Viêm bao hoạt dịch khớp vai là gì? Cách điều trị ra sao?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Viêm bao hoạt dịch khớp vai là gì? Cách điều trị ra sao?

    Tham vấn y khoa: Thầy Thuốc Ưu Tú Khánh Toàn

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    20/09/23

    Viêm bao hoạt dịch khớp vai là bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi với triệu chứng phổ biến sưng đỏ, đau giữa đầu xương cánh tay và mỏm cùng vai. Tình trạng này có thể làm hạn chế khả năng vận động của người bệnh, thậm chí là tàn tật nếu không được điều trị kịp thời. Vậy, viêm bao hoạt dịch khớp vai nguyên nhân do đâu? Phương pháp điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

    5/5 - (4 bình chọn)

    1. Viêm bao hoạt dịch khớp vai là gì?

    Bên cạnh viêm bao hoạt dịch khớp gối, viêm bao hoạt dịch khớp háng, viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay thì viêm bao hoạt dịch khớp vai là bệnh lý khá phổ biến hiện nay.

    Bao hoạt dịch khớp vai là túi chứa chất lỏng nằm bao trong khớp. Nó đóng vai như một tấm đệm giữa xương và mô liên kết, giúp giảm ma sát, hỗ trợ hoạt động của khớp vai.

    Viêm bao hoạt dịch khớp vai là tình trạng túi chất lỏng hoạt dịch bị viêm nhiễm. Lúc này chất lỏng trong bao hoạt dịch tích tụ nhiều, độ dày của bao cũng tăng lên so với bình thường. Lúc này người bệnh sẽ cảm nhận những cơn đau đột ngột hoặc dai dẳng, tùy vào mức độ nghiêm trọng. Điều đáng nói là ngay cả khi bệnh được chữa khỏi vẫn có nguy cơ tái phát.

    Hiện nay, tỷ lệ viêm bao hoạt dịch khớp vai ngày càng gia tăng. Phần lớn những người mắc bệnh là vận động viên thể thao, người lao động tay chân nặng nhọc.

    Có thể nói, viêm bao hoạt dịch là bệnh lý xương khớp gây đau kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt và hạn chế khả năng vận động người bệnh. Cách điều trị thường tập trung kết hợp chăm sóc tại nhà và sử dụng thuốc tây nhằm giảm bớt triệu chứng khó chịu do viêm đau gây ra.

    Bệnh cũng có biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, khi phát hiện những biểu hiện sưng, đau bất thường ở khớp vai hãy chủ động thăm khám và điều trị kịp thời.

    Viêm bao hoạt dịch khớp vai

    Xem thêmViêm bao hoạt dịch – Bệnh lý ngày càng phổ biến và có biến chứng nguy hiểm

    2. Phân loại

    Viêm bao khớp vai được chia thành 3 dạng chính:

    2.1. Cấp tính

    Tình trạng cấp tính thường xảy ra do chấn thương hoặc tai nạn. Triệu chứng đau có thể xuất hiện đột ngột, mức độ đau có thể tăng lên khi chạm, cử động và giảm lúc nghỉ ngơi.

    2.2. Mãn tính

    Trường hợp viêm bao hoạt dịch khớp vai tái đi tái lại hoặc chấn thương lặp đi lặp lại có thể dẫn đến tình trạng mãn tính. Ban đầu, người bệnh không cảm nhận được biểu hiện. Sau đó, một số dấu hiệu như đau, sưng, nhức khớp vai sẽ xuất hiện và kéo dài vài tháng. Theo thời gian, tình trạng viêm bao hoạt dịch có thể khiến vùng vai bị yếu, thậm chí có thể lan lên cổ và xuống khuỷu tay. Điều này gây cản trở khả năng vận động cùng cánh tay, bả vai.

    2.3. Nhiễm trùng

    Một vài trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể dẫn tới tình trạng viêm bao dịch khớp vai. Lúc này, vùng khớp vai thường có hiện tượng ửng đỏ hoặc tím kèm cảm giác ấm nóng khi chạm vào. Ngoài ra, người bệnh có nguy cơ gặp phải triệu chứng sốt kèm đau dữ dội.

    3. Triệu chứng viêm bao hoạt dịch khớp vai

    Biểu hiện của viêm bao hoạt dịch vùng khớp vai đặc trưng và rất dễ nhận biết. Người bệnh thường gặp phải các biểu hiện sau:

    • Đau nhức ở vùng khớp vai, đặc biệt là vị trí giữa đầu xương cánh tay và mỏm cùng vai. Cơn đau có thể đột ngột hoặc dai dẳng. Đau trầm trọng vào ban đêm, đặc biệt là khi nằm đè lên vùng khớp bị tổn thương hoặc giữ một tư thế quá lâu.
    • Sưng nóng, đỏ xuất hiện vùng khớp vai.
    • Cứng và khô khớp. Bao hoạt dịch bị viêm khiến chức năng bôi trơn khớp bị ảnh hưởng. Lâu dần vùng khớp viêm bị khô và gây cứng khớp. Điều này hạn chế phạm bị chuyển động của khớp vai. Người bệnh có thể cảm nhận khớp vai lỏng lẻo hoặc nghe tiếng lọc cọc khi vận động khớp.
    • Nếu triệu chứng đau kéo dài, tái đi tái lại có thể gây yếu vùng cánh tay, lan lên cổ.
    • Một vài trường hợp có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao.
    Triệu chứng viêm bao hoạt dịch khớp vai

    Người bệnh có thể bị sốt do tình trạng viêm nhiễm

    4. Nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch khớp vai

    Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan. Việc xác định nguyên nhân đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh.

    4.1. Tư thế xấu gây viêm bao hoạt dịch

    Thường xuyên vận động khớp vai, khuân vác nặng, công việc đòi hỏi sử dụng khớp vai nhiều với các động tác lặp đi lặp lại gây ảnh hưởng xấu tới vai. Trong đó có cả việc gây viêm màng bao hoạt dịch khớp vai.

    Khớp AKA Tâm Bình – Hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp

    Thương hiệu: Dược phẩm Tâm Bình

    Tìm hiểu thêmMua ngay

    4.2. Chấn thương

    Chấn thương là điều khó tránh khỏi trong sinh hoạt, lao động, tham gia giao thông, chơi thể thao. Việc va đập mạnh vào vị trí khớp vai có thể làm tổn thương hoặc chèn ép bao hoạt dịch tại đây.

    Có thể vấn đề đối với bao hoạt dịch khớp vai sẽ không ngay lập tức xuất hiện. Nếu chấn thương không được xử lý triệt để, dần dần theo thời gian sẽ ảnh hưởng xấu tới bao hoạt dịch khớp vai.

    Viêm bao hoạt dịch khớp vai có thể do chấn thương thể dục, thể thao

    Viêm bao hoạt dịch khớp vai có thể do chấn thương thể dục, thể thao

    4.3. Biến chứng từ viêm khớp dạng thấp

    Khi mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, màng hoạt dịch, sụn khớp, đầu xương dưới sụn chịu ảnh hưởng lớn. Lâu ngày khớp bị sưng, nhức, nóng đỏ, đau, đồng thời hạn chế khả năng vận động khớp. Trường hợp này nếu để lâu có thể gây ra biến chứng dính khớp hoặc biến dạng khớp.

    Bên cạnh đó, viêm bao hoạt dịch khớp vai còn xuất phát ở những người mắc bệnh gout hoặc viêm khớp vảy nến.

    4.4. Quá trình lão hóa của cơ thể

    Tuổi tác càng cao, các bộ phận trong cơ thể càng dễ bị tổn thương. Đối với người cao tuổi, sụn khớp tại khớp vai bị bào mòn dẫn tới đầu xương cọ sát vào nhau, tăng áp lực cho bao hoạt dịch.

    4.5. Nhiễm trùng gây viêm bao hoạt dịch khớp vai

    Thông thường, nhiễm trùng có thể gây viêm các túi dịch ở bề mặt da. Một vết cắt ở da có thể để vi khuẩn, virus xâm nhập vào trong cơ thể và gây viêm.

    Theo một vài nghiên cứu staphylococcus (tụ cầu khuẩn) – vi khuẩn sống trên làn da khỏe mạnh của người được cho là “thủ phạm” gây viêm bao hoạt dịch khớp thể nhiễm trùng. Về cơ bản thì bao hoạt dịch tương đối yếu, không thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh.  Vì vậy, khi xuất hiện vi khuẩn tấn công, phản ứng cơ thể có khả năng gia tăng áp lực lên ổ khớp. Đồng thời, cơ thể giảm lưu lượng máu đến khớp. Từ đó khiến tình trạng tổn thương khớp thêm trầm trọng. Đó là lý do những người bị bệnh này thường có biểu hiện sốt, vùng khớp sưng nóng, đỏ, đau.

    4.6. Hệ quả của các bệnh lý khác

    Một số bệnh lý xương khớp, tự miễn có thể dẫn tới tình trạng viêm bao hoạt dịch. Do đó, người mắc phải các căn bệnh này cần đặc biệt chú ý. Đó là gai xương, bệnh gout, vẩy nến, bệnh tuyến giáp… Trong đó, gai xương hình thành do sự lắng đọng quá mức canxi. Khi gai xương phát triển sẽ chèn ép vào bao hoạt dịch gây viêm.

    Ngoài ra, một số ít trường hợp tình trạng viêm cũng có thể xảy ra sau khi tiêm phòng cúm hoặc các loại vacxin khác. Theo các chuyên gia, khi tiêm, vacxin đã làm rối loạn bao hoạt dịch tại vị trí này. Tuy nhiên, cũng theo các chuyên gia thì đây là nguyên nhân không phổ biến.

    5. Đối tượng có nguy cơ cao

    Nếu là một trong những nhóm đối tượng dưới đây thì cần thận trọng với nguy cơ mắc bệnh.

    • Người có đặc thù công việc thường xuyên sử dụng, tạo áp lực lên khớp vai: Thợ mộc, công nhân khuân vác, vận động viên quần vợt…
    • Người cao tuổi
    • Người gặp chấn thương vùng vai.
    • Người mắc các bệnh lý có nguy cơ dẫn tới viêm bao hoạt dịch khớp vai.
    Đối tượng có nguy cơ cao bị viêm bao hoạt dịch vai

    Người cao tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh

    6. Viêm bao hoạt dịch khớp vai có nguy hiểm không?

    Nhiều người cũng băn khoăn liệu bệnh viêm bao hoạt dịch khớp vai có tự khỏi không hay có biến chứng không. Giống như bất kỳ bệnh lý nào, viêm bao hoạt dịch cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Nếu điều trị sớm, tình trạng viêm sẽ được kiểm soát và bệnh không đáng lo ngại.

    Nhưng trường hợp phát hiện bệnh muộn, bệnh không được chữa trị kịp thời, bao hoạt dịch viêm có thể làm tăng dịch nhầy gây áp lực lên sụn, xương và các mô trong khớp. Điều này sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như:

    • Mắc các bệnh xương khớp khác: Người bệnh có khả năng bị mắc thêm các bệnh về xương khớp như thoái hóa khớp, u nang bao hoạt dịch, thấp khớp….
    • Tàn tật, mất khả năng vận động: Dịch khớp tăng lên mà không được kiểm soát trong thời gian dài sẽ gây tràn dịch khớp, yếu khớp, phá hủy cấu trúc khớp. Đặc biệt, khớp vai, viêm bao hoạt dịch không được chữa trị có thể mất khả năng vận động.
    • Yếu cơ, teo cơ: Tình trạng đau nhức tăng lên khiến người bệnh bị hạn chế vận động. Lâu dần có thể dẫn đến cứng khớp, bó cơ sẽ bị yếu. Thậm chí một vài trường hợp nặng có thể bị teo cơ vĩnh viễn.
    Trường hợp nặng có nguy cơ bị yếu cơ, teo cơ

    Trường hợp nặng có nguy cơ bị yếu cơ, teo cơ

    7. Viêm bao hoạt dịch khớp vai khi nào nên đi gặp bác sĩ?

    Như đã chia sẻ ở trên, viêm bao hoạt dịch vai là bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, khi cảm thấy có triệu chứng bất thường ở khớp vai như khó vận động, sưng nóng, đau dữ dội kèm sốt nhẹ hãy đến ngay cơ sở y tế, bệnh viện để thăm khám. Mặc dù đây có thể chưa phải là bệnh viêm bao hoạt dịch vai nhưng chắc chắn khớp vai của bạn đang gặp vấn đề. Nếu không xử lý sớm có thể gây ra những biến chứng khó lường, ảnh hưởng sức khỏe.

    8. Chẩn đoán

    Khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh nên tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám. Tại đây, bác sĩ sẽ thực hiện một số phương pháp chẩn đoán dưới đây:

    8.1. Khám lâm sàng

    Bác sĩ thăm khám sẽ hỏi về nghề nghiệp, chấn thương gần đây, tiền sử bệnh… Đồng thời tiến hành khám thực thể cho người bệnh để đánh giá thời gian khởi phát, mức độ bệnh:

    • So sánh tình trạng ở hai khớp vai, đặc biệt là khi cơn đau chỉ xuất hiện ở một bên.
    • Nhẹ nhàng ấn vào khu vực xung quanh khớp vai để đánh giá triệu chứng sưng, đỏ, đau như thế nào.
    • Kiểm tra vùng da bị viêm khớp để xác định nguyên nhân có phải do nhiễm trùng không.
    • Di chuyển nhẹ khớp vai để đánh giá phạm vi chuyển động. Đồng thời, xem thử cơn đau có xuất hiện không.

    8.2. Chẩn đoán hình ảnh

    Để loại trừ nguyên nhân chấn thương và xác định chính xác viêm bao hoạt dịch do đâu, bác sĩ sẽ chỉ định một vài thủ thuật:

    • Chụp X-quang: Phương pháp giúp phát hiện vấn đề xương và viêm khớp (nếu có).
    • Chụp cổng hưởng từ MRI: MRI sử dụng sóng radio và từ trường mạnh tạo nên hình ảnh chi tiết về cấu trúc xương. Nhờ đó, bác sĩ có thể quan sát được vị trí mô mềm như bao hoạt dịch khớp.
    • Siêu âm: Thông qua thủ thuật siêu âm để mô phỏng hình ảnh thực tế, đánh giá lượng dịch trong bao hoạt dịch. Qua đó, giúp bác sĩ hình dung rõ hơn tình trạng sưng tấy ở khớp vai.
    Chụp X-quang để chẩn đoán chính xác bệnh

    Chụp X-quang để chẩn đoán chính xác bệnh

    8.3. Xét nghiệm dịch khớp

    Phương pháp này giúp chẩn đoán tình trạng viêm và nguyên nhân gây viêm. Bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật chọc hút dịch để mang đi xét nghiệm.

    8.4. Xét nghiệm máu

    Phương pháp này cũng có thể áp dụng nhằm xác định hoặc loại trừ nguyên nhân viêm bao hoạt dịch do nhiễm trùng, viêm toàn thân (viêm khớp, viêm đa khớp…). Bởi, theo các chuyên gia yếu tố này cũng có nguy cơ khiến bạn mắc bệnh viêm bao hoạt dịch.

    Chẩn đoán viêm bao hoạt dịch khớp vai

    Bác sĩ sẽ khám lâm sàng vùng khớp vai

    9. Cách điều trị viêm bao hoạt dịch khớp vai

    Sau khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị viêm bao hoạt dịch phù hợp. Tùy theo nguyên nhân và tình trạng bệnh, cách chữa viêm bao hoạt dịch khớp vai sẽ khác nhau.

    9.1. Cải thiện tình trạng đau nhức do viêm bao hoạt dịch khớp vai tại nhà

    Khi bị viêm bao hoạt dịch, hầu hết người bệnh đều gặp phải tình trạng đau nhức dữ dội. Để giảm đau, bạn có thể áp dụng những cách sau:

    9.1.1. Chườm đá

    Nhiệt lạnh sẽ tác động vào vị trí viêm giúp giảm bớt sưng, đau tạm thời. Bạn có thể dùng túi gel lạnh hoặc cho đá vào khăn mềm, quấn lại để chườm. Mỗi lần chườm 10 phút, thực hiện 2-3 lần mỗi ngày.

    Lưu ý là không để đá tiếp xúc trực tiếp với da. Thời gian chườm tối đa không quá 15 phút/lần.

    9.1.2. Chườm ấm

    Bên cạnh chườm lạnh thì chườm ấm cũng là biện pháp giảm đau an toàn, phù hợp với người bệnh. Chườm nóng không chỉ giảm đau mà còn giảm viêm, tê bì và cứng khớp.

    Để thực hiện biện pháp này, người bệnh có thể dùng chai thủy tinh chứa nước ấm hoặc túi chườm đặt lên khớp vai. Chườm liên tục trong 20 phút, thực hiện 3 lần mỗi ngày để có kết quả tốt nhất.

    Chườm ấm là biện pháp được đánh giá cao về hiệu quả giảm đau

    Chườm ấm là biện pháp được đánh giá cao về hiệu quả giảm đau

    9.1.3. Sử dụng nẹp

    Để tránh việc cử động vai sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân mang nẹp vai hoặc băng cố định khớp vai. Điều này cũng tạo điều kiện cho khớp vai có thời gian nghỉ ngơi, tự phục hồi.

    nẹp vai trị viêm bao hoạt dịch khớp vai

    Nẹp vai giúp cố định, tránh làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh

    9.1.4. Để khớp vai được nghỉ ngơi

    Nếu viêm bao hoạt dịch khớp vai gây đau nhức dữ dội, người bệnh nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động. Điều này giúp làm giảm tổn thương bao hoạt dịch, tạo điều kiện cho khớp vai, cơ, dây thần kinh được chữa lành. Từ đó, hạn chế tình trạng đau nhức khớp vai.

    9.2. Thuốc điều trị viêm bao hoạt dịch

    Trường hợp cơn đau xuất hiện liên tục, dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn một số loại thuốc sau:

    • Thuốc chống viêm không steroid NSAID: như Ibuprofen, Acetaminophen: Thuốc giúp giảm tình trạng viêm nhiễm.
    • Thuốc bôi ngoài da dạng kem, gel: Loại thuốc này tác động trực tiếp lên vùng khớp vai bị đau giúp giảm đau, sưng. Việc chỉ định loại thuốc này cũng giúp tránh được tác dụng phụ của thuốc uống tới đường tiêu hóa.
    • Thuốc kháng sinh: Được chỉ định có trường hợp viêm bao hoạt dịch do nhiễm trùng.
    • Tiêm corticosteroid: Bằng cách tiêm vào khớp vai giúp người bệnh thoát khỏi cơn đau nhức tạm thời.

    *Lưu ý: Các loại thuốc kể trên (dù là uống, bôi hay tiêm) đều không được sử dụng tùy tiện mà cần có sự hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh cần dùng đúng loại, đúng liều, đúng thời gian điều trị. Trường hợp không tuân thủ có thể gặp phải tác dụng phụ và biến chứng nguy hiểm.

    Click xem thêmTìm hiểu ngay Thuốc điều trị viêm bao hoạt dịch hiệu quả hiện nay

    9.3. Vật lý trị liệu cho viêm bao hoạt dịch khớp vai

    Để giảm đau, khôi phục khả năng vận động của khớp, tăng cường lưu thông máu, vật lý trị liệu có thể được áp dụng. Người bệnh có thể được chỉ định áp dụng một hoặc một vài kỹ thuật như:

    • Chiếu đèn hồng ngoại
    • Điện trị liệu
    • Đắp parafin
    • Bài tập trị liệu…

    Thời gian trị liệu thường kéo dài từ vài tuần cho tới vài tháng tùy theo tình trạng của người bệnh.

    9.4. Chọc hút dịch khớp

    Một trong những phương pháp giúp giảm nhanh tình trạng ứ đọng dịch là chọc hút dịch.

    Bác sĩ sẽ sử dụng cây kim nhỏ đưa vào bao hoạt dịch khớp vai để hút bớt phần dịch dư thừa. Phương pháp không chỉ hút dịch thừa mà còn hỗ trợ giảm sưng, viêm, đau nhức.

    Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì thủ thuật này lại gây đau trong thời gian ngắn và người bệnh phải mang vật cố định khớp vai sau khi tiêm. Điều này giúp ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

    Chọc hút dịch khớp trị viêm bao hoạt dịch

    Chọc hút dịch khớp giúp giảm nhanh tình trạng ứ đọng dịch

    9.5. Phẫu thuật

    Phẫu thuật là phương pháp hiếm được chỉ định cho những người bị viêm bao hoạt dịch khớp vai. Phương pháp này được chỉ định cho trường hợp nặng, nguy cơ biến chứng cao và điều trị bằng các phương pháp trên không phát huy hiệu quả.

    Trong trường hợp này, phẫu thuật nội soi được cho là giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn và an toàn hơn mổ truyền thống. Đồng thời, phương pháp này cũng được đánh giá là ít xâm lấn, không làm mất nhiều máu.

    Khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành dẫn lưu dịch dư thừa ra ngoài và loại bỏ các mô bị viêm.

    Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện. Đồng thời, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn sau thời gian phẫu thuật.

    10. Cách phòng tránh

    Bệnh viêm bao hoạt dịch khớp vai có thể tái phát sau một thời gian nếu không có biện pháp dự phòng. Với những trường hợp có các yếu tố nguy cơ, bạn cũng nên tích cực phòng ngừa để giảm thiểu việc tái phát. Vì vậy, các chuyên gia đưa ra lời khuyên như sau:

    • Nếu đặc thù công việc buộc bạn phải sử dụng khớp vai nhiều hãy dành các quãng nghỉ sau từ 45 – 60 phút.
    • Vận động, chơi thể thao đúng cách, tránh chấn thương. Nên tập khởi động trước khi chơi môn thể thao nào đó.
    • Tránh mang vác, bưng bê vật nặng quá mức làm ảnh hưởng đến bao hoạt dịch khớp vai và các khớp chân.
    • Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học. Bổ sung vào thực đơn thực phẩm giàu canxi, vitamin D, omega-3… Hạn chế thực phẩm có khả năng kích thích quá trình viêm như thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đường muối, rượu bia…
    • Giảm cân cũng là cách đơn giản để giảm áp lực lên khớp vai và bao hoạt dịch.
    • Tránh tỳ đè khớp lên bề mặt cứng.
    • Khám sức khỏe định kỳ. Tích cực điều trị các bệnh lý có nguy cơ biến chứng viêm bao hoạt dịch.

    Kết luận

    Hy vọng những thông tin trên đã phần nào giải đáp được thắc mắc của bác Nguyễn Văn Toàn cũng như độc giả. Có thể nói, viêm bao hoạt dịch khớp vai là bệnh lý có thể để lại biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ không có gì đáng lo ngại. Nếu cần tư vấn thêm về viêm bao hoạt dịch khớp vai, bác Toàn và bạn đọc có thể gọi tới tổng đài 0343 44 66 99 hoặc chat trực tiếp để được hỗ trợ tư vấn.

    XEM THÊM

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    TTƯT Hoàng Khánh Toàn

    Đại tá, TTƯT.Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn chia sẻ: “Chữa bệnh cứu người luôn là khát khao cháy bỏng của tôi. Đây cũng chính là lý do tôi dành cả cuộc đời theo nghề y. Trở thành cố vấn của Dược phẩm Tâm Bình là cách để tôi tiếp tục mang kiến thức, kinh nghiệm mà mình đã tích lũy được để giúp sức cho cộng đồng.”

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Gai cột sống: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị hiệu quả 05/12/23
      Gai cột sống là bệnh xương khớp khá phổ biến, không chỉ gây khó chịu, đau đớn mà còn dễ…
      Vì sao các cơn đau nhức xương khớp tái phát khi ngồi điều hòa? 30/05/20
      Mùa đông thời tiết lạnh, ẩm là nguyên nhân chính khiến bệnh xương khớp tăng lên. Thế nhưng “ít người…
      [Viêm khớp phản ứng] – Nguyên nhân, điều trị và phòng tránh 25/11/20
      Viêm khớp phản ứng thường gặp ở người trẻ tuổi, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc. Do…
      Tràn dịch khớp gối nên ăn gì và kiêng gì? Tâm Bình giải đáp! 28/04/20
      Hỏi: Sáu tháng trước tôi đi khám các bác sĩ phát hiện tôi bị tràn dịch khớp gối, có đi…
      Xem tất cả bài viết