Tại sao viêm khớp dạng thấp gây thiếu máu? Chuyên gia giải đáp cụ thể
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Tại sao viêm khớp dạng thấp gây thiếu máu? Chuyên gia giải đáp cụ thể

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Vũ Thị Hương

    16/08/21

    Tại sao viêm khớp dạng thấp gây thiếu máu là thắc mắc của nhiều người. Liệu có mối liên hệ nào giữa bệnh viêm khớp dạng thấp và thiếu máu hay không, hãy cùng Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây.

    5/5 - (20 bình chọn)

    1. Tại sao viêm khớp dạng thấp gây thiếu máu?

    tại sao viêm khớp dạng thấp gây thiếu máu

    Viêm khớp dạng thấp đặc trưng bởi phản ứng viêm, làm giảm sản xuất máu trong tủy xương.

    Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý khớp tự miễn mạn tính gây sưng viêm ở màng hoạt dịch. Những người bị viêm khớp dạng thấp đôi khi phát triển thêm một số tình trạng khác, trong đó có thiếu máu. Theo nghiên cứu tài liệu của Bloxham và các cộng sự cho thấy thiếu máu là biểu hiện rất phổ biến ở bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp. Có đến 30-70% người bị viêm khớp dạng thấp có biểu hiện thiếu máu.

    Lý do của tại sao viêm khớp dạng thấp lại gây thiếu máu là khi gặp phải viêm khớp dạng thấp, phản ứng miễn dịch của cơ thể sẽ gây ra tình trạng viêm ở các khớp và các mô khác nhau. Viêm mạn tính có thể làm giảm sản xuất hồng cầu trong tủy xương, giải phóng một số protein ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng sắt. Ngoài ra, tình trạng viêm cũng ảnh hưởng đến sản xuất erythropoietin, một loại hormone kiểm soát sản xuất các tế bào hồng cầu.

    Bên cạnh đó, khi sử dụng các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp như thuốc chống viêm không steroid NSAID (naproxen, ibuprofen, meloxicam) có thể làm mất máu, dẫn đến thiếu máu, đồng thời ảnh hưởng đến gan – cơ quan lưu trữ sắt. Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch như azathioprine hoặc cyclophosphamide cũng gây nên giảm sản xuất tủy xương – nơi quan trọng để tạo máu.

    Xem thêmTất tần tật thông tin về viêm khớp dạng thấp

    2. Triệu chứng thiếu máu do viêm khớp dạng thấp

    Đối với người bệnh viêm khớp dạng thấp bị thiếu máu nhẹ, cơ thể sẽ ít có biểu hiện. Tuy nhiên, nếu lượng máu trong cơ thể thấp có thể thể gặp phải những triệu chứng cụ thể như:

    • Người mệt mỏi, yếu ớt
    • Khó thở
    • Đau đầu
    • Da nhợt nhạt, xanh xao
    • Rụng tóc
    • Tay hoặc chân nặng nề, lạnh
    • Đau tức ngực (thiếu máu đến tim), thay đổi nhịp tim, đập quá nhanh học quá chậm.

    3. Chẩn đoán thiếu máu liên quan đến viêm khớp dạng thấp

    xét nghiệm máu trong viêm khớp dạng thấp

    Người bệnh có thể được chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra các thành phần trong máu.

    Để bắt đầu chẩn đoán, các bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh và các triệu chứng đi kèm. Nếu nghi ngờ thiếu máu có thể đề nghị xét nghiệm máu bằng các đo nồng độ hemoglobin và hồng cầu. Ngoài ra, còn chỉ định một số nồng độ của các hóa chất trong máu như:

    • Số lượng hồng cầu lưới: để đo tế bào hồng cầu mới chưa trưởng thành
    • Ferritin huyết thanh: đo protein dự trữ sắt
    • Sắc huyết thanh: đo lượng sắt trong máu
    • Kiểm tra lượng acid folic
    • Đo lượng vitamin B12 trong máu

    Việc xét nghiệm này sẽ giúp phát hiện ra thiếu máu hoặc các loại thiếu máu mà người bệnh mắc phải như thiếu máu do thiếu sắt, thiếu máu do bệnh mãn tính, thiếu máu do tan máu hay thiếu máu nguyên bào khổng lồ.

    4. Cách điều trị thiếu máu liên quan đến viêm khớp dạng thấp

    4.1. Điều chỉnh bằng các loại thuốc tây

    Việc điều trị thiếu máu liên quan đến viêm khớp dạng thấp sẽ phụ thuộc vào từng nguyên nhân. Thông thường, người bệnh được chỉ định điều trị bằng các loại thuốc chống thấp khớp điều chỉnh bệnh (DMARD) giúp giảm viêm ở những người bị viêm khớp dạng thấp, từ đó cải thiện triệu chứng ở người thiếu máu do bệnh mạn tính.

    • Người bị thiếu máu do sắt cần bổ sung sắt
    • Người bị thiếu máu nguyên bào khổng lồ nên bổ sung axit folic và vitamin B12
    • Ngoài ra có thể sử dụng erythropoietin tái tổ hợp ở người (EPO) để điều trị bệnh thiếu máu. EPO hoạt động tương tự như hormone erythropoietin tự nhiên, giúp kích thích sản xuất các tế bào hồng cầu.

    Năm 2013, đã có 3 thử nghiệm lâm sàng bổ sung EPO cho người bị viêm khớp dạng thấp và thiếu máu. Nghiên cứu cho thấy tiêm EPO giúp tăng nồng độ hemoglobin ở 2 trong số 3 nghiên cứu. Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu rõ ràng hơn nhưng đây có thể coi là bước tiến để điều trị thiếu máu do viêm khớp dạng thấp.

    4.2. Điều chỉnh thiếu máu do viêm khớp dạng thấp bằng cách bổ sung các loại thực phẩm

    Đối với người bị thiếu máu do viêm khớp dạng thấp có thể bổ sung một số loại thực phẩm bổ máu như:

    • Ăn một lượng thịt bò vừa đủ bởi thịt bò cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp
    • Các loại rau có màu xanh đậm nhiều vitamin A, C, K, folafe cũng như sắt non-heme như cải bó xôi, rau chân vịt, súp lơ…
    • Bổ sung các loại trái cây nhiều vitamin C giúp hấp thụ sắt và duy trì lưu thông máu như cam, chanh, quýt, bưởi…
    • Nước ép củ cải đường: chứa hàm lượng sắt phong phú giúp phục hồi tế bào máu đỏ và cung cấp oxy mới cho cơ thể
    • Có thể uống sữa, giàu vitamin B12 có lợi cho người thiếu máu
    • Sử dụng nho khô có chất kiềm để loại bỏ độc tố trong cơ thể
    • Sử dụng mật ong chống viêm, chống oxy hóa và cân bằng huyết sắc tố
    • Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo có thể tăng phản ứng sưng viêm

    5. Lời khuyên cho người viêm khớp dạng thấp bị thiếu máu

    lời khuyên cho người viêm khớp dạng thấp bị thiếu máu

    Bên cạnh điều trị, người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt điều độ.

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, viêm khớp dạng thấp là bệnh mạn tính, có nhiều biểu hiện tại khớp và toàn thân ở nhiều mức độ khác nhau, do phản ứng của cơ thể nên việc chữa trị dứt điểm rất khó. Phương pháp điều trị hiện tại chỉ tập trung làm giảm triệu chứng. Vì vậy để hạn chế viêm khớp dạng thấp cũng như tình trạng thiếu máu kèm theo, người bệnh nên chú ý:

    • Luôn luôn vận động, thể dục thể thao vừa sức để cơ thể linh hoạt hơn
    • Giữ tinh thần thoải mái
    • Các hoạt động cúi người, ngẩng đầu nên thực hiện từ từ, chậm rãi để hạn chế gặp phải các cơn thiếu máu
    • Có thể ngâm chân, tay trong nước ấm để máu lưu thông dễ hơn
    • Không uống rượu bia, hút thuốc lá

    Trên đây là câu trả lời cho tại sao viêm khớp dạng thấp gây thiếu máu và cách phát hiện, điều trị. Bạn đọc có thể tham khảo. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua hotline 0865 344 349 để được tư vấn giải đáp.

    XEM THÊM: 

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Thuốc Corticoid: Tác dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng 17/10/19
      Thuốc Corticoid là một trong những nhóm thuốc được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh. Vậy thuốc Corticoid…
      Đau xương khớp mùa lạnh – Đâu là nguyên nhân? Cách phòng tránh 17/11/23
      Thời tiết trở lạnh, người trung niên và người cao tuổi lại bị những cơn đau nhức xương khớp “hành…
      Top 18 thuốc tái tạo sụn khớp của Mỹ phổ biến năm 2024 15/02/22
      Thuốc tái tạo sụn khớp của Mỹ là sản phẩm được không ít người tìm kiếm với mong muốn nâng…
      Tổng hợp 10 tác dụng của rượu gừng đối với sức khỏe 10/12/21
      Tác dụng của rượu gừng không chỉ giúp cải thiện các triệu chứng của đau bụng, rối loạn tiêu hóa…
      Xem tất cả bài viết