Khô khớp gối nên ăn gì và kiêng gì là mối quan tâm của nhiều người. Bác sĩ Nguyễn Thị Hằng sẽ gợi ý 11 loại thực phẩm nên ăn và nên kiêng để hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị.
- Thoái hoá khớp gối là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hợp lý
- Đau khớp gối ở người trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng & điều trị
- Gai khớp gối là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
1. Tổng quan khô khớp gối
Khô khớp gối là tình trạng khớp gối phát ra tiếng lạo xạo, lục khục lúc vận động do khớp gối không tiết hoặc tiết ra ít dịch bôi trơn gây đau nhức và hạn chế vận động khớp. Kèm theo đó là biểu hiện sưng, nóng, đỏ khớp, đau khớp từ nhẹ đến dữ dội tùy theo tình trạng bệnh. Thậm chí, cơn đau có thể lan xuống vùng đùi và bắp chân.

Bệnh khô khớp gối
Bệnh nếu tiến triển nặng sẽ để lại các biến chứng nghiêm trọng như: hạn chế vận động, gai xương, teo cơ, biến dạng khớp gối, liệt khớp gối.
Khô khớp gối xuất hiện do thoái hóa xương khớp ở người già, vôi hóa, viêm khớp, chấn thương, sinh hoạt và lao động sai tư thế trong thời gian dài. Chế độ ăn uống thiếu hợp lý cũng là một trong những nguyên nhân.
2. Tầm quan trọng của dinh dưỡng trong điều trị khô khớp gối
Bên cạnh vật lý trị liệu, dùng thuốc hay phẫu thuật, dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong chữa trị khô khớp gối.
Một chế độ ăn uống khoa học sẽ cung cấp đầy đủ dưỡng chất tới xương khớp. Chọn những loại thức ăn có lợi giúp tái tạo chất nhờn, hạn chế đau nhức, hỗ trợ đắc lực cho quá trình điều trị.
Ngược lại, ăn uống thiếu dinh dưỡng, ăn nhiều thực phẩm có hại sẽ tạo điều kiện cho bệnh ngày càng tiến triển nặng, khó phục hồi hơn. Thêm vào đó, ăn uống quá đà sẽ làm tăng trọng lượng cơ thể, gây sức ép lên xương khớp, đặc biệt là khớp gối.
3. Khô khớp gối nên ăn gì
Người bị khô khớp gối nên ăn các loại thực phẩm hỗ trợ làm tăng tiết dịch tại khớp gối, hỗ trợ hồi phục xương khớp, chống viêm.
3.1. Sữa
Sữa và các chế phẩm từ sữa chính là câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi khô khớp gối nên ăn gì. Bởi trong sữa và tất cả các chế phẩm từ sữa có chứa hàm lượng lớn canxi mà cơ thể dễ hấp thụ.

Người khô khớp gối nên ăn sữa và các chế phẩm từ sữa
3.2. Cá biển
Trong các loại cá biển như: cá mòi, cá ngừ, cá hồi,… chứa nhiều axit béo omega 3. Đây là dạng chất béo không no có tác dụng giảm đau, hạn chế tình trạng cứng khớp, chống viêm, ngăn ngừa thoái hóa.
3.3. Ngũ cốc
Hạt điều, đậu nành, hạt óc chó, macca,… cũng nằm trong top thực phẩm người khô khớp gối nên ăn. Vì chúng giúp chống lại quá trình oxy hóa của xương khớp đồng thời cung cấp khoáng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể.

Ngũ cốc nằm trong top thực phẩm người khô khớp gối nên ăn
3.4. Khoai lang
Kali và magie trong khoai lang là thành phần quan trọng đảm bảo xương khớp khỏe mạnh. Kali giúp giữ canxi trong xương, magie giúp cân bằng vitamin D trong cơ thể.
3.5. Cà chua
Trong cà chua có chứa vitamin K, collagen và canxi. Bổ sung cà chua trong khẩu phần giúp cấu trúc xương ổn định, các triệu chứng bệnh được cải thiện.
3.6. Rau có màu xanh đậm
Các loại rau có màu xanh đậm là: bông cải, cải xoăn, cải thìa,… cũng nên xuất hiện trên bàn ăn của người khô khớp gối. Bởi các loại rau này có chứa nhiều vitamin C, K, collagen đem lại sự trơn tru cho hoạt động của khớp gối.

Rau màu xanh đậm chứa nhiều vitamin C, K, collagen tốt cho người khô khớp gối
3.7. Trái cây
Trái cây như bơ, cam, đu đủ,… là nguồn cung cấp vitamin, có tác dụng kháng viêm, sản sinh ra collagen giúp khung xương hoạt động dẻo dai.

Trái cây cung cấp vitamin, có tác dụng kháng viêm, sản sinh ra collagen
4. Khô khớp gối nên kiêng gì
Nhiều loại thực phẩm ảnh hưởng đến quá trình sản sinh chất nhầy trong bao khớp mà người khô khớp gối nên kiêng.
4.1. Nội tạng động vật
Trong nội tạng động vật chứa nhiều cholesterol và những chất độc tiềm ẩn khác ảnh hưởng không tốt tới quá trình phục hồi của xương khớp.

Người khô khớp gối nên kiêng nội tạng động vật
4.2. Thực phẩm muối, lên men
Người bị bệnh xương khớp nói chung và khô khớp gối nói riêng không nên ăn: cà muối, hành muối, củ cải ngâm,… Do trong các loại thực phẩm này chứa nhiều muối và lượng axit cao khiến khớp bị mất nước. Từ đó đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp, khiến dịch khớp sản sinh ít hơn.
4.3. Thực phẩm nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn
Ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn có thể khiến người bệnh tăng cân, làm gia tăng gánh nặng lên xương khớp.
4.4. Đồ uống có cồn, chất kích thích
Nhìn chung đồ uống có cồn, chất kích thích đều không tốt cho sức khỏe. Bia, rượu, cà phê,… sẽ hủy hoại cấu trúc xương, gây ức chế quá trình tái tạo và phục hồi xương khớp. Vì thế để có một thể trạng khỏe mạnh và thu được kết quả tốt trong điều trị bệnh, người khô khớp gối nên kiêng đồ uống có cồn, chất kích thích.

Đồ uống có cồn không tốt cho người khô khớp gối
5. Lời khuyên từ bác sỹ
Bác sĩ Nguyễn Thị Hằng lưu ý người bị khô khớp gối cần uống đủ nước mỗi ngày để cơ thể có môi trường tiết dịch bôi trơn khớp.
Tập thể dục thể thao đều đặn cũng làm tăng sự linh hoạt của cơ và xương khớp. Môn thể thao nhẹ nhàng thích hợp cho người bị khô khớp gối là bơi lội và đạp xe đạp.
Bên cạnh đó cũng không thể quên việc duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, ăn ngủ đúng giờ, không thức quá khuya, không mang vác vật nặng thường xuyên.
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã phần nào giải đáp được thắc mắc khô khớp gối nên ăn gì và kiêng gì. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào hãy gọi tới hotline 0865 344 349 để được tư vấn cụ thể.
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Đau khớp gối khám ở đâu tốt nhất? Đọc ngay bài viết này
https://tambinh.vn/dau-khop-goi-kham-o-dau - [Khớp gối kêu lạo xạo] cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không?
https://tambinh.vn/khop-goi-keu-lao-xao - Tiêm chất nhờn vào khớp gối tiềm ẩn nguy cơ gì?
https://tambinh.vn/tiem-chat-nhon-vao-khop-goi-tiem-an-nguy-co-gi/
Tham Vấn Y Khoa

Luôn tâm niệm “Y học cổ truyền là niềm đam mê của tôi”, TTƯT Nguyễn Thị Hằng hiện là cố vấn y khoa tại Dược Phẩm Tâm Bình. Bà là tác giả của nhiều đề tài nghiên cứu có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh lý về xương khớp (thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa,...) và các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa (viêm đại tràng, tiêu chảy, táo bón,…)
(**) Thời gian phát huy hiệu quả khi sử dụng sản phẩm tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa mỗi người
