Khô khớp gối là tình trạng dịch nhầy bên trong khớp gối bị hao hụt, dẫn đến những tiếng lạo xạo, lục cục gây đau nhức vùng đầu gối. Để hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh, dấu hiệu nhận biết khô khớp gối và cách điều trị thích hợp, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Khô khớp gối là gì?
Khô khớp gối là tình trạng hao hụt lớp dịch khớp, khớp không được vận động trơn tru.
Khô khớp gối là tình trạng dịch khớp gối tiết ra ít hoặc không đủ chất nhờn để bôi trơn đầu khớp khiến khớp khó cử động đặc biệt với các hoạt động buộc khớp gối phải vận động nhiều như co, duỗi khớp, leo cầu thang, ngồi… Khớp gối bị khô thường đi kèm với các cơn đau nhức, cứng khớp, đặc biệt khi đứng lên hoặc vận động kèm theo tiếng kêu lục cục đặc trưng.
Nếu lượng dịch khớp tiết ra quá ít khiến sụn khớp bị tổn thương và dần bị bào mòn, mất đi độ trơn tru của sụn khớp. Trải qua thời gian sẽ khiến sụn ngày càng thô ráp, gây nứt, bong tróc. Nặng có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như lệch trục khớp, thậm chí tàn phế.
Đây là tình trạng cảnh báo nhiều dấu hiệu nguy hiểm như tình trạng xương khớp đã dần thoái hóa. Do vậy bạn cần thăm khám và điều trị kịp thời.
2. Dấu hiệu khô khớp gối
Triệu chứng nhận biết bệnh khô khớp gối được thể hiện thông qua âm thanh, hình dạng khớp hoặc vị trí khớp. Thông thường bệnh khô khớp gối thường đặc trưng bởi các cơn đau, sưng vùng đầu gối kèm theo một số dấu hiệu dễ nhận biết như:
Triệu chứng |
Biểu hiện cụ thể |
✅ Khớp gối kêu lục cục, lạo xạo | ⭐ Do không khí chuyển động trong khớp, khi hoạt động các bong bóng vỡ ra. Hoặc có thể do mô sẹo, vết rách sụn chêm va chạm trong quá trình chuyển động. |
✅ Cứng khớp | ⭐ Khớp gối bị cứng đặc biệt vào buổi sáng, khó co duỗi, biên độ vận động của khớp bị giảm |
✅ Đau nhức | ⭐ Do không đủ dịch khớp bôi trơn nên các đầu sụn khớp ma sát với nhau, khiến tổn thương gây nên các cơn đau. Tần suất đau tăng nặng khi hoạt động và giảm khi nghỉ ngơi |
✅ Giảm khả năng chịu lực | ⭐ Khi khớp bị tổn thương do lượng dịch khớp không đủ, dẫn đến đau nhức, lâu dần khả năng chịu lực như đứng lâu, gập hoặc duỗi chân lâu cũng dẫn đến tê mỏi |
✅ Sưng khớp, Khớp lỏng lẻo, Viêm, nóng đỏ | ⭐ Đây là những triệu chứng ít gặp hơn, hầu hết tình trạng này đã tăng nặng không chỉ khô khớp mà còn dẫn đến hiện tượng viêm, thoái hóa khớp gối. |
3. Nguyên nhân bị khô khớp đầu gối
Khớp đầu gối bị khô thường do một số nguyên nhân như sau:
3.1. Thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khô khớp.
Người bị thoái hóa khớp gối là một trong số đối tượng dễ bị khô dịch khớp gối. Nguyên nhân là do lớp sụn khớp bị hao mòn, làm mất tính đàn hồi, từ đó làm giảm sự ổn định của ổ khớp. Điều này dẫn đến khả năng tiết dịch khớp giảm gây khô khớp.
Ngoài ra, tuổi tác cũng như người thường xuyên lao động nặng, phải đứng nhiều khiến chức năng sụn khớp bị ảnh hưởng. Từ đó gây nên tình trạng khô, cứng khớp gối.
3.2. Viêm khớp gây khô khớp gối
Các tình trạng như viêm khớp dạng thấp tác động lên đầu gối cũng như viêm khớp do chấn thương đầu gối đều có thể làm mất tính ổn định của dịch khớp. Trong trường hợp bị viêm khớp dạng thấp dẫn đến viêm màng hoạt dịch – chứa hoạt dịch bên trong làm cho tình trạng sưng, tấy ở các khớp và khô khớp cứng khớp do hạn chế chức năng bôi trơn đầu khớp.
3.3. Xơ khớp gối
Xơ khớp gối hay cứng khớp gối xảy ra khi quanh khớp gối hình thành mô sẹo xơ cứng. Quá trình này hình thành do người bệnh có thể trải qua phẫu thuật thay khớp hoặc phẫu thuật dây chằng chéo trước. Chính vì vậy có thể gây nên tình trạng khô khớp gối, cứng khớp gối.
3.4. Do ít vận động
Người ít vận động, ngồi lâu, đứng lâu một chỗ sẽ có nguy cơ mắc bệnh khô khớp gối cao hơn so với người thường xuyên vận động. Nguyên nhân là do khớp không được vận động trong thời gian dài dẫn đến cấu trúc xương khớp bị yếu đi, trong đó có khô khớp gối.
Ngoài ra, ít vận động còn khiến ổ khớp mất đi tính linh hoạt, dẫn đến co cứng khớp, thúc đẩy quá trình thoái hóa, làm giảm chức năng tiết dịch ở khớp gối.
3.5. Do cân nặng quá tải so với sức chịu đựng của hệ xương khớp
Trọng lượng cơ thể lớn sẽ gây áp lực lên hệ xương khớp, đặc biệt vùng bàn chân và khớp gối, làm tăng nguy cơ thoái hóa và khô khớp.
3.6. Do thói quen sinh hoạt không lành mạnh
Một số người thường sử dụng các loại thực phẩm có hại cho sức khỏe xương khớp, đặc biệt những thực phẩm gây viêm như đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, ăn quá mặn hay tăng nguy cơ loãng xương như đồ uống có ga, chất kích thích. Chính thực phẩm này làm giảm chất lượng của xương khớp, lâu dần có thể tác động đến quá trình tiết dịch ở ổ khớp.
3.7. Chấn thương khiến khô khớp gối
Bị khô khớp đầu gối có thể do chấn thương như té ngã, chơi thể thao hoặc tai nạn lao động. Chấn thương làm ảnh hưởng đến quá trình tiết dịch bôi trơn khớp gối.
Do vậy khi gặp phải một số nguyên nhân này người bệnh nên chủ động thăm khám và điều trị, tránh để những cơn đau nhức “ghé thăm” và làm ảnh hưởng đến chức năng của khớp.
4. Đối tượng dễ gặp phải khô khớp gối
Từ những nguyên nhân trên có thể dễ dàng nắm được một số đối tượng có nguy cơ bị khô dịch khớp gối như:
- Người thừa cân béo phì
- Người lao động nặng hoặc ít vận động
- Người thuộc đối tượng vận động viên
- Người gặp vấn đề về xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm bao hoạt dịch….
- Người tuổi tác cao (trên 60 tuổi)
5. Chẩn đoán khô khớp gối
Để chẩn đoán dịch khớp gối có bị khô hay không, bên cạnh việc thăm khám, khảo sát triệu chứng và tiền sử bệnh, các bác sĩ có thể thực hiện một số phương pháp cận lâm sàng như:
- Chụp X-quang: xác định sơ bộ tình trạng khớp gối như tổn thương tại xương, sụn khớp, lượng dịch khớp và có thể quyết định người bệnh có nên chụp cộng hưởng từ hay không.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: đánh giá hình ảnh chi tiết của cấu trúc trong khớp gối để đưa ra phương án điều trị thích hợp.
- Siêu âm khớp gối: phát hiện bất thường ở dịch khớp như màng hoạt dịch, sụn khớp tổn thương
6. Điều trị khô khớp đầu gối
6.1. Điều trị khô khớp đầu gối theo Tây y
Rất nhiều người thắc mắc khô khớp gối uống thuốc gì hay có thuốc gì trị đau, khô khớp gối hay không? Thông thường, khi gặp phải tình trạng đau nhức khớp gối, bước điều trị đầu tiên cần giảm các cơn đau sau đó tiến hành bổ sung hoặc kích thích sản sinh dịch khớp.
Tây y chủ yếu giảm đau khớp gối bằng các loại thuốc giảm đau sau đó bổ sung glucosamin, collagen…
Sử dụng các thuốc giảm đau, sưng viêm:
Các bác sĩ thường chỉ định một số loại thuốc dành cho khô khớp đầu gối như:
– Đối với tình trạng đau: Dùng thuốc giảm đau acetaminophen
- Acetaminophen dùng trong trường hợp khô khớp nhẹ đến trung bình, giúp giảm đau, sốt.
- Nên uống với liều 500mg cách mỗi 4-6 giờ/lần
- Nếu sử dụng liều cao và dùng lâu dài có thể gặp phải các tác dụng phụ như chóng mặt, phát ban, ngứa hoặc sưng họng, lưỡi, mặt, rối loạn chỉ số mỡ máu….
– Đối với tình trạng sưng viêm:
- Thuốc chống viêm không steroid như Naproxen, Aspirin, Ibuprofen dùng trong những cơn đau, sưng viêm ở mức trung bình
- Chỉ nên dùng ngắn hạn từ 3-5 ngày, tối đa 7 ngày để tránh tác dụng phụ
- Cẩn trọng với một số tác dụng phụ ở các loại thuốc NSAID như buồn nôn, nôn, chán ăn, suy nhược cơ thể, đau tức ngực, phát ban, đau dạ dày…
Ngoài ra có thể tiêm hoặc uống một số loại thuốc hoặc chế phẩm như:
Corticosteroid dạng tiêm:
- Thường dùng khi khô khớp do viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống
- Có thể giảm nhanh phản ứng sưng viêm tại khớp gối so với thuốc giảm đau đường uống, giúp giảm các phản ứng của thuốc. Chỉ nên tiêm theo chỉ định của bác sĩ
- Tiêm Corticosteroid có thể gây teo gân cơ, trường hợp đái tháo đường có thể làm tăng đường huyết
- Tác dụng phụ gặp phải: nóng mặt, đổ mồ hôi, mất ngủ…
Glucosamin:
- Giúp bổ sung chất nhờn cho khớp, hạn chế thoái hóa
- Chỉ nên uống liều từ 1200 – 1500 mg/ngày, uống với nhiều nước, thời gian sử dụng từ 1-2 tháng
- Không nên sử dụng quá 6 tháng với liều lượng cao có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, mệt mỏi, nhức đầu, đau dạ dày…
Collagen Type 2:
- Giúp tái tạo tế bào sụn khớp, ổn định ổ khớp và tăng tiết dịch nhờn ổ khớp
- Dùng trong đường uống có thể an toàn khi sử dụng ngắn hạn với liều lượng 40ng/ngày trong tối đa 24 tuần
- Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu đang sử dụng các loại thuốc khác
Chondroitin:
- Giúp tái tạo và chữa lành tổn thương ở khớp, kích thích sản sinh dịch khớp chống khô khớp
- Nên sử dụng chondroitin ở liều lượng 1000-12000 mg/ngày
- Tuy nhiên cần cẩn trọng trước một số tác dụng phụ như táo bón, rụng tóc, phù chi dưới, hen suyễn, đau dạ dày…
Acid hyaluronic:
- Thường dùng trong trường hợp khô khớp do thoái hóa, giúp bôi trơn ổ khớp, tái tạo tế bào sụn khớp ở đường tiêm
- Trước khi tiêm chất nhờn cần hút dịch khớp và đảm bảo vô khuẩn
- Cần tiêm đủ liệu trình từ 3-5 lần để mang lại hiệu quả.
- Tuy nhiên, việc tiêm chất nhờn vào khớp cũng tiềm ẩn một số rủi ro nhất định như có thể làm teo da, mất sắc tố da nếu tiêm thường xuyên ở một vị trí hoặc khớp không tự sản sinh được dịch khớp tự nhiên và phải phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc.
Nếu các phương pháp trên không hiệu quả, các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.
>>> Tìm hiểu thêm: Khô khớp uống thuốc gì? Chuyên gia mách bạn!
6.2. Chữa khô khớp đầu gối theo Đông y
Trong Đông y chú trọng đến nguyên tắc “tiêu bản đồng trị”.
Theo YHCT, việc điều trị khô khớp chú trọng đến căn nguyên gây bệnh, vừa bồi bổ ngũ tạng, vừa giảm đau, kích thích tăng tiết chất nhờn bảo vệ sụn khớp. Do đó, có một số bài thuốc giúp giảm đau, sưng viêm và cải thiện chức năng sụn khớp, thúc đẩy quá trình sản sinh dịch khớp như:
Bài thuốc độc hoạt tang sinh ký:
– Tác dụng: Bổ khí huyết, khu phong trừ thấp, giảm đau, lưu thông máu, giúp các chất dinh dưỡng đi được đến vị trí bị tổn thương, cải thiện dần sụn khớp.
– Cách thực hiện:
- Chuẩn bị: độc hoạt 12g, tế tân 4g, sinh địa 12g, đảng sâm 12g, quế chi 4g, phòng phong 10g, đương quy 12g, phục linh 10g, tang ký sinh 16g, ngưu tất (Bắc) 12g, bạch thược 10g, cam thảo 4g, tần giao 8g, đỗ trọng(Bắc) 12g, xuyên khung 8g.
- Rửa sạch nguyên liệu trên sau đó sắc với 1,5 lít nước, đun lửa nhỏ đến khi còn 2/3
- Tắt bếp, uống khi còn ấm. Ngày uống 2 lần.
Bài thuốc PT5:
– Tác dụng: Đã có nghiên cứu chỉ ra trà thuốc PT5 có tác dụng giảm đau và không gây tác dụng phụ như thuốc Ibuprofen. Từ đó giảm tình trạng đau do khô khớp gối gây ra.
– Cách thực hiện:
- Chuẩn bị: Lá lốt 10g, thiên niên kiện 10g, hà thủ ô 12g, cỏ trinh nữ 12g, cỏ xước 16g, sinh địa 12g, quế chi 8g, thổ phục linh 16g
- Rửa sạch các nguyên liệu trên sắc với khoảng 1 lít nước
- Đun lửa nhỏ đến khi lượng nước trong ấm còn 2/3 thì tắt bếp
- Uống khi còn ấm, ngày uống 2 lần
6.3. Áp dụng mẹo dân gian chữa khô khớp đầu gối
Ngoài các phương pháp trên, đối với người bị khô khớp, cứng khớp khó vận động có thể áp dụng những mẹo chữa khô khớp gối từ các loại thảo dược vườn nhà bằng cách xông, chườm, đắp, ngâm chân… như:
- Sao vàng chườm nóng với rễ đinh lăng phơi khô
- Sắc uống rễ đinh lăng
- Sao vàng lá lốt với muối chườm nóng
- Giã nát lá lốt và muối đắp đầu gối
- Ngâm chân trong nước lá lốt
- Sắc uống nước lá lốt
- Ngải cứu sao với muối chườm nóng
- Ngâm chân với ngải cứu và gừng
6.4. Điều trị khô khớp gối không dùng thuốc
Đối với người bệnh bị khô khớp gối, nhất là khô khớp gối ở người già nên thực hiện một số phương pháp tại nhà dưới đây để cải thiện tình trạng đau, khô, cứng khớp:
- Tập thể dục nhẹ nhàng bằng các động tác co duỗi trước khi ngủ dậy
- Ngâm chân trong nước ấm trước khi đi ngủ
- Chườm nóng tại ổ khớp
- Bổ sung một số thực phẩm tốt cho sụn khớp và dịch khớp
- Nghỉ ngơi hợp lý, không vận động quá sức
- Có thể sử dụng các liệu pháp vật lý trị liệu tại nhà để kích thích lưu thông máu như châm cứu chữa khô khớp gối, chiếu đèn hồng ngoại làm lành tổn thương sụn khớp, điện châm, …
7. Lời khuyên từ chuyên gia
Cũng theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, việc phòng ngừa khô khớp, đặc biệt khô khớp gối vô cùng quan trọng bởi chúng có thể ngăn ngừa những tổn thương tại ổ khớp cũng như khiến các hoạt động vận động được trơn tru hơn. Bạn có thể áp dụng một số phương pháp chung dưới đây để cải thiện:
Vận động là cách giúp lưu thông khí huyết, kích thích cơ thể sản sinh dịch khớp.
- Duy trì chế độ ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh như hạn chế thực phẩm gây tổn thương khớp thay vào đó tăng thực phẩm giàu chất nhờn cho xương khớp.
- Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên
- Ngồi làm việc đúng tư thế
- Nên có những quãng nghỉ trong khi làm việc để cơ thể được thư giãn nhẹ
- Tránh căng thẳng, mệt mỏi
- Thăm khám định kỳ
Trên đây là một số thông tin về tình trạng khô khớp gối bạn có thể tham khảo. Nếu gặp một trong những dấu hiệu khô khớp hãy chủ động thăm khám và tìm ra biện pháp thích hợp. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 0865 344 349 để được tư vấn.
XEM THÊM:
- Khô khớp gối nên ăn gì và kiêng gì? Xem ngay thực phẩm bổ sung dịch khớp
- Đau khớp gối ở người trẻ – Còn trẻ cũng có nguy cơ đau xương khớp
- Tiêm chất nhờn vào khớp gối – Có tiềm ẩn rủi ro hay không?
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.