Đau xương bả vai là bệnh gì? Cách điều trị hiệu quả và phòng tránh - Tâm Bình
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Đau xương bả vai là bệnh gì? Cách điều trị hiệu quả và phòng tránh

    Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyen Hoang

    Biên tập viên: Phạm Thu Hoàn

    20/09/19

    Đau xương bả vai là triệu chứng khá phổ biến, đặc biệt dễ mắc ở những người làm các công việc như nhân viên văn phòng, lái xe, thợ may… Bài viết sau đây sẽ giúp bạn điểm mặt những “thủ phạm” gây ra chứng đau và cách điều trị hiệu quả.

    5/5 - (91 bình chọn)

    1. Đau xương bả vai là bệnh gì?

    Đau xương vai là hiện tượng đau do rối loạn hệ thống thần kinh cảm giác ở tủy sống cổ. Tùy theo mức độ mà người bệnh có thể đau 1 hoặc 2 bên bả vai, đau cố định hoặc lan sang cổ, gáy, cánh tay.

    đau xương bả vai

    Một số trường hợp có thể kèm theo cảm giác tê mỏi ở vùng vai bị đau, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đi đứng không vững… Đây không phải là triệu chứng nguy hiểm nhưng những cơn đau khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống, vận động cũng như sinh hoạt của họ.

    2. Nguyên nhân đau xương bả vai?

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau xương bả vai. Việc xác định chính xác nguyên nhân là vô cùng cần thiết, giúp bác sĩ nhanh chóng đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến nhất:

    2.1 Đau xương bả vai do sinh hoạt, vận động sai tư thế

    Nằm ngủ hay lao động với tư thế không phù hợp như: gối đầu cao, nằm nghiêng 1 bên, nằm co quắp; ngồi làm việc suốt nhiều giờ đồng hồ nhưng không vận động thư giãn… có thể khiến cho các cơ vùng cổ vai gáy bị căng cứng, máu lưu thông kém. Ở những người trung niên và cao tuổi, hệ mạch máu và xương khớp dần bị lão hóa càng dễ mắc phải triệu chứng này.

    nguyên nhân gây nhức xương

    Sinh hoạt sai tư thế là nguyên nhân chính gây đau bả vai

    Những người làm việc lâu trong một tư thế như: nhân viên văn phòng, công nhân, tài xế, học sinh, sinh viên… thường có nguy cơ cao bị bệnh.

    2.2 Loãng xương

    Loãng xương do thiếu canxi có thể là nguyên nhân khiến nhiều người bị đau nhức xương khớp. Đặc biệt, phụ nữ từ độ tuổi trung niên trở đi, nội tiết tố nữ bị suy giảm khiến hệ xương khớp suy yếu, nguy cơ loãng xương cao gây tình trạng đau xương bả vai.

    Một số dấu hiệu đau bả vai do loãng xương là: đau nhức nhối tập trung ở vùng bả vai, có thể lan ra vùng gáy gây đau nửa đầu hoặc kèm theo tê mỏi cánh tay, lực tay yếu, khó cầm nắm vật nặng, chuột rút…

    2.3 Chấn thương vùng bả vai

    Những người từng bị chấn thương ở vùng bả vai do va đập, té ngã, gãy xương trong quá trình lao động, thể thao và sinh hoạt hằng ngày cũng có thể bị đau tái phát sau khi lành bệnh. Nguyên nhân là do bệnh nhân không chú ý giữ gìn và chăm sóc cơ thể, làm việc quá sức, khuân vác vật nặng, ăn uống thiếu dinh dưỡng khiến xương bả vai bị suy yếu sớm và gây đau nhức.

    2.4 Bệnh lý về xương khớp gây đau xương bả vai

    Đau nhức ở xương bả vai có thể liên quan đến tổn thương ở cột sống cổ. Điển hình như thoát vị đĩa đệm, trượt đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ, vẹo cổ bẩm sinh… Tổn thương đốt sống cổ ở lỗ tiếp hợp sẽ chèn ép dây thần kinh tủy sống và kích thích đau theo khu vực chi phối của dây thần kinh này là gáy, bả vai, cánh tay.

    Ngoài ra, một số bệnh lý xương khớp thường gặp như: viêm khớp, viêm xương, ung thư xương, lao xương,… cũng gây đau bả vai.

    3. Điều trị đau xương bả vai

    điều trị đau nhức xương

    3.1 Sử dụng thuốc giảm đau, dán cao

    Thuốc giảm đau không kê đơn là biện pháp thường được nghĩ đến và sử dụng đầu tiên đối với các trường hợp đau xương bả vai. Thuốc giảm đau mang lại tác dụng nhanh, khiến người dùng cảm thấy dễ chịu, đỡ đau nhức hơn.

    Bên cạnh thuốc uống, người bệnh có thể dán thêm cao vào vị trí đau để cải thiện triệu chứng nhanh hơn.

    3.2 Chườm nóng hoặc chườm lạnh

    Tùy vào nguyên nhân gây đau nhức, người bệnh sẽ lựa chọn tiến hành chườm nóng hay chườm lạnh.

    – Chườm nóng:

    Chườm nóng được thực hiện đối với những trường hợp viêm xương khớp mãn tính, đau cổ vai gáy do chấn thương sau 48 giờ. Chườm nóng giúp các mạch máu lưu thông tốt hơn, giảm căng tức, điều hòa thần kinh cảm giác. Từ đó giúp người bệnh vượt qua cơn đau nhẹ nhàng hơn.

    Cách chườm nóng phổ biến hiện nay là sử dụng sản phẩm tích nhiệt như tấm sưởi điện, túi chườm nhiệt, sáp parafil… để áp vào vùng bị đau. Chườm khoảng 20-30 phút để đạt kết quả tốt.

    – Chườm lạnh:

    Gần như trái ngược với chườm nóng, chườm lạnh áp dụng cho các trường hợp đau xương khớp do viêm xương khớp cấp tính, vận động quá mức hoặc vận động sai tư thế. Hơi lạnh sẽ giúp xoa dịu cảm giác đau, hạn chế sưng tấy và phù nề.

    Thực hiện chườm lạnh: Người bệnh có thể sử dụng túi chườm lạnh, đá lạnh bọc trong khăn hoặc sử dụng trực tiếp khăn bông đã được ướp đá. Mỗi lần chườm tối đa 30 phút, mỗi ngày thực hiện 3 lần.

    3.3 Massage, xoa bóp vùng cổ vai gáy

    Massage và xoa bóp nhẹ nhàng khu vực bị đau giúp giãn cơ, nhờ đó giảm cảm giác đau nhức. Người bệnh có thể cần đến sự trợ giúp của kỹ thuật viên massage hoặc người nhà để thực hiện xoa bóp.

    Trong lúc làm, có thể ngồi hoặc nằm, thả lỏng toàn bộ cơ thể cũng như phần cổ vai gáy. Nên kết hợp thêm cao hoặc dầu nóng để tăng hiệu quả xoa bóp.

    3.4 Thực hiện các bài tập bả vai tại nhà

    Các bài tập khu vực bả vai có tác dụng tăng độ linh hoạt và dẻo dai cho khớp vai, giãn cơ, đồng thời giảm cảm giác đau nhức. Dưới đây là các bài tập được gợi ý bởi các chuyên gia trị liệu:

    bài tập giảm đau vai

    – Bài tập gập – duỗi vai:

    • Bước 1: Hai tay cầm gậy
    • Bước 2: Tay mạnh hỗ trợ tay yếu nâng gậy lên. Đến khi cảm thấy đau thì dừng lại rồi giữ nguyên trong khoảng 5 giây.
    • Bước 3: Trở về vị trí ban đầu rồi lặp lại.

    – Bài tập xoay trong ngoài:

    • Bước 1: Hai tay cần gậy, khuỷu tay gập thành 1 góc 90 độ
    • Xoay tay vào trong đến khi thấy đau thì dừng lại 5 giây
    • Thực hiện tương tự bên còn lại

    – Bài tập kéo dãn cơ khớp vai:

    • Đặt cổ tay vuông góc với tường
    • Xoay mũi chân và thân người đến ngưỡng đau thì dừng lại, giữ nguyên tư thế khoảng 15 giây.
    • Đưa tay lên cao, đồng thời xoay thân người đến khi thấy đau, tiếp tục giữ 20 giây.

    Người bệnh có thể thực hiện các bài tập trên để bổ trợ cho các phương pháp điều trị khác, đẩy nhanh tốc độ phục hồi.

    3.5 Điều trị y khoa hiện đại

    Nguyên nhân đau bả vai nếu được xác định có liên quan đến các bệnh lý nào khác thì bệnh nhân sẽ được điều trị tập trung vào khắc phục vấn đó. Một số phương pháp điều trị có thể được chỉ định là:

    • Dùng thuốc tân dược
    • Phẫu thuật
    • Hóa trị, xạ trị…

    Khi các bệnh lý gây đau nhức bả vai được điều trị triệt để thì cấu trúc xương khớp sẽ tự động được điều chỉnh, dây thần kinh không còn bị chèn ép. Nhờ đó hiện tượng đau nhức sẽ thuyên giảm và dần biến mất.

    4. Phòng ngừa đau xương bả vai bằng cách nào?

    phòng ngừa đau vai gáy

    Để tránh bị đau xương khớp nói chung và đau xương vai nói riêng, cần xây dựng những thói quen sinh hoạt lành mạnh, làm việc hợp lý, ăn uống khoa học, cụ thể là:

    • Tập thể dục thể thao phù hợp, vừa sức: Các bài tập cho vai, cánh tay hàng ngày sẽ tăng chức năng của các dây thần kinh và làm xương khớp dẻo dai.
    • Tránh các hoạt động quá sức như mang vác, kéo vật nặng. Hạn chế ngồi làm việc trong một tư thế quá lâu, tránh nằm nghiêng đè lên vai trong khi ngủ.
    • Với những người thường xuyên phải hoạt động vai và cánh tay, nên xoa bóp vùng bả vai để giảm đau mỏi.
    • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung vitamin (A, B, C, D, E…) và khoáng chất, đặc biệt là canxi từ thực phẩm (cá, tôm, cua, thịt, trứng, sữa, rau củ…)

    Trên đây là những thông tin liên quan đến tình trạng đau xương bả vai. Nếu bạn còn băn khoăn, thắc mắc nào cần giải đáp, hãy liên hệ ngay đến số hotline của chúng tôi để được hỗ trợ.

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    2 bình luận cho “Đau xương bả vai là bệnh gì? Cách điều trị hiệu quả và phòng tránh”

    1. Lê Thanh Sơn viết:

      Xin hỏi bác sỹ. Đang uống thuốc gout có dùng viên khớp tâm bình được không

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Top 6 thuốc tiêm chống loãng xương phổ biến năm 2024 20/09/22
      Trong phác đồ điều trị loãng xương, thuốc tiêm chống loãng xương có thể được chỉ định. Tuy nhiên, dạng…
      Viêm đau khớp ngón tay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 20/10/23
      Viêm đau khớp ngón tay là một dạng bệnh lý thuộc chứng viêm khớp, gây ra vô số những bất…
      TOP 10 loại thuốc xương khớp cho người tiểu đường – Đừng bỏ lỡ 30/11/23
      Theo nghiên cứu từ Đan Mạch, bệnh nhân đái tháo đường type 2 có nguy cơ đau cơ xương khớp…
      Điều trị hội chứng ống cổ tay bằng Đông y có ưu điểm gì? 04/08/19
      Bên cạnh phương pháp Tây y, nhiều người lựa chọn điều trị hội chứng ống cổ tay bằng Đông y…
      Xem tất cả bài viết