Gợi ý 15 thuốc điều trị viêm đa khớp dạng thấp từ chuyên gia
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Gợi ý 15 thuốc điều trị viêm đa khớp dạng thấp từ chuyên gia

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    10/02/23

    Viêm đa khớp dạng thấp gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sống. Một trong số những phương pháp được nhiều người lựa chọn là thuốc điều trị viêm đa khớp dạng thấp. Dưới đây là những loại thuốc cơ bản.

    5/5 - (112 bình chọn)

    1. Thuốc điều trị viêm đa khớp dạng thấp là gì?

    Viêm đa khớp dạng thấp xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công nhầm mô khớp gây sưng đau cùng lúc trên 4 – 5 khớp đối xứng. Triệu chứng viêm khớp dạng thấp còn bao gồm cứng khớp, hạn chế vận động…

    Nằm trong phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp, thuốc Tây được sử dụng để giảm bớt các triệu chứng bệnh, ngăn ngừa bệnh phát triển nặng hơn. Bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp với từng đối tượng. Các loại thuốc có thể dùng độc lập hoặc kết hợp với nhau để tăng hiệu quả. Một số nhóm thuốc điều trị viêm đa khớp dạng thấp có thể kể đến là:

    • Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs): Methotrexate, Hydroxychloroquine, Tofacitinib, Sulfasalazine, Leflunomide… Ức chế tác dụng của các chất trung gian hóa học được tạo ra khi hệ miễn dịch tấn công khớp.
    • Thuốc sinh học: Adalimumab, Etanercept, Infliximab… Thường được dùng phối hợp DMARDs. Ngăn chặn hệ miễn dịch tấn công khớp.
    • Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs): Celecoxib, Ibuprofen… Vừa có tác dụng giảm đau, vừa chống viêm.
    • Thuốc corticosteroid: Methylprednisolon, Betamethasone… Có tác dụng giảm đau, chống viêm mạnh.
    • Thuốc giảm đau: Actaminophen, Tramadol… Có tác dụng giảm bớt các cơn đau từ nhẹ tới vừa.

    Thuốc điều trị viêm đa khớp dạng thấp

    Click xem thêmViêm khớp dạng thấp là gì?

    2. Top 15 loại thuốc điều trị viêm đa khớp dạng thấp

    Mỗi loại thuốc có thành phần, công dụng và liều dùng khác nhau. Hãy tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ điều trị của bạn. Dưới đây là những thông tin tham khảo.

    2.1. Methotrexate điều trị viêm khớp dạng thấp

    Một trong những câu trả lời đầu tiên cho viêm đa khớp dạng thấp uống thuốc gì là Methotrexate. Đây là loại thuốc ức chế miễn dịch được ưu tiên chỉ định chữa viêm đa khớp dạng thấp.

    Công dụng:

    • Giảm đau, sưng, nhức khớp
    • Hạn chế tổn thương có thể xảy ra tại sớm

    Liều dùng: 7,5 – 15mg/tuần. Hoặc 2,5 – 5mg/lần và 3 lần/tuần, mỗi lần cách nhau ít nhất 12 tiếng.

    Chống chỉ định:

    • Người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
    • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
    • Người bị suy gan, suy thận nặng, thiếu máu nặng, đông máu, nhiễm khuẩn cấp…

    Tác dụng phụ: Đau đầu, nôn, tiêu chảy, đau bụng, rụng tóc, tăng nhạy cảm với ánh sáng, tăng nguy cơ nhiễm trùng… Ảnh hưởng tới gan.

    Tương tác: Thuốc chống viêm không steroid, kháng sinh đường uống, Trimethoprim…

    Methotrexate điều trị viêm khớp dạng thấp

    2.2. Thuốc Hydroxychloroquine

    Đây là thuốc nằm trong nhóm DMARDs.

    Công dụng: Giảm viêm, sưng, đau tại khớp

    Liều dùng: Liều ban đầu từ 400 – 600mg/lần/ngày. Liều duy trì từ 200 – 400mg/lần/ngày.

    Tác dụng phụ: Nhức đầu, ù tai, chóng mặt, buồn nôn, phát ban, rụng tóc…

    Tương tác: Thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm, thuốc trị bệnh lao, Acteminophen, thuốc trị tăng huyết áp, thuốc hạ cholesteol…

    Hydroxychloroquine chữa viêm khớp dạng thấp

    2.3. Thuốc Sulfasalazine

    Loại thuốc này được chỉ định khi người bệnh không đáp ứng với thuốc chống viêm không steroid và thuốc giảm đau khác.

    Công dụng: Giảm viêm, giảm đau và sưng khớp.

    Liều dùng: Liều khởi đầu 500mg x 2 lần/ngày.

    Chống chỉ định:

    • Người quá mẫn với thành phần của thuốc.
    • Bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa porphyrin, suy gan, suy thận, tắc nghẽn đường tiểu.

    Tác dụng phụ: Buồn nôn, tiêu chảy, nhức đầu, rối loạn máu, phát ban…

    Tương tác: Digoxin, thuốc chống đông, thuốc chống co giật…

    Sulfasalazine trị viêm khớp dạng thấp

    2.4. Thuốc Leflunomide điều trị viêm đa khớp dạng thấp

    Thuốc điều trị viêm đa khớp dạng thấp này nằm trong nhóm thuốc thấp khớp kìm hãm tiến triển bệnh (DMARD). Thuốc còn được dùng để điều trị bệnh gout.

    Công dụng: Giảm viêm, làm chậm quá trình phát triển của bệnh, cải thiện chức năng hoạt động.

    Liều dùng: 20mg/ngày.

    Chống chỉ định:

    • Người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
    • Bệnh nhân suy giảm miễn dịch nặng, nhiễm khuẩn nặng, thiếu sản tủy xương.

    Tác dụng phụ: Tiêu chảy, chán ăn, chóng mặt, triệu chứng cảm lạnh, phát ban…

    Tương tác: Người đang tiêm vắc xin sống, thuốc kháng vitamin K, một số loại thuốc ức chế miễn dịch…

    2.4. Thuốc Leflunomide điều trị viêm đa khớp dạng thấp

    2.5. Thuốc Baricitinib

    Đây là thuốc chống viêm thường được chỉ định cho những trường hợp viêm khớp dạng thấp từ trung bình đến nặng. Nó có thể được dùng độc lập hoặc kết hợp với DMARDs khác.

    Liều dùng: 2mg/lần/ngày.

    Chống chỉ định: Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

    Tác dụng phụ: Buồn nôn, tăng tiểu cầu, tăng các chỉ số chức năng gan…

    Tương tác: Ifosfamide, Mechlorethamine, Trastuzumab….

    2.6. Thuốc Tofacitinib

    Thuốc có khả năng ức chế chất trung gian gây viêm nhiễm.

    Công dụng:

    • Giảm đau, giảm viêm.
    • Ngăn chặn sự lan rộng của các tế bào gây viêm nhiễm.

    Liều dùng: 5mg/lần, 2 lần/ngày.

    Chống chỉ định:

    • Người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
    • Người mắc lao hoạt động, nhiễm trùng nghiêm trọng, suy gan nặng.
    • Phụ nữ có thai và đang cho con bú.

    Tác dụng phụ: Đau đầu, nhiễm trùng, tiêu chảy, buồn nôn, tăng huyết áp…

    Tương tác: Tofaxen, thuốc ức chế CYP3A4, chất ức chế CYP2C19…

    Tofacitinib thuốc điều trị viêm đa khớp dạng thấp

    2.7. Thuốc Adalimumab chữa viêm đa khớp dạng thấp

    Adalimumab thuộc nhóm thuốc điều hòa miễn dịch. Thuốc thường được chỉ định với người bị viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vảy nến.

    Công dụng: Giảm mức độ tiến triển tổn thương khớp, cải thiện khả năng vận động.

    Liều dùng: 40mg/lần mỗi 2 tuần.

    Chống chỉ định:

    • Người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc
    • Phụ nữ có thái hoặc đang cho con bú.
    • Suy tim

    Tác dụng phụ: Rụng tóc, thiếu máu, rối loạn nhịp tim, hen phế quản, huyết khối…

    Tương tác: Anakinra, Abatacept…

    Thuốc Adalimumab chữa viêm đa khớp dạng thấp

    2.8. Thuốc Etanercept

    Etanercept là thuốc ức chế miễn dịch. Thuốc có thể được dùng kết hợp với Methotrexat để chữa viêm đa khớp dạng thấp mức độ từ vừa đến nặng.

    Công dụng: Giảm đau, sưng, cứng khớp. Ngăn chặn sự tiến triển của bệnh và tổn thương khớp.

    Liều dùng: 25mg/lần, 2 lần/tuần.

    Chống chỉ định:

    • Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
    • Nhiễm khuẩn huyết.

    Tác dụng phụ: Nhức đầu, buồn nôn, nôn, nấm miệng, đau họng dai dẳng…

    Tương tác: Anakinra, Abatacept, Sufasalazin…

    2.9. Thuốc Methylprednisolon

    Methylprednisolon thường được chỉ định trong điều trị viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, lupus ban đỏ… Loại thuốc này nằm trong nhóm thuốc chống viêm corticosteroid.

    Công dụng:

    • Giảm đau.
    • Cải thiện khả năng vận động, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.

    Liều dùng: Liều khởi đầu từ 4 – 6mg/ngày.

    Chống chỉ định:

    • Người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc
    • Bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng.
    • Người đang bị tổn thương da do virus, nấm, lao.
    • Người đang dùng vắc xin virus sống.

    Tác dụng phụ: Khó tiêu, mất ngủ, chảy máu cam…

    Tương tác: Phenytoin, Phenobarbital, Rifampin, thuốc lợi tiểu giảm kali huyết…

    Methylprednisolon chữa viêm đa khớp dạng thấp

    2.10. Thuốc Cortisone điều trị viêm đa khớp dạng thấp

    Cortisone thuộc nhóm corticoid, có thời gian tác dụng ngắn hơn so với methyprednisolin và betamethasone.

    Công dụng: Kháng viêm, giảm sưng tấy, giảm phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch.

    Liều dùng: Từ 25 – 300mg/ngày, chia 1 hoặc 2 lần/ngày.

    Chống chỉ định:

    • Người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
    • Người đang chuẩn bị tiêm vắc xin virus sống
    • Người có tiền sử loét dạ dày tá tràng

    Tác dụng phụ: Loét dạ dày – tá tràng, mất ngủ, chóng mặt, thèm ăn, tăng tiết mồ hôi, đau yếu cơ…

    Tương tác: Kháng sinh Clarithromycin, thuốc tránh thai nhóm steroid, thuốc chống đông máu…

    2.11. Thuốc Betamethason

    Đây là một thuốc corticosteroid tổng hợp, giúp chống viêm, chống thấp khớp, ức chế miễn dịch.

    Công dụng: Chống viêm, giảm sự tấn công của hệ miễn dịch lên khớp.

    Liều dùng: Từ 0,5 – 5mg/ngày.

    Chống chỉ định:

    • Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
    • Bệnh nhân tiểu đường, nhiễm khuẩn, nhiễm virus, nấm.
    • Người mắc bệnh tâm thần.
    • Phụ nữ có thai và cho con bú.

    Tác dụng phụ: Bất thường trong kinh nguyệt, giảm dung nạp glucose, yếu cơ, loãng xương

    Tương tác: Paracetamol, thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc chữa bệnh tiểu đường….

    Betamethason chữa viêm khớp dạng thấp

    2.12. Thuốc Acetaminophen

    Bác sĩ có thể chỉ định Acetaminophen (Paracetamol) để giúp người bệnh có cơn đau từ nhẹ đến vừa có thể cảm thấy dễ chịu hơn. Thuốc chỉ có tác dụng giảm đau mà không giúp giảm tình trạng viêm nhiễm.

    Công dụng: Giảm đau, hạ sốt

    Liều dùng: 1.000mg/lần, không quá 4 lần/ngày, khoảng cách giữa 2 lần ít nhất 4 giờ.

    Chống chỉ định:

    • Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
    • Người mắc bệnh gan, thận, tim mạch, thiếu máu, thiếu hụt glucose – 6 – phosphate dehydrogenase
    • Người nghiện rượu.

    Tác dụng phụ: Ít xảy ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, người bệnh có thể bị chóng mặt, khó thở, phát ban…

    Tương tác: Ketoconazole…

    Thuốc Acetaminophen điều trị viêm đa khớp dạng thấp

    2.13. Thuốc Ibuprofen điều trị viêm đa khớp dạng thấp

    Thuốc nằm trong nhóm chống viêm không steroid (NSAIDs). Ngoài điều trị viêm khớp dạng thấp, loại thuốc này còn được sử dụng trong một số trường hợp mắc bệnh xương khớp khác.

    Thành phần chính: Ibuprofen

    Công dụng: Giảm đau, chống viêm trong các trường hợp đau từ nhẹ đến trung bình.

    Liều dùng: 1 viên/lần, 3 lần/ngày.

    Chống chỉ định:

    • Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
    • Phụ nữ có thai
    • Người loét dạ dày tá tràng, hen, rối loạn đông máu, suy gan, suy thận…

    Tác dụng phụ: Chướng bụng, buồn nôn, nôn, nhức đầu, hoa mắt, nổi mày đay

    Tương tác: Kháng sinh nhóm quinolon, thuốc chống viêm không steroid khác, Furosemid, Digoxin…

    Thuốc Ibuprofen điều trị viêm đa khớp dạng thấp

    2.14. Thuốc Celecoxib

    Celecoxib nằm trong nhóm NSAIDs thường được sử dụng cho các trường hợp đau nhức xương khớp cấp và mạn tính.

    Công dụng: Giảm sưng đau khớp.

    Liều dùng: 200mg/lần/ngày.

    Chống chỉ định:

    • Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
    • Phụ nữ mang thai ở 3 tháng cuối thai kỳ.
    • Người bị loét dạ dày tá tràng

    Tác dụng phụ: Tức ngực, khó thở, buồn nôn, đau bụng trên, suy giảm thị lực…

    Tương tác: Warfarin, Fluconazol, Furosemid…

    Thuốc Celecoxib trị viêm đa khớp dạng thấp

    2.15. Thuốc Codein điều trị viêm đa khớp dạng thấp

    Đây là một trong những loại thuốc giảm đau khá thông dụng nhóm opioid. Nó có khả năng xử lý các cơn đau từ nhẹ đến vừa. Thành phần của thuốc có chứa Paracetamol, Codein phosphat.

    Công dụng:

    • Giảm các cơn đau từ nhẹ đến vừa.
    • Hạ sốt.

    Liều dùng: 30 – 60mg/lần, 3 – 4 lần/ngày, mỗi lần cách nhau tối thiểu 4 – 6 tiếng. Tối đa không quá 240mg/ngày.

    Chống chỉ định:

    • Người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
    • Bệnh nhân suy hô hấp, tắc nghẽn đường thở, có nguy cơ tắc ruột.
    • Người bị suy gan, suy thận.
    • Phụ nữ mang thai và cho con bú.

    Tác dụng phụ: Táo bón, chóng mặt, buồn nôn, bí tiểu, khô miệng, buồn ngủ…

    3. Một số lưu ý

    Trong quá trình sử dụng thuốc cần lưu ý một số vấn đề sau:

    • Chỉ dùng thuốc khi được bác sĩ chỉ định.
    • Dùng đúng liều lượng, đúng thời điểm, không tự ý tăng liều, giảm hoặc ngưng liều. Liều dùng trên đây dành cho người lớn và chỉ mang tính tham khảo.
    • Thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng để tránh tương tác.
    • Các tác dụng phụ đã nêu trong từng loại thuốc kể trên có thể không đầy đủ. Trong quá trình dùng thuốc nếu cơ thế xuất hiện những dấu hiệu bất thường hãy thông báo ngay với bác sĩ.
    • Kết hợp dùng thuốc với duy trì chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, rèn luyện. Bổ sung vào thực đơn các món ăn giàu omega-3, vitamin D, K… Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, rượu bia. Rèn luyện thể lực đều đặn.
    • Tái khám đúng hẹn để bác sĩ đánh giá được hiệu quả của thuốc và điều chỉnh nếu cần thiết.

    Những thông tin về thuốc điều trị viêm đa khớp dạng thấp trên đây chỉ mang tính tham khảo, không thay thế chỉ định của bác sĩ. Để biết chính xác bản thân cần sử dụng loại thuốc nào, liều lượng ra sao hãy thăm khám tại các cơ sở y tế. Nếu cần trợ giúp về các vấn đề có liên quan tới tình trạng này hãy gọi tới tổng đài 0343 44 66 99 để được tư vấn.

    XEM THÊM

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Thử ngay 13 bài tập giảm đau cổ tay ngay tại nhà “siêu dễ”! 26/08/22
      Cổ tay là một trong những vị trí phải hoạt động nhiều trên cơ thể. Do đó nó có nhiều…
      Gai cột sống L4 L5 – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 10/11/23
      Gai cột sống có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào tại cột sống, trong đó không thể…
      Điều trị hội chứng ống cổ tay bằng Đông y có ưu điểm gì? 04/08/19
      Bên cạnh phương pháp Tây y, nhiều người lựa chọn điều trị hội chứng ống cổ tay bằng Đông y…
      Top 5+ phương pháp châm cứu chữa đau lưng chuyên gia mách bạn 30/12/20
      Châm cứu chữa đau lưng là phương pháp được nhiều người tin dùng không chỉ bởi tính hiệu quả mà…
      Xem tất cả bài viết