Cây thiên niên kiện – dược liệu quý không chỉ cho xương khớp
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Cây thiên niên kiện – dược liệu quý không chỉ cho xương khớp

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Phạm Thu Hoàn

    28/10/21

    Cây thiên niên kiện là một trong những vị thuốc nam hàng đầu được sử dụng trong các bài thuốc Đông y trị phong thấp, gai đốt sống, nhức mỏi chân tay, thoái hóa xương khớp ở người cao tuổi. Cùng tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu quý này trong bài viết dưới đây.

    5/5 - (1432 bình chọn)

    1. Thiên niên kiện là cây gì?

    Cây thiên niên kiện có tên khoa học là Homalomena occulta, thuộc họ Ráy, trong dân gian có tên gọi khác là sơn thục hay cây bao kim.

    Thiên niên kiện là cây thân cỏ, sống lâu năm, thân rễ mập, bò dài, có mùi thơm. Lá mọc từ thân rễ, hình tim, mặt lá sáng bóng, dài khoảng 20-30cm. Hoa của cây mọc thành cụm, gọi là những bông mo, có màu xanh, dài khoảng 5cm. Quả thiên niên kiện thuôn dài, nhiều hạt. Cây thiên niên kiện ra hoa vào tháng 4 đến tháng 6 hàng năm và có quả chín sau 4-5 tháng.

    cây thiên niên kiện

    Thiên niên kiện là loài cây mọc hoang, ưa khí hậu nóng ẩm, được tìm thấy chủ yếu ở khu vực Nam Á và Tây Nam Thái Bình Dương. Cây thiên niên kiện mọc nhiều ở các vùng trũng, men các kênh, rạch, khe suối và ở các sườn đồi thấp.

    2. Thành phần của cây thiên niên kiện

    Thân rễ của cây thiên niên kiện chứa khoảng 1% thành phần là tinh dầu. Đây chính là dược liệu quý dùng trong Đông y với nhiều thành phần hóa học như: 40% l-linalol, một ít terpineol và chừng 2% este tính theo linalyl acetat. Ngoài ra còn có sabinen, limonen, a-terpinen, acetaldehyt, aldehyd propionic.

    Thiên niên kiện có vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm. Tinh dầu của thiên niên kiện có màu vàng nhạt, mùi thơm nhẹ, dễ chịu.

    Xem thêm Viêm khớp: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

    3. Thu hái và chế biến

    Cây thiên niên kiện được trồng bằng rễ và cũng thu hoạch bộ rễ để làm dược liệu. Rễ cây sau khi hái về được rửa sạch, cắt đoạn ngắn tầm 20cm, đem sấy nhanh ở nhiệt độ 50 độ C cho khô mặt ngoài, lột bỏ vỏ và các rễ con, sau đó phơi khô lại rồi cất đi bảo quản ở nơi khô ráo, tránh ẩm mốc.

    4. Cây thiên niên kiện có tác dụng gì?

    công dụng của rễ thiên niên kiện

    Thiên niên kiện, nhất là phần rễ là loại dược liệu quý, có nhiều công dụng. Dưới đây là tổng hợp cụ thể:

    ✅ CÔNG DỤNG

    ⭐ CHI TIẾT

    Chữa đau xương khớp

    ⭐ Sử dụng trong các bài thuốc chữa phong tê thấp, đau mỏi cổ vai gáy, nhức mỏi xương khớp, tê bì chân tay do thoái hóa cột sống, gai cột sống, thoái hóa đốt sống cổ… đặc biệt ở người cao tuổi.

    Trị đau dạ dày

    ⭐ Giảm các triệu chứng khó chịu do viêm dạ dày, tăng cường chức năng hệ tiêu hóa.

    Giảm đau bụng kinh

    ⭐ Hạn chế các cơn đau ở phụ nữ thời kỳ tiền kinh nguyệt và trong chu kỳ.

    Dùng trong chế biến hương liệu

    ⭐ Tinh dầu của rễ thiên niên kiện có mùi thơm nên được sử dụng để xông hoặc thêm vào các sản phẩm thảo dược để tạo mùi.

    Trừ sâu, nhậy

    ⭐ Sâu, nhậy rất sợ mùi và thành phần có trong rễ thiên niên kiện. Vì vậy dược liệu dùng để xua đuổi sâu và côn trùng có hại.

    5. Cách bài thuốc từ thiên niên kiện

    Thiên niên kiện khô có thể chế biến dưới hai dạng: sắc thuốc và ngâm rượu uống. Liều lượng: tối đa cho mỗi thang thuốc là 10g. Dưới đây là các bài thuốc, tương ứng với các bệnh cụ thể:

    5.1. Bài thuốc chữa phong thấp, đau nhức xương khớp

    • Bài 1: Thiên niên kiện khô, ngưu tất mỗi loại 10g; mộc qua, hy thiêm thảo mỗi vị 20g. Đem sắc tất cả với 1 lít nước, đến khi cạn còn 400 ml thì dừng, chia làm 2 lần uống hết trong ngày.
    • Bài 2: Thiên niên kiện khô, ngải cứu, thương nhĩ tử mỗi vị 10g; rễ cây cỏ xước 40g; hy thiêm, thổ phục linh mỗi loại 20g. Sắc các loại thuốc này với 4 bát nước đầy cho tới khi còn lại 2 bát nước thì dừng, chia làm 2 lần, uống trước khi ăn.
    • Bài 3: Thiên niên kiện, cốt toái bổ mỗi vị 10g, bạch chỉ 8g, sắc lên uống mỗi ngày 1 thang.

    5.2. Bài thuốc chữa đau bụng kinh bằng thiên niên kiện

    Chuẩn bị nguyên liệu: Thiên niên kiện, rễ bưởi, rễ cây bướm bạc, rễ cây sim rừng mỗi vị 10g.

    – Cách làm: Đem các nguyên liệu trên sắc lên, uống thay nước trong những ngày hành kinh để giảm các triệu chứng đau tức bụng, đau thắt tử cung.

    5.3. Bài thuốc chữa rôm sảy, mẩn ngứa, dị ứng

    – Chuẩn bị nguyên liệu: Thiên niên kiện, gừng tươi, củ sả

    – Thực hiện: Tất cả rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vùng da bị bệnh. Thực hiện đều đặn trong vòng 2-3 ngày.

    5.4. Bài thuốc chữa mụn nhọt, mụn độc

    – Chuẩn bị: Lá thiên niên kiện tươi, 1 nhúm muối hạt.

    – Thực hiện: Giã nát lá thiên niên kiện tươi, trộn đều với muối hạt rồi đắp lên đầu mụn, đắp mỗi ngày cho đến khi mụn lặn hẳn.

    5.5. Thiên niên kiện ngâm rượu

    – Chuẩn bị: 1kg củ thiên niên kiện; ngưu tất, câu kỷ tử, hổ cốt mỗi loại 100g

    – Thực hiện:

    • Các nguyên liệu này đem rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sao vàng hạ thổ
    • Sau đó đem ngâm cùng 2 lít rượu trắng loại trên 40 độ.
    • Ngâm trong bình sành hoặc bình thủy tinh ít nhất 1 tháng là có thể dùng được.
    • Để bình rượu ở chỗ khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp, uống mỗi ngày 1 chén nhỏ trong bữa ăn.

    6. Lưu ý khi sử dụng thiên niên kiện

    lưu ý khi dùng thiên niên kiện

    Thiên niên kiện là dược liệu có nhiều công dụng và lành tính. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả chữa bệnh và không ảnh hưởng đến sức khỏe, người dùng cần lưu ý một số điểm như:

    • Người âm hư nội nhiệt, táo bón, nhức đầu không nên dùng thiên niên kiện.
    • Khi dùng thiên niên kiện khô để ngâm rượu, không nên cho quá nhiều và không nên uống quá 2 chén nhỏ một ngày vì có thể gây ra ngộ độc, nôn ói, chóng mặt, đau đầu.
    • Trong các bài thuốc, chỉ dùng tối đa 10g thiên niên kiện khô/ngày.
    • Hiệu quả của dược liệu phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Nếu sử dụng lâu mà không thấy cải thiện, nên dừng lại và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

    Nếu còn thắc mắc thêm về các phương pháp phòng và chữa bệnh từ thiên niên kiện, vui lòng gọi ngay hotline 0865.344.349 để được các chuyên gia, dược sĩ cao cấp của Dược phẩm Tâm Bình tư vấn cách điều trị phù hợp nhất.

    >>> XEM THÊM: 

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    8 bình luận cho “Cây thiên niên kiện – dược liệu quý không chỉ cho xương khớp”

    1. Nguyễn Văn Chanh viết:

      Bác sỹ có thể cho tôi bài thuốc ngâm rượu với thiên niên kiện không ạ. Cảm ơn.

      • Chào bạn, về cơ bản phương thức ngâm rượu với thiên niên kiện là:
        – 1kg củ thiên niên kiện; ngưu tất, câu kỷ tử, hổ cốt mỗi loại 100g,
        – Các nguyên liệu này đem rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sao vàng hạ thổ.
        – Đem ngâm cùng 2 lít rượu trắng loại trên 40 độ, ngâm trong bình sành hoặc bình thủy tinh ít nhất 1 tháng là có thể dùng được.
        Để bình rượu ở chỗ khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp, uống mỗi ngày 1 chén nhỏ trong bữa ăn.
        Lưu ý: Dùng đúng liều, không dùng quá nhiều củ thiên niên kiện.

    2. THẮNG viết:

      Tôi hay bị dị ứng, ngứa ở vùng da cánh tay , ngón tay ; da tôi cũng không chịu được dầu , sai khi bôi dầu để trị cảm hay cạo gió đều bị mẫn ngứa , có dùng bài thuốc thiên niền kiện + gừng + sã được không

      • Chào bạn, nếu da bạn mẫn cảm với dầu thì bạn không nên dùng bài thuốc thiên niên kiện gừng sả do trong các dược liệu trên đều có không ít tinh dầu.
        Trường hợp bạn hay bị ngứa ở phần cánh tay thường xuyên ngoài việc cơ đĩa mẫn cảm và dị ứng có thể là do môi trường sống, sinh hoạt không đảm bảo (nước bẩn, môi trường ô nhiễm), nhiệt độ cơ thể quá nóng, da bị khô (nhất là vào mùa lạnh, tắm với nước có clo quá nhiều)… Bạn có thể kiểm tra lại nguồn nước, thực phẩm cũng như đảm bảo giữ ẩm cho cơ thể bằng kem dưỡng ẩm…
        Chúc bạn sức khỏe!

    3. Nguyên viết:

      Bác sỹ cho tôi hỏi: Tôi bị bệnh gud đã hơn 10 năm, bây giờ tôi muốn nấu nước cây thiên niên kiện để u hằng ngày có được ko vậy. cám ơn BS nhiều và xin BS có lời khuyên, tư vấn giúp tôi.

      • Chào bạn, thiên niên kiện là 1 vị dược liệu có tác dụng chữa phong thấp, trị đau nhức xương khớp. Bạn có thể dùng để giảm triệu chứng đau nhức xương khớp do gout được nhưng nên lưu ý đây chỉ là liệu pháp bổ sung và không tác động vào gốc rễ vấn đề (acid uric máu cao, các tinh thể muối urate gây nên các cơn đau nhức)
        Ngoài ra cũng nên lưu ý khi uống nên uống có chừng mực, không nên lạm dụng uống nước thiên niên kiện quá thường xuyên, nếu bạn thường xuyên bị nóng trong người, bị táo bón nhức đầu không nên sử dụng. Đồng thời cũng nên lưu ý mua ở các cơ sở uy tín tránh các nguồn trôi nổi không rõ nguồn gốc do chất lượng không đảm bảo và có thể lẫn nhiều “tạp chất” có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
        Chúc bạn sức khỏe!

    4. Vũ Triều viết:

      Bác sĩ cho hỏi. Cây thiên niên kiện kết hợp với cây huyết đằng, cây đau xương tỷ lệ như thế nào vậy. E bị viên khớp.

      • Chào bạn, theo 1 số tài liệu y học cổ truyền còn lưu lại thì bài thuốc hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp từ thiên niên kiện và kê huyết đằng có tỉ lệ như sau: 16g kê huyết đằng, 20g dây đau xương, 20g cẩu tích, 12g ba kích, 8g thiên niên kiện, 8g cốt khỉ củ 8g. Mỗi ngày sắc 1 thang uống.
        Tuy nhiên bạn nên lựu ý các dược liệu cần chọn nguồn uy tín, chất lượng để tránh tình trạng mua nhầm bã dược liệu hoặc dược liệu chứa quá nhiều chất bảo quản có thể gây tác dụng phụ đến sức khỏe.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      3 cách giảm đau nhức xương khớp mùa mưa lạnh 15/02/20
      Thời tiết lạnh kèm mưa rét là nỗi ám ảnh của những bệnh nhân mắc bệnh xương khớp. Khi đó,…
      Đau đầu gối khi ngồi xổm là bệnh gì – 8 Dấu hiệu và cách điều trị 19/11/21
      Nhiều người thường gặp phải những cơn đau đầu gối ở tư thế ngồi xổm. Khi tình trạng này lặp…
      Phác đồ [chữa đau vai gáy bằng diện chẩn] từ GS Bùi Quốc Châu 16/01/21
      Tôi bị đau vai gáy nhiều năm nay, đã uống thuốc Tây y rồi nhưng do có tiền sử dạ…
      Gai đôi cột sống là bệnh gì? Phương pháp điều trị và chế độ sinh hoạt 04/08/19
      Gai đôi cột sống gây ra những cơn đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Gai đôi cột sống có…
      Xem thêm