Đây là hiện tượng đau ở phần xương bàn chân – xương ở ngay dưới xương ngón chân. Xương bàn chân là bộ phận góp phần quan trọng trong chuyển động và nâng đỡ cơ thể.

    Đau xương bàn chân có thể xuất hiện ở một bên hoặc cả hai chân. Đau gây khó chịu cho cơ thể, ảnh hưởng tới vận động, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ làm giảm chất lượng sống và dẫn tới những biến chứng khó lường.

    Đau xương bàn chân

    2. Triệu chứng đau xương bàn chân

    Dấu hiệu nhận biết đau xương bàn chân rất dễ nhận biết. Không phải bất kỳ ai cũng gặp phải tất cả các dấu hiệu được nêu dưới đây. Mức độ, tần suất của mỗi triệu chứng ở mỗi người cũng không hoàn toàn giống nhau.

    • Đau ở vùng bàn chân. Đó có thể là toàn bộ bàn chân hoặc đau lòng bàn chân, đau gần gót chân.
    • Tê bì, đau ngón chân.
    • Cơn đau tăng khi chuyển động.
    • Cứng khớp bàn chân vào buổi sáng.
    • Đi lại khó khăn hơn.

    3. Nguyên nhân gây đau xương bàn chân

    Vì sao bị đau xương bàn chân có lẽ là mối bận tâm của không ít người? Lý do của tình trạng này đôi khi không đáng ngại. Tuy nhiên cũng có trường hợp đây là biểu hiện của bệnh lý cần điều trị kịp thời.

    3.1. Ảnh hưởng của thời tiết gây đau xương bàn chân

    Việc thay đổi thời tiết đột ngột, trời quá lạnh sẽ dẫn tới dịch khớp bàn chân bị đặc hơn, máu lưu thông kém. Điều này sẽ dẫn tới những triệu chứng như cứng khớp bàn chân, đau bàn chân.

    3.2. Mang giày không phù hợp

    Những cơn đau ở bàn chân có thể xuất phát từ chính đôi giày bạn đang mang. Việc đi giày quá chật sẽ gia tăng áp lực cho bàn chân, giảm lưu thông máu. Đi giày cao gót trong thời gian dài sẽ dồn trọng lượng lên phần trước của bàn chân, gây mất cân đối dẫn tới đau.

    Mang giày không phù hợp gây đau xương bàn chân

    Đi giày cao gót trong thời gian dài có thể là nguyên nhân gây đau

    3.3. Thừa cân, béo phì

    Trọng lượng cơ thể vượt quá mức cho phép cũng là một trong những yếu tố gây bệnh. Cân nặng càng lớn, bàn chân càng phải chịu lực nhiều, nhất là khi di chuyển.

    3.4. Hoạt động quá mức

    Việc lao động hoặc tham gia các môn thể thao đòi hỏi sự vận động, chịu lực lớn của bàn chân có thể là nguyên nhân gây đau. Đó có thể là mang vác vật nặng, nhảy cao, nhảy xa, đau lòng bàn chân khi chạy bộ…

    Đau xương bàn chân do hoạt động quá mức

    Cơn đau có thể xảy ra do hoạt động thể thao quá mức

    3.5. Chấn thương gây đau xương bàn chân

    Một số chấn thương tại chân như gãy xương, giãn dây chằng… có thể gây ra những cơn đau dai dẳng hoặc dữ dội. Những chấn thương này có thể xảy ra trong sinh hoạt hàng ngày, lao động, chơi thể thao.

    3.6. Cấu tạo bất thường của bàn chân

    Những cấu tạo bẩm sinh của bàn chân cũng có thể kích thích gây đau bàn chân. Thường quá trình này kéo dài và đi kèm với các yếu tố tăng nguy cơ khác.

    Theo đó, người có vòm chân cao sẽ gây áp lực lớn lên vùng giữa mắt cá chân và các ngón chân. Và người có ngón chân thứ hai dài hơn ngón chân cái cũng đau xương mu bàn chân nhiều hơn.

    Những người có bàn chân bẹt cũng gặp những khó khăn nhất định khi đi bộ nhiều, dễ vấp ngã khi chạy. Ban đầu, tình trạng này không gây đau nhưng dần dần người bệnh sẽ thấy đau gót chân, bàn chân, đau mắt cá chân.

    Cấu tạo bất thường của bàn chân gây đau xương bàn chân

    Bàn chân bẹt có thể là nguyên nhân gây đau

    3.7. Thoái hóa khớp

    Đây là tình trạng tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn, suy giảm dịch khớp. Thông thường bệnh do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể gây nên. Tất cả các khớp xương trong cơ thể đều bị ảnh hưởng, đặc biệt là các khớp phải hoạt động nhiều, trong đó có bàn chân.

    3.8. Viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý tự miễn. Nó gây viêm đau ở các khớp mang tính đối xứng. Do đó khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh sẽ bị đau xương cả hai bên bàn chân.

    Viêm khớp dạng thấp gây đau xương bàn chân

    Viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở các khớp bàn chân

    3.9. Bệnh gút

    Nhiều người thường biết tới bệnh gút với biểu hiện đau ngón chân cái. Tuy nhiên, các khớp bị gút tại bàn chân cũng có thể tác động tới cả bàn chân. Căn bệnh này có thể gây đau xương mu bàn chân trái hay đau xương mu bàn chân phải.

    4. Đau xương bàn chân có nguy hiểm không?

    Các trường hợp tình trạng đau do thời tiết, đi giày không phù hợp, hoạt động quá mức khi xử lý những nguyên nhân này tình trạng đau sẽ biến mất. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài có thể gây ảnh hưởng tới các bộ phận khác ở bàn chân hoặc ở những nơi khác trên cơ thể. Cụ thể việc thay đổi dáng đi do đau bàn chân có thể khiến bạn bị đau lưng dưới hoặc hông. Đặc biệt, với trường hợp nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp, thậm chí tàn phế.

    5. Chẩn đoán

    Bác sĩ sẽ giúp xác định chính xác vấn đề người bệnh đang gặp phải bằng cách thực hiện một loạt các phương pháp chẩn đoán.

    • Khám lâm sàng: Hỏi bệnh nhân về tiền sử bệnh, triệu chứng, kiểm tra các hoạt động của bàn chân.
    • Chụp X-quang: Được chỉ định khi nghi ngờ tổn thương tại các vùng bàn chân. Phương pháp này cung cấp hình ảnh về các vấn đề xương khớp như viêm khớp, gãy xương, gai xương…
    • Chụp MRI: Đem tới hình ảnh chi tiết về mô mềm xung quanh khớp như sụn, dây thần kinh, mao mạch, dây chằng.

    6. Điều trị đau xương bàn chân

    Việc lựa chọn phương pháp nào phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời, giai đoạn bệnh và thể trạng của bệnh nhân cũng là những yếu tố cần cân nhắc. Đặc biệt, khi các cơn đau trở nặng, người bệnh nên để bàn chân được nghỉ ngơi, không vận động quá mạnh.

    6.1. Chườm giảm đau

    Phương pháp chữa đau xương bàn chân tại nhà này phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ. Nó cũng có thể được sử dụng như một biện pháp hỗ trợ. Có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh trong vòng 15 phút. Lưu ý là không chườm lên vết thương hở.

    Chườm giảm đau xương bàn chân

    Chườm có thể giúp bạn giảm bớt cơn đau

    6.2. Massage trị đau xương bàn chân

    Xoa bóp cũng cách chữa đau nhức bàn chân được nhiều người áp dụng. Nó sẽ tăng cường lưu thông máu, giảm đau nhức. Bạn có thể tự xoa bóp tại nhà hoặc có thể tới các cơ sở chuyên nghiệp.

    6.3. Lựa chọn giày phù hợp

    Một trong những nguyên nhân gây đau chân là do mang giày không phù hợp. Thêm vào đó, khi cơn đau xuất hiện, việc lựa chọn giày sao cho thoải mái và nâng đỡ bàn chân tốt nhất là điều cần thiết. Người bệnh không nên đi giày cao gót, không đi giày quá chật hoặc quá rộng. Một đôi giày ôm vòm chân, độ bám tốt và gót thấp sẽ là lựa chọn phù hợp. Bạn cũng có thể sử dụng miếng lót giày mềm hoặc đệm mỏng. Thêm vào đó có thể dùng tất chuyên dụng.

    Lựa chọn giày phù hợp để giảm đau bàn chân

    Một số miếng đệm lót chuyên dụng có thể giúp giảm đau

    6.4. Thuốc trị đau xương bàn chân

    Trong trường hợp cần dùng thuốc để giảm bớt tình trạng sưng viêm đau, bác sĩ có thể chỉ định:

    – Thuốc giảm đau, chống viêm: Ibuprofen… giúp giảm cơn đau nhanh chóng tuy nhiên có thể gây ra một số tác dụng phụ.

    – Thuốc bôi dưới dạng mỡ, kem, gel như Capsaicin: Dùng để bôi trực tiếp vào bàn chân. Tác dụng qua da làm giảm đau.

    Thuốc trị đau xương bàn chân

    Thuốc bôi Capsaicin giúp giảm đau

    6.5. Vật lý trị liệu

    Các bài tập vật lý trị liệu, thủy trị liệu, nhiệt trị liệu… có thể được áp dụng để giảm đau, khôi phục khả năng chuyển động thông thường của bàn chân. Đặc biệt, phương pháp này tỏ ra có hiệu quả với trường hợp bàn chân có cấu tạo bất thường. Khi lựa chọn hoặc được chỉ định vật lý trị liệu bạn phải xác định trước phương pháp này đòi hỏi thời gian dài và sự kiên trì trong điều trị.

    7. Cách phòng tránh

    Để phòng tránh đau xương bàn chân cũng như hỗ trợ cho quá điều trị, người bệnh cần lưu ý:

    • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh để cung cấp chất dinh dưỡng cho xương khớp. Thực phẩm nên bổ sung là: Cá béo, rau họ cải, sữa, trà xanh… Đồng thời cần tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, chứa nhiều muối và đường, rượu bia…
    • Giữ trọng lượng cơ thể ở mức cho phép. Nếu thừa cân hãy giảm cân một cách khoa học.
    • Duy trì vận động, tập luyện thể dục thể thao vừa sức. Lưu ý cần khởi động kỹ trước khi tập. Môn thể thao phù hợp là bơi, yoga…
    • Khám sức khỏe định kỳ.

    Đau xương bàn chân có thể là hệ quả của việc chơi thể thao quá sức, thay đổi thời tiết hoặc các vấn đề về bệnh lý. Người bệnh không nên chủ quan nếu tình trạng này kéo dài hoặc tăng nặng. Nếu cần tư vấn thêm về tình trạng này hãy gọi tới tổng đài 0343 44 66 99.

    XEM THÊM

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      [Top 10+] sai lầm điều trị bệnh xương khớp khiến bệnh càng nặng 14/11/20
      Bệnh lý xương khớp là nhóm bệnh đa dạng và phổ biến hiện nay. Các quan niệm sai lầm điều…
      Mách bạn [10+] cách chữa viêm đa khớp bằng thuốc nam hiệu quả tại nhà 10/11/20
      Chữa viêm đa khớp bằng thuốc nam có hiệu quả không, chữa thế nào cho đúng và có những cách…
      Khi đau vai gáy “đồng hành” cùng nghề lái xe – Đâu là giải pháp? 30/03/21
      Với đặc thù công việc thường xuyên phải ngồi ở một tư thế, đau vai gáy trở thành 1 trong…
      Ngón tay bị sưng là dấu hiệu bệnh gì? Có nguy hiểm không? 05/08/24
      Ngón tay bị sưng có thể chỉ do chấn thương nhẹ nhưng có những trường hợp lại là dấu hiệu…
      Xem thêm