Viêm bao hoạt dịch khớp gối - Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Viêm bao hoạt dịch khớp gối – Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    13/04/23

    Khớp gối là một trong những khớp phải hoạt động nhiều và chịu lực lớn của cơ thể. Do đó, bất kỳ tình trạng sức khỏe nào có liên quan tới khớp gối đều có thể gây khó khăn tới vận động và sinh hoạt hàng ngày. Một trong số đó phải kể tới viêm bao hoạt dịch khớp gối. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết cùng nguyên nhân gây bệnh.

    Đánh giá article

    1. Viêm bao hoạt dịch khớp gối là gì?

    Bao hoạt dịch khớp gối là một túi nhỏ chứa chất lỏng nằm tại khớp gối. Nó có vai trò như một tấm đệm làm giảm ma sát giữa xương và gân, cơ, da tại khớp gối. Khi túi này bị viêm nhiễm sẽ gây đau, hạn chế khả năng vận động của người bệnh.

    viêm bao hoạt dịch khớp gối

    2. Triệu chứng viêm bao hoạt dịch khớp gối

    Bạn có thể nhận diện tình trạng này thông qua các dấu hiệu viêm bao hoạt dịch khớp gối bao gồm:

    • Đau khớp gối, đau tăng khi vận động.
    • Đầu gối sưng, nóng, đỏ. Ấn vào thấy mềm.
    • Cứng khớp, hạn chế vận động.
    • Có thể kèm sốt, ớn lạnh.

    3. Nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch khớp gối

    Bệnh có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Việc xác định được căn nguyên gây bệnh sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị cũng như dự phòng bệnh.

    3.1. Tạo áp lực lên khớp gối liên tục

    Việc vận động đầu gối quá sức thường xuyên sẽ tạo áp lực lớn lên bao hoạt dịch khớp gối gây tổn thương, viêm nhiễm. Ngoài ra những người phải làm việc trong tư thế quỳ gối nhiều, uốn cong đầu gối quá mức như thợ ống nước, làm vườn… cũng có nguy cơ bị mắc bệnh cao hơn. Bên cạnh đó, việc thừa cân béo phì cũng làm gia tăng sức nặng lên khớp gối, phá hủy kết cấu ổn định của bao hoạt dịch khớp.

    viêm bao hoạt dịch khớp gối do tạo áp lực lên khớp gối liên tục

    Đặc thù công việc làm vườn thường xuyên tạo áp lực lên khớp gối

    3.2. Chấn thương gây viêm bao hoạt dịch đầu gối

    Những chấn thương ở khớp gối có thể ảnh hưởng tới bao hoạt dịch khớp gối. Các chấn thương này có thể gặp phải trong sinh hoạt hàng ngày, lao động, khi tham gia giao thông, chơi thể thao. Đặc biệt là những môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền…

    3.3. Nhiễm khuẩn

    Vi khuẩn có thể xâm nhập và tấn công bao hoạt dịch khớp gối qua vết thương, vết cắn động vật, từ các cơ quan khác theo máu tới bao hoạt dịch… Loại vi khuẩn phổ biến có thể kể tới là tụ cầu khuẩn.

    3.4. Biến chứng của một số bệnh lý tại khớp

    Việc mắc phải một số bệnh khớp mà không được can thiệp kịp thời có thể dẫn tới viêm màng bao hoạt dịch khớp gối. Các bệnh có thể kể tới là: Viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, bệnh gout

    Biến chứng của một số bệnh lý tại khớp gây viêm bao hoạt dịch

    Viêm khớp dạng thấp có thể gây viêm bao hoạt dịch

    4. Viêm bao hoạt dịch khớp gối có nguy hiểm không?

    Nhiều trường hợp người bệnh chủ quan, trì hoãn điều trị có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

    • Tràn dịch khớp gối.
    • Yếu cơ, teo cơ.
    • Thoát vị bao hoạt dịch khớp gối, u bao hoạt dịch khớp gối.
    • Biến dạng khớp.
    • Tàn phế.
    Viêm bao hoạt dịch khớp gối có nguy hiểm không

    Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây tràn dịch khớp gối

    5. Chẩn đoán

    Bác sĩ có thể xác định tình trạng bệnh, nguyên nhân gây bệnh qua các phương pháp dưới đây:

    • Hỏi về tiền sử bệnh, các chấn thương gặp phải gần đây, thói quen sinh hoạt, đặc thù công việc.
    • Khai thác các triệu chứng.
    • Chỉ định chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm khớp gối, Chụp X-quang.
    • Chọc hút dịch khớp gối để phân tích dịch khớp.

    6. Cách điều trị viêm bao hoạt dịch khớp gối

    Phác đồ điều trị viêm bao hoạt dịch nói chung và điều trị viêm bao hoạt dịch khớp gối nói riêng sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh của từng đối tượng cụ thể.

    6.1. Nghỉ ngơi, nâng cao đầu gối

    Đây là một trong những phương pháp chữa viêm bao hoạt dịch khớp gối tại nhà. Bạn có thể áp dụng ngay cách này khi vừa xuất hiện triệu chứng hoặc trong trường hợp cấp tính.

    Nghỉ ngơi, hạn chế vận động trong một vài ngày khi cơn đau nặng sẽ khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Nó cũng giúp bạn tránh làm tình trạng bệnh thêm tồi tệ. Sau khi cơn đau thuyên giảm bạn có thể vận động nhẹ nhàng và từ từ tăng dần cường độ.

    Trong lúc nghỉ ngơi lưu ý nâng đầu gối cao hơn tim. Biện pháp này có thể cải thiện triệu chứng sưng đầu gối.

    nâng cao đầu gối trị viêm màng hoạt dịch

    Nâng cao đầu gối giúp giảm sưng

    6.2. Chườm đá

    Chườm đá là biện pháp giảm đau tạm thời, đặc biệt là trong những trường hợp bị chấn thương. Bạn có thể chườm một khăn bọc đá, túi chườm đá hoặc chai nước đá chườm vào đầu gối trong 20 phút/lần, 2 – 3 lần/ngày. Lưu ý là không nên chườm lên vùng đầu gối có vết thương hở và không chườm đá trực tiếp lên da.

    6.3. Thuốc viêm bao hoạt dịch khớp gối

    Việc sử dụng thuốc Tây để giảm bớt các triệu chứng bệnh cũng có thể được bác sĩ áp dụng. Lưu ý là việc dùng thuốc phải được bác sĩ chỉ định. Các loại thuốc có thể được kê đơn là:

    • Thuốc giảm đau như Paracetamol
    • Thuốc chống viêm không steroid như Ibuprofen, Naproxen…: Giúp giảm tình trạng viêm nhiễm, giảm đau.
    • Thuốc kháng sinh: Được sử dụng trong trường hợp dịch khớp bị nhiễm trùng.
    • Tiêm corticosteroid: Được áp dụng cho những trường hợp nặng, mạn tính.
    Thuốc viêm bao hoạt dịch khớp gối

    Bác sĩ có thể chỉ định Ibuprofen giúp giảm đau viêm

    6.4. Chọc hút dịch khớp

    Phương pháp này được áp dụng với tình trạng viêm bao hoạt dịch đầu gối gây tràn dịch khớp gối. Bác sĩ sẽ dùng kim chuyên dụng chọc vào khớp gối để hút bớt lượng chất lỏng dư thừa, tràn ra khỏi túi bao hoạt dịch.

    6.5. Vật lý trị liệu

    Phương pháp này giúp giảm đau, tăng cường sức mạnh của các cơ xung quanh bao hoạt dịch. Điều này sẽ giúp giảm bớt áp lực lên vùng bao hoạt dịch, tăng cường khả năng vận động của khớp. Liệu trình vật lý trị liệu thường kéo dài có thể gồm một hoặc một vài kỹ thuật như: Laser cường độ cao, sóng xung kích trị liệu, bài tập trị liệu…

    Vật lý trị liệu chữa viêm hoạt dịch

    Vật lý trị liệu giúp giảm đau, tăng cường khả năng vận động của khớp

    6.6. Phẫu thuật

    Trong trường hợp bất khả kháng, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh phải phẫu thuật cắt bỏ bao hoạt dịch. Đó là khi tình trạng bệnh diễn biến nặng, nguy cơ biến chứng cao, không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.

    7. Cách phòng tránh

    Để giảm bớt nguy cơ gặp phải tình trạng này, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau:

    • Đối với những người có đặc thù công việc phải tác động nhiều vào đầu gối, chơi thể thao hãy dùng miếng đệm bảo vệ đầu gối. Điều này sẽ giúp giảm bớt áp lực lên đầu gối, tránh được một số va đập mạnh. Trong quá trình làm việc, chơi thể thao hãy dành những quãng nghỉ ngắn cho đầu gối.
    • Tránh vận động quá sức, khởi động kỹ trước khi chơi thể thao. Rèn luyện thể lực đều đặn, vừa sức.
    • Duy trì cân nặng ở mức cho phép để tránh làm tăng áp lực lên khớp gối.
    • Xây dựng thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng.
    • Tích cực điều trị, kiểm soát các bệnh lý có thể gây viêm bao hoạt dịch đầu gối.

    Những thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, không thay thế chỉ định của bác sĩ. Ngay khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh hãy tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác bệnh.

    XEM THÊM

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Viên khớp Tâm bình

    Tìm hiểu thêm

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Thấp khớp cấp (thấp tim): Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị 18/05/20
      Thấp khớp cấp là một bệnh lý hiếm khi xảy ra, nhưng có thể rất nghiêm trọng nếu không được…
      Thử ngay 15 bài tập cổ vai gáy cho dân văn phòng 05/06/23
      Người làm việc văn phòng thường phải đối mặt với tình trạng nhức mỏi, cứng cổ, vai, gáy do đặc…
      {Danh sách 21} thực phẩm tăng chất nhờn cho khớp, có thể bạn chưa biết 08/11/21
      Thực phẩm tăng chất nhờn cho khớp giúp tăng cường bôi trơn khớp, chống ma sát, cải thiện khả năng…
      Ngải cứu có tác dụng gì? Xem ngay 15 công dụng không thể bỏ qua 10/12/21
      Ngải cứu có tác dụng gì? Theo thống kê, ngải cứu đã được ghi nhận trong phòng và điều trị…
      Xem tất cả bài viết