Thấp khớp cấp (thấp tim): Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Thấp khớp cấp (thấp tim): Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Linh Chi

    18/05/20

    Thấp khớp cấp là một bệnh lý hiếm khi xảy ra, nhưng có thể rất nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị theo đúng phương pháp. Vậy đây là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

    5/5 - (34 bình chọn)

    1. Khái quát về bệnh thấp khớp cấp

    1.1. Thấp khớp cấp là gì?

    Thấp khớp cấp hay còn gọi là bệnh thấp tim, sốt thấp khớp.

    Đây là bệnh mắc phải sau khi nhiễm liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A (Streptococus pyogenes). Loại vi khuẩn này xuất hiện và tồn tại ở vùng hầu họng (theo benhvien103).

    Thấp khớp cấp còn gọi là thấp tim, sốt thấp khớp

    Thấp khớp cấp có thể xảy ra ở lứa tuổi học đường, từ 6 – 15 tuổi

    Bệnh thường gặp ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam và là nguyên nhân hàng đầu của bệnh van tim ở người trẻ tuổi.

    XEM THÊM CHỦ ĐỀ:

    1.2.Thấp khớp cấp xảy ra khi nào?

    Bệnh thường gặp vào mùa thu, cuối mùa đông xuân, khi thời tiết lạnh, ẩm, khí hậu thay đổi đột ngột. Đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn xuất hiện.

    Trẻ khi bị viêm họng, viêm phế quản, viêm đường hô hấp trên là tiền đề cho bệnh thấp khớp cấp, thấp tim phát triển.

    1.3. Đối tượng mắc bệnh

    Bệnh thường gặp ở lứa tuổi học đường, đặc biệt từ 6 – 15 tuổi, một số trường hợp có thể ở lứa tuổi 20.

    1.4. Thấp khớp cấp có nguy hiểm không?

    Sốt thấp khớp có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho các van tim, suy tim hoặc gây tổn thương vĩnh viễn đến tim và dẫn đến tử vong.

    2. Triệu chứng thường gặp của thấp khớp cấp

    Các triệu chứng của bệnh tùy theo mức độ nghiêm trọng và sức khỏe của người bệnh.

    2.1. Biểu hiện ở đường hô hấp trên

    Khoảng 50 – 70% người bệnh thấp tim có các triệu chứng tương tự như viêm họng liên cầu khuẩn.

    Biểu hiện cụ thể: viêm họng, sốt cao, mệt mỏi, nuốt khó, ho khan hoặc kho có đờm, kéo dài khoảng 3 – 4 ngày. Trường hợp nặng có thể bị sưng Amidan, viêm Amidan.

    – Sau 2 – 4 tuần, các triệu chứng thấp tim có thể xuất hiện như: nhịp tim nhanh, da xanh xao, thiếu máu, đổ mồ hôi nhiều. Một số trường hợp có thể chảy máu cam.

    2.2. Triệu chứng thấp tim ở khớp

    – Người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng viêm ở nhiều khớp như viêm khớp gối, viêm khớp cổ chân, khuỷu tay, vai. Rất hiếm khi xảy ra ở các khớp nhỏ như khớp ngón tay, ngón chân.

    triệu chứng thấp tim ở khớp

    Người bị thấp khớp cấp có thể xuất hiện triệu chứng viêm ở khuỷu tay

    – Khi bị viêm khớp dạng này, nó hay chạy từ khớp này sang khớp khác và không có tính chất đối xứng ở 2 bên của cơ thể.

    – Các khớp khi bị viêm thường sưng to, nóng, đỏ, đau có thể có dịch.

    2.3. Dấu hiệu thấp tim

    Khi ảnh hưởng đến tim, thấp khớp thường có các triệu chứng sau:

    – Nhịp tim yếu, xuất hiện âm thanh ở tim, đau ngực, khó thở, có áp lực đè lên ngực, chóng mặt dẫn đến ngất xỉu, tăng cân nhanh, sưng bàn chân, mắt cá chân.

    – Một số trường hợp có thể bị hở van tim khiến máu chảy sai hướng. Hoặc có thể bị hẹp van tim khiến lưu lượng máu đến cơ tim bị giảm. Từ đó dẫn đến tổn thương van tim, ảnh hưởng đến tính mạng.

    2.4. Biểu hiện ở da

    Các biểu hiện ở da của bệnh thấp khớp cấp hiếm gặp, có thể có các hạt Meynet là những hạt cứng, đường kính từ 0,5-2cm, không dính vào da mà dính vào nền xương, vị trí thường gặp ở đầu gối, ấn không đâu.

    Cũng có khi là các ban màu hồng hay vàng nhạt, đường kính 1-3cm, hình tròn, có bờ viền cao hơn mặt da, vị trí thường ở thân mình, gốc chi, không bao giờ ở mặt. Các hạt Meynet và ban vòng đỏ tồn tại một vài ngày đến vài tuần rồi biến mất.

    2.5. Biểu hiện khác

    Thấp tim còn có một số triệu chứng lâm sàng khác như: Tràn dịch màng phổi, tiểu ra máu, viêm ruột thừa, viêm động mạch, tĩnh mạch, xuất huyết dưới da…

    3. Nguyên nhân gây bệnh thấp khớp cấp

    3.1. Do nhiễm khuẩn

    Khoảng 50 – 70% trường hợp bị bệnh liên quan đến liên cầu tan huyết nhóm A, một loại vi khuẩn thường gây nên viêm cấp tính đường hô hấp trên.

    Tuy nhiên, không phải tất cả những người bị viêm họng đều biến chứng thành thấp khớp cấp. Chỉ khoảng 2 – 3% người bệnh viêm họng liên cầu khuẩn bị thấp khớp. Các triệu chứng xuất hiện sau 10 – 15 ngày.

    3.2. Do di truyền

    Một số trường hợp trẻ bị bệnh do yếu tố di truyền, gia đình đã từng có bố, mẹ, ông, bà hoặc người thân mắc bệnh này.

    3.3. Do biến chứng

    Từ các biểu hiện ban đầu ở đường hô hấp trên, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, khi diễn tiến nặng có thể biến chứng thành thấp khớp cấp.

    3.4. Bệnh lý về tim

    Một số bệnh lý về tim có thể là nguyên nhân dẫn tới thấp tim như: hở van tim, suy tim, thiệt hại đối với các van hai lá, van tim khác…

    Nguyên nhân gây thấp khớp cấp có thể do bệnh lý về tim

    Một số bệnh lý về tim có thể là nguyên nhân dẫn tới thấp tim

    3.5. Điều kiện sống

    Ngoài ra, điều kiện sống và khí hậu lạnh, ẩm, vệ sinh kém… cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thấp tim.

    4. Chuẩn đoán bệnh thấp khớp cấp

    4.1. Dựa vào tiền sử dịch tễ

    Lịch sử y tế và độ tuổi của bệnh nhân là cơ sở để bác sĩ chẩn đoán bệnh thấp tim.

    Ngoại trừ bệnh tim bẩm sinh, nếu bệnh nhân trẻ tuổi gặp các vấn đề về van tim, thấp khớp cấp thường được cho là nguyên nhân.

    4.2. Kiểm tra nhịp tim

    Bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra nhịp tim của người bệnh để xác định các âm thanh bất thường ở tim. Từ đó chẩn đoán được tình trạng van tim hoặc các tổn thưởng có liên quan.

    4.3. Xét nghiệm chẩn đoán

    Xét nghiệm liên cầu nhóm A, xét nghiệm công thức máu

    Điện tâm đồ và X-quang tim phổi có thể được chỉ định để kiêm tra tổn thương ở vùng liên nhĩ, vách nhĩ thất.

    5. Điều trị bệnh thấp khớp cấp

    Thấp khớp cấp nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra tình trạng mạn tính, đặc biệt có thể để lại di chứng ở tim. Do đó việc điều trị phải triệt để, áp dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ.

    5.1. Sử dụng thuốc dự phòng

    5.1.1. Phòng bệnh tiên phát (cấp I)

    Khi trẻ bị viêm họng, nếu nghi ngờ do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A gây ra cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức. Đồng thời kết hợp với việc dùng thuốc, tránh cho trẻ bị bệnh thấp tim để lại di chứng.

    5.1.2. Phòng bệnh tái phát cấp (cấp II)

    Trường hợp chậm trễ, trẻ bị bệnh thấp tim thì bắt buộc phải dùng thuốc dự phòng tái phát cấp II đến 18 hoặc 25 tuổi. Việc sử dụng thuốc phải theo đơn của bác sĩ chuyên môn.

    5.2. Sử dụng thuốc chống viêm

    Một số loại thuốc chống viêm được bác sĩ chỉ định cho việc điều trị bệnh như Steroid, Aspirin, Phenylbutazon, Voltaren…

    Tuy nhiên, việc sử dụng một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.

    Điều trị bệnh thấp khớp cấp bằng các loại thuốc chống viêm

    Bác sĩ thường chỉ định điều trị thấp khớp cấp bằng các loại thuốc

    5.3. Điều trị bằng kháng sinh

    Để tránh các biến chứng có thể ảnh hưởng đến tim nên ngăn ngừa nhiễm trùng. Do đó, một số người bệnh thấp tim thường sử dụng kháng sinh để điều trị trong vài năm.

    Bác sĩ có thể chỉ định penicillin để điều trị thấp khớp cấp. Tuy nhiên, đối với những trường hợp bị dị ứng với penicilllin, các loại kháng sinh khác có thể được chỉ định sử dụng như Erythromycin, Sulfadiazin…

    5.4. Thuốc chữa triệu chứng khác

    Một số trường hợp khác, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc trợ tim (digitalis), thuốc lợi tiểu (furosemid)…

    6. Cách phòng bệnh thấp khớp cấp

    Là một bệnh lý rất nguy hiểm nhưng lại là bệnh có thể phòng ngừa bằng cách:

    6.1. Giữ gìn vệ sinh

    – Thực hiện lối sống và sinh hoạt như: giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, vệ sinh cơ thể và vùng mũi họng thường xuyên.

    – Giữ ấm cổ, ngực, mũi, họng về mùa đông.

    – Ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng.

    – Vệ sinh răng miệng sạch sẽ phòng ngừa nhiễm khuẩn răng, dẫn tới nhiễm khuẩn máu và nội mạc tim.

    6.2. Phát hiện và điều trị kịp thời

    – Nếu trẻ bị viêm họng, viêm amidan hoặc viêm xoang cần đến ngay cơ sở y tế nội soi tai mũi họng để điều trị triệt để.

    – Trẻ ở tuổi từ 5 – 15 tuổi bị viêm họng nhiều lần có đau mỏi, sưng, nóng, đỏ ở các khớp, mệt mỏi, tức ngực, khó thở cần đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời.

    6.3. Thực hiện tiêm phòng đầy đủ

    – Cần tuân thủ chế độ tiêm phòng tái phát thấp tim cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc làm này là cần thiết, đề phòng bệnh tái phát và để lại di chứng, dẫn đến suy tim, ảnh hưởng tới tính mạng.

    Thấp khớp cấp là một bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, việc chuẩn đoán và điều trị kịp thời các bệnh nhiễm cầu khuẩn vẫn là phương pháp hữu hiệu nhất để phòng tránh.

    Nếu bạn còn thắc mắc về bệnh lý này có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0865 344 349 để các chuyên gia tư vấn và giải đáp.

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Đau lưng nên ăn gì và kiêng gì? 11 gợi ý giúp cải thiện tình trạng bệnh 06/09/24
      Đau lưng gây ra nhiều khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt. Để mau chóng “thoát khỏi” tình trạng này,…
      Đau mắt cá chân – Nguyên nhân và cách điều trị 10/11/23
      Đau mắt cá chân là tình trạng khiến nhiều người không khỏi lo lắng. Nó cũng gây tác động không…
      Viêm xương cổ tay là gì? Uống thuốc gì để khỏi bệnh? 05/12/19
      Viêm xương có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào của cơ thể, bao gồm cả viêm xương cổ…
      Viêm khớp cổ chân: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 04/11/21
      Viêm khớp cổ chân không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà người trẻ cũng có nguy cơ mắc…
      Xem thêm