Top 6 thuốc tiêm chống loãng xương phổ biến năm 2024
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Top 6 thuốc tiêm chống loãng xương phổ biến năm 2024

    Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyen Hoang

    Biên tập viên: Linh Chi

    20/09/22

    Trong phác đồ điều trị loãng xương, thuốc tiêm chống loãng xương có thể được chỉ định. Tuy nhiên, dạng thuốc này gồm nhiều loại thuốc khác nhau cùng những lưu ý khắt khe trong quá trình sử dụng. Vì vậy người bệnh phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

    5/5 - (82 bình chọn)

    1. Thuốc tiêm chống loãng xương là gì?

    Thuốc tiêm chống loãng xương là thuốc điều trị loãng xương được đưa vào cơ thể thông qua tiêm dưới da, tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch. Điều này giúp tăng khả năng hấp thu và giảm bớt tác dụng phụ của thuốc. Thông thường nếu truyền tĩnh mạch, thuốc sẽ được pha loãng với Glucosae 5% hoặc Nacl 0,9%.

    Top thuốc tiêm chống loãng xương

    Xem thêm Loãng xương là gì? Làm sao để nhận biết bệnh?

    2. Ưu và nhược điểm của thuốc tiêm chống loãng xương

    Điều trị loãng xương bằng thuốc dạng tiêm có một số ưu điểm như sau:

    • Phù hợp với những trường hợp gặp khó khăn hoặc không thể uống bằng miệng (ví dụ như không có khả năng đứng hoặc ngồi thẳng trong khoảng từ 30 – 60 phút) hoặc không đáp ứng thuốc dạng uống.
    • Thông thường liều dùng là 1 lần/tháng, 1 lần/3 tháng, 1 lần/năm nên người bệnh có thể sắp xếp thời gian dùng thuốc mà không lo quên liều.
    • Giảm bớt các tác dụng phụ liên quan tới viêm loét thực quản, tổn thương khoang miệng… khi dùng thuốc đường uống.

    Tuy nhiên, thuốc tiêm cũng mang tới một số phiền toái cho người bệnh, có thể kể tới là:

    • Việc phải sử dụng thuốc dạng tiêm sẽ gây khó chịu cho người sợ tiêm.
    • Để đảm bảo an toàn, thuốc tiêm dạng này cần được thực hiện bởi nhân viên y tế thay vì người bệnh có thể tự dùng thuốc với dạng uống.

    3. Top 6 thuốc tiêm chống loãng xương

    Khi đề cập tới thuốc loãng xương nói chung và thuốc tiêm loãng xương nói riêng là nói tới một số lượng không nhỏ các loại thuốc. Mỗi loại sẽ có công dụng, thành phần và những lưu ý khi sử dụng không giống nhau. Dưới đây là thông tin cơ bản của 6 loại thuốc tiêm trị loãng xương phổ biến hiện nay.

    3.1. Thuốc tiêm trị loãng xương Aclasta

    Aclasta nằm trong nhóm thuốc tiêm chống loãng xương Bisphosphonate. Đây là thuốc của Novartis Pharma Stein AG (Thụy Sĩ). Thuốc giúp ức chế quá trình hủy xương qua trung gian của hủy cốt bào.

    Chỉ định: Điều trị loãng xương cho phụ nữ sau mãn kinh giúp giảm nguy cơ gãy xương và tăng mật độ chất khoáng của xương; Phòng ngừa gãy xương lâm sàng sau gãy xương hông; Điều trị loãng xương ở nam giới; Điều trị và phòng ngừa loãng xương do Glucocorticoid; Điều trị bệnh Paget xương.

    Thành phần: Chứa hoạt chất Acid zoledronic 5mg/100ml cùng các tá dược như Mannitol, Natri citrat…

    Liều dùng: Truyền tĩnh mạch 1 liều đơn 5mg/lần/năm.

    Tác dụng phụ: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, đau cơ, đau khớp, mệt mỏi, ăn không tiêu, sốt…

    Thuốc tiêm trị loãng xương Aclasta

    Thuốc Aclasta

    3.2. Thuốc Prolia

    Thuốc Prolia thuộc nhóm kháng thể đơn dòng, mang thương hiệu Amgen của Mỹ. Thuốc thường có dạng hộp với 1 ống dùng cho 1 lần tiêm.

    Chỉ định: Dùng cho phụ nữ sau mãn kinh và có nguy cơ gãy xương cao. Thuốc cũng được dùng để tăng khối lượng xương ở đàn ông bị loãng xương.

    Thành phần: Chứa hoạt chất Denosumab 60mg.

    Liều dùng: Tiêm dưới da ở vùng đùi, bụng hoặc bắp tay với liều lượng 60mg/lần mỗi 6 tháng.

    Tác dụng phụ: Đau cơ bắp, đau khớp, triệu chứng như cảm lạnh thông thường, nổi mẩn, nứt hoặc gãy xương đùi bất thường…

    Thuốc tiêm Prolia

    Thuốc Prolia

    3.3. Thuốc chống loãng xương dạng tiêm Miacalcic

    Thuốc có thể được dùng trước khi đi ngủ để giảm khả năng buồn nôn, nôn. Tuy nhiên, sử dụng lâu dài loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Do đó, liều lượng thuốc cần ở mức tối thiểu và sử dụng trong thời gian ngắn nhất mà vẫn đem lại hiệu quả và đảm bảo an toàn.

    Chỉ định: Phòng ngừa mất xương cấp tính do bất động đột ngột; Điều trị bệnh Paget; Tăng calci máu ác tính.

    Thành phần: Chứa hoạt chất Calcitonin cùng các tá dược như: Acid acetic, natri acetate trihydrat, natri clorid, nước pha tiêm…

    Liều dùng: Tùy từng trường hợp sẽ có liều lượng cụ thể.

    • Phòng ngừa mất xương cấp tính: 100IU/ngày
    • Bệnh Paget: 100IU/ngày
    • Tăng calci máu ác tính: 100IU mỗi 6 -8 giờ.

    Tác dụng phụ: Chóng mặt, nhức đầu, rối loạn vị giác, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, đau khớp…

    Thuốc chống loãng xương dạng tiêm Miacalcic

    Thuốc chống loãng xương Miacalcic

    3.4. Thuốc tiêm Tymlos

    Thuốc tiêm Tymlos là sản phẩm của Radius Health. Thuốc giúp gia tăng mật độ và hàm lượng khoáng chất trong xương.

    Chỉ định: Thuốc được chỉ định để điều trị loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ gãy xương cao.

    Thành phần: Chứa hoạt chất Abaloparatide có liên quan đến hormone tuyến cận giáp.

    Liều dùng: Tiêm dưới da 80mcg/lần/ngày. Không sử dụng thuốc kéo dài quá 2 năm trong suốt cuộc đời.

    Tác dụng phụ: Chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu, nhịp tim nhanh, đau bụng trên…

    Thuốc tiêm Tymlos

    Thuốc Tymlos

    3.5. Thuốc Evenity

    Evenity do Amgen sản xuất với khả năng kích thích hoạt động của tạo cốt bào, từ đó tăng khối lượng và cấu trúc xương. Thử nghiệm lâm sàng đầu tiên của thuốc đã cho kết quả giảm 73% nguy cơ gãy xương mới ở cột sống với 1 năm điều trị bằng Evenity.

    Chỉ định: Điều trị loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ cao bị gãy xương.

    Thành phần: Thuốc có chứa hoạt chất Romosozumab.

    Liều dùng: Tiêm dưới da ở bụng, đùi hoặc cánh tay liều 210mg/lần/tháng.

    Tác dụng phụ: Đau khớp, đau đầu, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ

    Thuốc tiêm chống loãng xương Evenity

    Thuốc Evenity

    3.6. Thuốc tiêm chống loãng xương Bonviva

    Loại thuốc tiêm trị loãng xương này thuộc nhóm ức chế tiêu xương Bisphosphonate. Thuốc dạng bào chế là 1 bơm tiêm đóng sẵn dung dịch tiêm tĩnh mạch. Đây là sản phẩm của F. Hoffmann/Roche.

    Chỉ định: Điều trị loãng xương sau mãn kinh, giảm nguy cơ gãy xương.

    Thành phần: Trong mỗi 3ml dung dịch tiêm có chứa Ibandronic acid 3mg.

    Liều dùng: Tiêm tĩnh mạch 3mg/lần mỗi 3 tháng.

    Tác dụng phụ: Khó tiêu, buồn nôn, đau bụng, táo bón, tiêu chảy, mệt mỏi, ban đỏ, đau cơ, đau xương khớp…

    Thuốc tiêm chống loãng xương Bonviva

    Thuốc Bonviva

    4. Một số lưu ý

    • Chỉ sử dụng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ, dùng đúng loại, đúng liều lượng và đúng thời điểm.
    • Thông báo với bác sĩ về các loại thuốc, thực phẩm chức năng đang sử dụng để tránh tương tác thuốc.
    • Thuốc chỉ được tiêm dưới sự giám sát của nhân viên y tế. Sau khi tiêm, truyền ở các cơ sở y tế hãy ở lại để theo dõi theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Nếu có dấu hiệu bất thường trong quá trình tiêm truyền hoặc sau đó hãy thông báo ngay với bác sĩ.
    • Trước và sau khi tiêm truyền người bệnh cần uống nhiều nước để kích thích tiểu và giảm nguy hại tới thận.
    • Thời gian truyền thuốc không được dưới 15 phút.
    • Tái khám đúng hẹn để bác sĩ đánh giá được hiệu quả của thuốc và có điều chỉnh phù hợp.
    • Để hỗ trợ cho tác dụng của thuốc bạn cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học. Bổ sung rau xanh, cá béo, sữa, các loại hạt… Rèn luyện thể dục thể thao đều đặn, vừa sức.

    Thông tin về thuốc tiêm chống loãng xương trong bài chỉ mang tính tham khảo và có thể chưa đầy đủ. Đối với từng đối tượng cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc, liều dùng và thời điểm sử dụng thích hợp. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ của bác sĩ.

    XEM THÊM

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    2 bình luận cho “Top 6 thuốc tiêm chống loãng xương phổ biến năm 2024”

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Đau lưng do lái xe – Nguyên nhân do đâu và 15 cách cải thiện cơn đau 12/04/21
      Đau lưng do lái xe là tình trạng thường gặp của các tài xế, không chỉ riêng gì người đi…
      Tràn dịch khớp gối nên ăn gì và kiêng gì? Tâm Bình giải đáp! 28/04/20
      Hỏi: Sáu tháng trước tôi đi khám các bác sĩ phát hiện tôi bị tràn dịch khớp gối, có đi…
      Đau lưng ở người trẻ: Nguyên nhân, điều trị và cách phòng tránh 08/11/23
      Không chỉ là căn bệnh của người già, đau lưng ở người trẻ đang ngày càng phổ biến. Bài viết…
      Đau mắt cá chân – Nguyên nhân và cách điều trị 10/11/23
      Đau mắt cá chân là tình trạng khiến nhiều người không khỏi lo lắng. Nó cũng gây tác động không…
      Xem tất cả bài viết