Đau đầu gối nhưng không sưng - Lý giải nguyên nhân
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Đau đầu gối nhưng không sưng – Lý giải nguyên nhân

    24/07/23

    Đã bao giờ bạn gặp phải tình trạng đau đầu gối nhưng không sưng hay chưa? Liệu bạn có thắc mắc tại sao lại gặp phải triệu chứng này và nó có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm lời giải ngay dưới đây.

    5/5 - (2 bình chọn)

    1. Đau đầu gối nhưng không sưng là gì?

    Bạn có thể tự nhiên đau đầu gối phải, bị đau đầu gối bên trái hoặc cả hai bên. Bạn có thể đau ở bất kỳ tư thế nào như: đau đầu gối khi ngồi xổm, đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống… Cơn đau có thể dữ dội hoặc dai dẳng trong ngày, đôi khi là nhức mỏi đầu gối về đêm. Đầu gối lúc này không bị sưng mà bạn có thể nhận diện bằng mắt thường hoặc tiếp xúc bằng tay.

    Đau đầu gối dạng này thường là những cơn đau độc lập. Tuy nhiên nó cũng có thể đi kèm với các triệu chứng khác như cứng khớp, khó cử động, ngứa ran, tê bì…

    Đau đầu gối nhưng không sưng

    Xem thêm Cảnh báo 8 bệnh lý gây đau đầu gối

    2. Nguyên nhân gây đau đầu gối nhưng không sưng

    Đau đầu gối nhưng không sưng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Đôi khi có những lý do mà bạn không thể ngờ tới.

    2.1. Vận động quá sức gây đau đầu gối nhưng không sưng

    Lao động quá sức, chơi thể thao quá độ có thể khiến cơ, gân và dây chằng tại đầu gối bị kéo căng quá mức gây đau. Ngoài ra, thừa cân, béo phì cũng làm gia tăng áp lực lên đầu gối khiến nó phải hoạt động quá tải hàng ngày. Lâu dần sẽ gây ra những cơn đau tại vị trí này.

    2.2. Thoái hóa khớp gối giai đoạn đầu 

    Đây là tình trạng sụn khớp bị bào mòn khiến xương cọ sát vào nhau gây đau. Trước đây bệnh thường xuất hiện ở người cao tuổi nhưng gần đây xu hướng người trẻ mắc phải căn bệnh này ngày càng tăng cao. Giai đoạn đầu của bệnh đầu gối sẽ bị đau nhưng không sưng.

    Thoái hóa khớp gối gây đau đầu gối nhưng không sưng

    Thoái hóa khớp gối giai đoạn đầu có thể là nguyên nhân

    2.3. Bệnh gout giai đoạn đầu

    Có lẽ nhiều người sẽ bất ngờ khi bệnh gout xuất hiện trong danh sách này. Vì biểu hiện đặc trưng của căn bệnh này là sưng, nóng, đỏ, đau tại khớp. Và thường là khớp ngón chân cái. Tuy nhiên, giai đoạn đầu của bệnh có trường hợp gặp phải tình trạng đau đầu gối nhưng không sưng. Đi kèm là sờ vào vùng đầu gối thấy ấm và da đầu gối đỏ hồng.

    2.4. Bệnh tự miễn gây đau đầu gối nhưng không sưng

    Hai bệnh tự miễn thường gây ra tình trạng đau đầu gối nhưng không sưng là viêm khớp dạng thấp và lupus. Viêm khớp dạng thấp sẽ gây đau cả hai bên đầu gối, đặc biệt là gây cứng khớp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Trong khi đó lupus gây cứng khớp, mệt mỏi.

    Bệnh tự miễn gây đau đầu gối nhưng không sưng

    2.5. Lao khớp gối giai đoạn đầu

    Đây là một dạng lao khu trú tại khớp gối, thường xảy ra ở những người bị lao sơ nhiễm. Tình trạng đau đầu gối có thể kéo dài, dai dẳng ở giai đoạn đầu mà không đi kèm triệu chứng khác. Khi bệnh phát triển nặng hơn có thể xuất hiện các triệu chứng khác như sưng, cứng, nóng khớp.

    2.6. Bàn chân bẹt gây đau đầu gối nhưng không sưng

    Đây là một dị tật bẩm sinh. Cơn đau đầu gối có thể không xuất hiện ngay những năm đầu đời mà phải trải qua một khoảng thời gian. Bàn chân bẹt gây căng dây chằng, lâu dần dẫn tới lệch khớp gối, gây đau.

    Bàn chân bẹt gây đau đầu gối

    3. Đau đầu gối nhưng không sưng có nguy hiểm không?

    Nếu tình trạng này xảy ra do bệnh lý mà không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Cơn đau có thể trở thành mạn tính, teo cơ, yếu chân, thậm chí là tàn phế.

    Vì vậy, bạn nên tới khám tại các cơ sở y tế để được chuẩn đoán và điều trị khi:

    • Đau khớp gối kéo dài, tăng nặng hoặc lặp đi lặp lại.
    • Tình trạng đau không thuyên giảm khi áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà.
    • Vận động khó khăn.

    Khớp AKA Tâm Bình – Hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp

    Thương hiệu: Dược phẩm Tâm Bình

    Tìm hiểu thêmMua ngay

    4. Điều trị đau đầu gối nhưng không sưng

    Nguyên nhân gây đau đầu gối sẽ quyết định phương pháp điều trị. Một số trường hợp có thể áp dụng cách trị đau đầu gối tại nhà. Tuy nhiên, trường hợp khác có thể cần tới sự trợ giúp y tế.

    4.1. Nghỉ ngơi

    Giai đoạn đầu xuất hiện cơn đau hoặc khi cơn đau dữ dội cách tốt nhất là bạn nên nghỉ ngơi. Đây chính là khoảng thời gian để giảm bớt áp lực lên khớp gối, tạo điều kiện cho khớp tự phục hồi. Nhưng sau khi cơn đau đỡ hơn hoặc sau 1 – 2 ngày bạn nên bắt đầu vận động. Sau đó, vào giai đoạn phục hồi bạn có thể tập các bài tập đau khớp gối

    4.2. Chườm giảm đau khớp gối nhưng không sưng

    Chườm nóng hoặc chườm lạnh là phương pháp phổ biến, đơn giản mà bạn có thể áp dụng tại nhà. Trong khi chườm lạnh thích hợp trong vòng 48 giờ sau khi bị chấn thương hoặc khi vừa xuất hiện cơn đau. Chườm nóng sẽ thích hợp sau 48h và với các trường hợp khác. Đây chỉ là biện pháp giảm đau tình thế.

    Chườm giảm đau khớp gối nhưng không sưng

    Tùy từng trường hợp bạn có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh

    4.3. Cách xoa bóp chữa đau đầu gối

    Xoa bóp sẽ giúp tăng lưu lượng máu, giảm co cơ. Bạn có thể xóa bóp bằng tay không hoặc tinh dầu. Lưu ý là nên massage với lực vừa phải.

    4.4. Mẹo dân gian trị đau khớp gối

    Một số mẹo lưu truyền trong dân gian có thể giúp giảm bớt tình trạng đau khớp gối với nguyên liệu khá đơn giản. Tuy nhiên, bạn cần tốn một chút thời gian, công sức để chuyển bị.

    • Chườm ngải cứu: Rửa một nắm ngải cứu tươi rồi giã nát. Sao đó sao nóng trên chảo với một ít muối hạt. Bọc ngải cứu trong miếng vải mỏng để nguội bớt rồi chườm lên đầu gối trong vòng 15 phút.
    • Uống nước lá lốt: Rửa sạch 15 – 30g lá lốt, ngâm với nước muối loãng trong 15 phút. Vò sơ qua rồi cho với ấm sắc với 1 lít nước trên lửa nhỏ trong 30 phút. Chắt lấy nước, chia làm 2 lần uống trong ngày.
    Mẹo dân gian trị đau khớp gối

    Chườm lá ngải cứu có thể giúp giảm đau

    4.5. Thuốc chữa đau đầu gối nhưng không sưng

    Nếu thắc mắc đau đầu gối uống thuốc gì thì dưới đây là một số loại thuốc mà bác sĩ có thể kê cho bạn. Lưu ý là chỉ dùng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

    • Thuốc giảm đau thông thường hoặc thuốc giảm đau gây nghiện.
    • Thuốc chống viêm không steroid dạng uống: giúp giảm viêm, giảm đau.
    • Thuốc chống viêm không steroid dạng thoa: Dùng thuốc này để bôi lên vùng khớp gối bị đau. Từ đó sẽ giúp giảm đau tại chỗ.
    • Steroid đường uống.
    • Thuốc giãn cơ: giúp giảm đau do căng cơ.

    4.6. Vật lý trị liệu

    Bác sĩ vật lý trị liệu sẽ xây dựng phác đồ điều trị cho từng bệnh nhân. Bạn sẽ phải tuân thủ theo liệu trình để đảm bảo hiệu quả điều trị. Các kỹ thuật có thể được áp dụng là laser trị liệu, xoa bóp mô mềm, siêu âm trị liệu…

    Riêng đối với trường hợp bàn chân bẹt, bạn cần sử dụng đế chỉnh hình bàn chân. Loại đế này được để vào trong giày. Nó sẽ giúp bàn chân giữ ở tư thế đúng, ngắn ngừa đau đầu gối. Song song với đó người bệnh cần tập luyện các bài tập chuyên biệt.

    dụng cụ hỗ trợ giảm đau đầu gối

    Miếng lót chỉnh hình bàn chân bẹt

    4.7. Phẫu thuật

    Một số trường hợp đau dữ dội, nguy cơ biến chứng cao thì phẫu thuật là cần thiết. Đó có thể là phẫu thuật mở hoặc phẫu thuật nội soi.

    5. Cách phòng tránh

    Để giảm bớt nguy cơ gặp phải tình trạng đau đầu gối nhưng không sưng bạn có thể thử một số cách sau:

    • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn, cường độ vừa phải. Môn thể thao phù hợp có thể kể đến như yoga, bơi, tập bài tập thể dục… Khỏi động kỹ trước khi tập để tránh chấn thương. Sử dụng vật dụng hỗ trợ bảo vệ đầu gối.
    • Thay đổi những thói quen xấu có thể gây hại cho khớp gối như ngồi lâu, ngồi xổm, xếp bằng chân trong thời gian dài…
    • Hạn chế đi giày cao gót. Nên chọn giày có kích thước phù hợp, đế mềm.
    • Duy trì cân nặng ở mức cho phép để tránh tạo áp lực lên khớp gối.
    • Đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho xương khớp. Bổ sung cá béo, rau màu xanh đậm, quả mọng, sữa… Hạn chế rượu bia, nội tạng động vật, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ.

    Những thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo. Nếu cần tư vấn thêm hãy gọi tới tổng đài 0343 44 66 99.

    XEM THÊM

    Tham Vấn Y Khoa

    TTƯT Hoàng Khánh Toàn

    Đại tá, TTƯT.Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn chia sẻ: “Chữa bệnh cứu người luôn là khát khao cháy bỏng của tôi. Đây cũng chính là lý do tôi dành cả cuộc đời theo nghề y. Trở thành cố vấn của Dược phẩm Tâm Bình là cách để tôi tiếp tục mang kiến thức, kinh nghiệm mà mình đã tích lũy được để giúp sức cho cộng đồng.”

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Đau đầu gối khi co chân – Chớ nên chủ quan 04/08/19
      Đau đầu gối khi co chân hoặc duỗi chân là hiện tượng xảy ra khá phổ biến trong cuộc sống…
      Bật mí 12 mẹo chữa tràn dịch khớp gối tại nhà 13/03/23
      Khớp gối là một trong những khớp hoạt động nhiều, chịu tải trọng lớn. Khi bị tràn dịch khớp gối…
      8 cách chữa đau khớp gối bằng lá lốt có thể bạn chưa biết 16/12/22
      Lá lốt là một trong những loại thảo dược xuất hiện nhiều trong các mẹo dân gian chữa bệnh xương…
      TOP 10 loại thuốc xương khớp cho người tiểu đường – Đừng bỏ lỡ 30/11/23
      Theo nghiên cứu từ Đan Mạch, bệnh nhân đái tháo đường type 2 có nguy cơ đau cơ xương khớp…
      Xem tất cả bài viết