20+ Nguyên nhân gây đau bụng âm ỉ không thể bỏ qua
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    20+ Nguyên nhân gây đau bụng âm ỉ không thể bỏ qua

    Tác giả: Linh Chi

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    19/12/23

    Nếu bạn đang bị đau bụng âm ỉ kéo dài thì không nên chủ quan bởi đó rất có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý. Bạn cần xác định được nguyên nhân để có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

    5/5 - (181 bình chọn)

    1. Đau bụng âm ỉ là gì?

    Những cơn đau bụng âm ỉ thường xuyên xảy ra nhưng không dữ dội, quằn quại, người bệnh vẫn chịu đựng được và chủ quan không đi khám.

    Với vị trí đau, thời điểm đau cùng các biểu hiện đi kèm khác nhau sẽ có mối liên hệ với các nguyên nhân, bệnh lý không giống nhau.

    • Xét về vị trí, có thể kể đến: Đau bụng dưới âm ỉ, đau bụng âm ỉ quanh rốn, đau bụng âm ỉ trên rốn, đau bụng âm ỉ bên phải, đau âm ỉ giữa bụng…
    • Xét về biểu hiện đi kèm sẽ có: Bụng đau âm ỉ chướng bụng, đau bụng âm ỉ buồn nôn, đau bụng âm ỉ đầy hơi, đau bụng âm ỉ đi ngoài ra máu
    • Xét về thời điểm đau cụ thể là: đau bụng âm ỉ sau khi ăn, đau bụng âm ỉ khi mang thai…
    Đau bụng âm ỉ

    Cơn đau không dữ dội, người bệnh vẫn có thể chịu được

    Xem thêm:

    Đau bụng sau khi ăn sáng – Giải quyết thế nào?

    Đau bụng dưới rốn là dấu hiệu của bệnh gì?

    Đau bụng bên trái là dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm không?

    Đau bụng bên phải là biểu hiệu của bệnh lý nguy hiểm nào?

    {VẠCH MẶT} Đau bụng trên rốn tiềm ẩn nguy cơ gì?

    2. Nguyên nhân gây đau bụng âm ỉ

    Nguyên nhân gây ra những cơn đau âm ỉ tại vùng bụng là rất nhiều. Cơn đau có thể xuất phát từ những vấn đề không quá đáng ngại. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý mà người bệnh không nên chủ quan. Dưới đây là những nguyên nhân cơ bản mà bạn có thể tham khảo.

    Nguyên nhân gây đau bụng âm ỉ

    2.1. Nhiễm giun sán gây đau bụng âm ỉ

    Nhiễm giun sán là nguyên nhân gây đau bụng âm ỉ ở trẻ nhỏ cùng với các triệu chứng nôn, ngứa hậu môn. Bệnh thường không gây nguy hiểm. Nhưng có một số trường hợp ấu trùng giun sán có thể di chuyển đến mắt, não và gây ra biến chứng nặng nề.

    Nhiễm giun sán

    Nhiễm giun sán thường gặp ở trẻ em

    2.2. Các bệnh lý tại ruột gây đau bụng âm ỉ

    Những vấn đề tại ruột có liên quan tới đại tràng, trực tràng, mạc treo và hậu môn. Đây được coi là nguyên nhân phổ biến nhất cho những cơn đau bụng âm ỉ ở mọi lứa tuổi, giới tính.

    2.2.1.  Táo bón gây đau bụng âm ỉ

    Táo bón cũng là một nguyên nhân gây đau bụng âm ỉ quanh rốn. Táo bón là tình trạng đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần. Nếu cơn đau không đi kèm với các triệu chứng bất thường khác thì người bệnh không cần quá lo lắng. Khi điều trị khỏi táo bón, các cơn đau này sẽ biến mất.

    2.2.2.  Hội chứng ruột kích thích

    Hội chứng ruột kích thích là tình trạng rối loạn chức năng của ruột. Nguyên nhân của tình trạng này là do chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, căng thẳng kéo dài… Sở dĩ gọi là hội chứng vì nó bao gồm một loạt cách triệu chứng xuất hiện đồng thời. Ngoài đau bụng, bệnh còn gây đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón…

    hội chứng ruột kích thích gây đau bụng âm ỉ

    2.2.3.  Rối loạn tiêu hóa

    Bệnh có các triệu chứng như đau bụng âm ỉ, tiêu chảy, khó tiêu, chướng bụng. Với những trường hợp nhẹ, bệnh có thể thuyên giảm sau 2 – 3 ngày chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn hãy tới gặp bác sĩ.

    2.2.4.  Viêm đại tràng mạn tính

    Đây là căn bệnh khó điều trị khỏi hoàn toàn, dễ tái phát. Viêm đại tràng mạn tính gây đau bụng kéo dài, thường xuất phát ở hộ chậu hoặc vùng hạ sườn hai bên. Đi kèm là các triệu chứng táo bón hoặc tiêu chảy, phân nhầy dính máu, đau vùng hậu môn khi đại tiện. Căn bệnh này nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến sức khỏe suy kiệt.

    TPBVSK Đại tràng Extra Tâm Bình – Hỗ trợ giảm triệu chứng của viêm đại tràng

    Thương hiệu: Dược phẩm Tâm Bình

    Tìm hiểu thêmMua ngay

    2.2.5.  Viêm ruột thừa giai đoạn đầu

    Đây là một bệnh lý cấp cứu ngoại khoa, cần cắt bỏ phần ruột thừa bị viêm. Bệnh nếu không được can thiệp sớm có thể dẫn đến viêm phúc mạc, vỡ ruột thừa, nhiễm trùng ổ bụng, gây nguy hiểm đến tính mạng.

    Bệnh đặc trưng là cơn đau quặn nhưng ở giai đoạn đầu cơn đau thường âm ỉ. Khi đau bụng ở vùng hố chậu phải, sau đó lan ra xung quanh vùng rốn kèm theo các biểu hiện sau hãy cân nhắc tới khả năng bị viêm ruột thừa:

    • Cơn đau tăng dần, đau quặn bụng khi cử động hoặc làm việc gắng sức.
    • Buồn nôn, nôn.
    • Sốt cao.
    • Tao bón hoặc tiêu chảy.
    • Chướng bụng, vùng bụng bị sưng tấy.
    Viêm ruột thừa

    Đây là một bệnh lý cấp cứu ngoại khoa, cần cắt bỏ phần ruột thừa bị viêm

    2.2.6.  Lao ruột gây đau bụng âm ỉ

    Bệnh gây ra bởi trực khuẩn lao. Ban đầu, trực khuẩn lao có thể tồn tại dưới dạng bất hoạt nhưng khi sức đề kháng suy giảm cũng sẽ phát triển, tấn công đường tiêu hóa gây lao ruột. Người bệnh sẽ cảm thấy đau bụng không có vị trí cố định. Đi kèm là các triệu chứng: sôi bụng, mót đại tiện, thường xuyên tiêu chảy, táo bón. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây biến chứng như viêm phúc mạc, xuất huyết đường tiêu hóa, thậm chí là tử vong.

    2.2.7.  Hẹp môn vị gây đau bụng âm ỉ

    Môn vị là cơ quan nằm giữa dạ dày và tá tràng, giữ vai trò lưu thông thức ăn xuống đường ruột. Khi môn vị bị hẹp, thức ăn có thể tồn đọng trong dạ dày, gây đau bụng, nôn, khó tiêu… Cơn đau của tình trạng này thường xuất hiện sau khi ăn và vị trí là ở vùng trên rốn.

    Hẹp môn vị

    Hẹp môn vị

    2.2.8. Thiếu máu mạc treo

    Khi đường đi của máu tới ruột bị gián đoạn do các cục máu đông, tắc nghẽn mạch máu sẽ gây thiếu máu mạc treo. Điều này sẽ gây ra các cơn đau âm ỉ ở vùng bụng. Cơn đau này có thể chuyển sang dữ dội tùy từng trường hợp.

    2.3. Viêm loét dạ dày – tá tràng

    Đây là tình trạng xuất hiện các ổ viêm, vét loét ở thành niêm mạc dạ dày, tá tràng. Tác nhân gây viêm loét dạ dày – tá tràng là do vi khuẩn Helicobacter pylori, do lạm dụng thuốc làm rối loạn đường ruột, stress hoặc ăn uống thiếu khoa học. Giai đoạn bệnh nhẹ thường sẽ chỉ có các cơn đau bụng dai dẳng không quá dữ dội, thường xuất hiện ở vùng trên rốn, tăng nặng sau khi ăn. Khi bệnh nặng sẽ gây ra những cơn đau dữ dội, thành cơn, đau vùng thượng vị, nóng rát dọc xương ức, ợ hơi, chóng mặt, nôn…

    viêm loét dạ dày - tá tràng

    Viêm loét dạ dày – tá tràng

    2.4. Viêm gan gây đau bụng âm ỉ

    Đây là tình trạng gan bị viêm nhiễm do tác động của virus, uống quá nhiều rượu bia… Bạn sẽ có cảm giác đau ở vùng bụng, sốt, buồn nôn, nước tiểu đậm, giảm cân bất thường….

    2.5. Viêm tụy mạn tính

    Viêm tụy xảy ra do nhiều nguyên nhân như: uống rượu nhiều, thường xuyên hút thuốc, do bị bệnh sỏi mật, tắc ống mật… Tình trạng viêm ở tụy là do kích hoạt các enzyme tụy một cách bất thường, sau đó tấn công các mô ở tụy.

    Triệu chứng bệnh ban đầu là những cơn đau bụng nhẹ, sau cơn đau tăng lên, đau dữ dội vùng thượng vị hoặc quanh rốn, lan ra sau lưng. Đau nặng hơn khi ngửa người, bớt đau khi gập người.

    2.6. Sỏi mật gây đau bụng âm ỉ

    Sỏi túi mật là những cục nhỏ xuất hiện từ mật đã kết tinh. Ở Việt Nam đa số là sỏi sắc tố, bắt nguồn từ trứng và xác ký sinh trùng đường ruột. Ban đầu bệnh không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng khi sỏi di chuyển vào ống mật có thể gây các cơn đau. Biểu hiện của bệnh là đau bụng vùng hạ sườn phải với mức độ tăng dần, thậm chí chuyển sang đau quặn, lan tới rốn và toàn bụng. Người bệnh cần được cấp cứu, phẫu thuật để tránh gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

    2.7. Các vấn đề về hệ tiết niệu gây đau bụng âm ỉ

    Khi đề cập tới hệ tiết niệu không thể không nhắc tới các tinh trạng có liên quan tới thận, niệu quản, bàng quang. Đau bụng âm ỉ là một trong những dấu hiệu của những căn bệnh có liên quan.

    2.7.1.  Sỏi thận

    Sỏi thận là sự lắng cặn muối và khoáng chất hình thành bên trong thận. Sỏi thận gây tổn thương đường tiết niệu khiến nước tiểu có máu và chuyển sang màu hồng hoặc đỏ. Nếu được phát hiện sớm, sỏi thận sẽ không gây ra các tổn hại lâu dài.

    Sỏi thận gây đau bụng âm ỉ

    Sỏi thận

    2.7.2.  Viêm bàng quang kẽ

    Khi bị bệnh này, người bệnh sẽ đi tiểu nhiều lần mỗi giờ, đau khi đi tiểu và quan hệ tình dục.

    2.7.3.  Nhiễm trùng đường tiết niệu

    Bệnh này phổ biến ở phụ nữ. Do đường tiết niệu của nữ giới ngắn hơn nam giới nên dễ bị nhiễm vi khuẩn hơn. Cơn đau xuất phát từ hai bên thắt lưng, lan dần xuống vùng bụng dưới. Đau bụng do nguyên nhân này thường đi kèm với tiểu buốt, tiểu rắt, sốt, buồn nôn, nôn.

    2.8. Các vấn đề ở cơ quan sinh dục nữ giới

    Nữ giới thường gặp phải những cơn đau bụng âm ỉ nhiều hơn nam giới. Nguyên nhân có thể xuất phát từ những vấn đề có liên quan tới cơ quan sinh dục ở nữ giới.

    2.8.1.  Thời kỳ rụng trứng

    Đau bụng dưới xảy ra trước, trong thời kỳ rụng trứng của phụ nữ là điều hoàn toàn bình thường. Việc rụng trứng gây kích ứng niêm mạc của bụng còn gây chuột rút, nhức đầu, nổi mụn trứng cá.

    2.8.2.  Lạc nội mạc tử cung

    Khi mô nội mạc tử cung phát triển ở bên ngoài tử cung được gọi là lạc nội mạc tử cung. Bệnh khiến phụ nữ đau bụng dưới và khó mang thai.

    lạc nội mạc tử cung gây đau bụng âm ỉ

    2.8.3.  Viêm buồng trứng, viêm phần phụ sinh dục

    Đau bụng dưới âm ỉ ở nữ, rong kinh, ra khí hư là những biểu hiện của viêm buồng trứng hoặc viêm phần phụ sinh dục ở phụ nữ. Bệnh do quan hệ tình dục không an toàn, đặt dụng cụ tránh thai không đảm bảo vô khuẩn.

    2.8.4. Bệnh lây truyền qua đường tình dục

    Các bệnh lây qua đường tình dục như nhiễm Chlamydia, bệnh lậu,… không chỉ gây đau bụng mà còn đau vùng chậu, đau khi đi tiểu.

    2.8.5.  Viêm vùng chậu 

    Viêm vùng chậu xảy ra ở nữ giới, gây ra những tổn thương ở tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng. Triệu chứng bao gồm: đau bụng, sốt, tiết dịch âm đạo bất thường, đau khi quan hệ tình dục. Nguyên nhân của bệnh tới từ vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục như vi khuẩn gây bệnh lậu, Chlamydia…

    2.8.6.  Đau bụng âm ỉ khi mang thai

    Triệu chứng này chỉ dừng lại ở mức độ nhẹ. Các cơn đau dạng này không làm ảnh hưởng tới mẹ và thai nhi. Nhưng nếu cơn đau tăng dần thì bà bầu cần tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

    Đau bụng âm ỉ khi mang thai

    Cơn đau rất nhẹ và thoáng qua

    2.9. Hậu phẫu gây đau bụng âm ỉ

    Những người vừa trải qua một cuôc phẫu thuật vùng bụng có thể phải đối mặt với những cơn đau âm ỉ. Sau khi thuốc tê hết tác dụng, bệnh nhân sẽ bị đau bụng có thể kèm theo sốt, buồn nôn, tiêu chảy… Một số thuốc hoặc biện pháp giảm đau có thể được áp dụng trong một số trường hợp cần thiết.

    2.10. Sa tạng

    Những bộ phận dễ bị sa tạng nhất là bàng quang và tử cung. Đây không phải vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng nó gây ra sự khó chịu cho người bệnh.

    2.11. Khối u trong ổ bụng gây đau bụng âm ỉ

    Các triệu chứng khi có khối u trong ổ bụng không rõ ràng như đau bụng không dữ dội, mệt mỏi, chán ăn, sút cân nhanh chóng. Không phải tất cả các khối u đều đe dọa tới tính mạng. Bạn có thể sống chung với những khối u lành với kích thước nhỏ tới rất nhỏ. Tuy nhiên có những khối u kích thước lớn, u ác tính khi phát hiện nhiều trường hợp bệnh đã ở giai đoạn cuối. Đối với những khối u ác tính hệ tiêu hóa, các triệu chứng có thể là đau bụng, nôn, đại tiện ra máu, sụt cân đột ngột…

    2.11.1.  U nang buồng trứng

    U nang buồng trứng thường vô hại. Nhưng nếu nó phát triển to sẽ gây đau vùng bụng dưới âm ỉ, nôn, rối loạn kinh nguyệt, tăng cân, đi tiểu thường xuyên. Để phát hiện bệnh cần thăm khám phụ khoa định kỳ hoặc siêu âm.

    2.11.2.  U xơ tử cung

    Đây là trường hợp u phát triển ở thành tử cung, thường xảy ra ở phụ nữ từ 30 – 40 tuổi. Bệnh gây đau bụng, đau lưng, đau khi quan hệ tình dục hay khó mang thai.

    2.11.3. Ung thư đại trực tràng gây đau bụng âm ỉ 

    Đây là một dạng u ác tính tồn tại trong đại trực tràng. Ở căn bệnh này, các tế bào bất thường tăng sinh ở đại trực tràng tạo thành những khối u ác tính. Bệnh nguy hiểm là ở chỗ giai đoạn đầu thường không biểu hiện thành triệu chứng.

    ung thư đại trực tràng gây đau bụng

    Ung thư đại trực tràng là căn bệnh đe dọa tính mạng

    3. Đau bụng âm ỉ có nguy hiểm không?

    Tùy vào nguyên nhân gây ra cơn đau mà có thể xác định được tính chất nguy hiểm của bệnh. Nhiều cơn đau bụng âm ỉ chỉ xuất hiện thoáng qua rồi biến mất, không tái phát. Tuy nhiên những cơn đau bụng xuất phát từ sỏi mật, viêm ruột thừa… thuộc tình trạng khẩn cấp cần cấp cứu kịp thời. Ngoài ra đối với tình trạng đau xuất phát từ bệnh lý cần được phát hiện kịp thời để tránh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, thậm chí đe dọa tới tính mạng.

    4. Khi nào cần tới gặp bác sĩ?

    Việc phát hiện và điều trị bệnh kịp thời đóng vai trò rất quan trọng đối với hiệu quả điều trị. Do đó, đừng bỏ lỡ thời gian vàng để điều trị bệnh. Hãy tới gặp bác sĩ ngay nếu:

    • Đau kéo dài từ 3 ngày trở lên, tần xuất và mức độ đau tăng dần.
    • Nôn
    • Tiểu buốt
    • Phân lẫn máu
    • Khó thở
    • Sốt

    5. Chẩn đoán

    Vì nguyên nhân gây đau bụng ẩm ỉ như đã đề cập ở trên là rất đa dạng do đó bác sĩ sẽ cân nhắc các phương pháp chẩn đoán xác định và loại trừ.

    • Khám lâm sàng: Thu thập thông tin về tiền sử bệnh, thói quen dinh dưỡng, các triệu chứng gặp phải.
    • Chẩn đoán hình ảnh: Các phương pháp có thể được thực hiện là Chụp X-quang, chụp MRI, siêu âm ổ bụng… Giúp xác định các tổn thương thực thể.
    • Xét nghiệm máu: Phát hiện tình trạng nhiễm trùng, thiếu máu…
    • Xét nghiệm phân: Xác định các vấn đề có liên quan tới hệ tiêu hóa, ký sinh trùng.
    • Xét nghiệm nước tiểu: Xác định tình trạng nhiễm trùng hoặc các vấn đề liên quan tới đường tiết niệu.
    • Sinh thiết: Một mẫu xét nghiệm sẽ được thu thập để phân tích trong phòng thí nghiệm. Sinh thiết thường được chỉ định để xác định khối u lành hay ác.
    chẩn đoán đau bụng âm ỉ

    Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu

    6. Điều trị đau bụng âm ỉ

    Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn đau và tình trạng cụ thể của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp phù hợp.

    • Đối với trường hợp nhiễm giun sán, táo bón, hội chứng ruột kích thích, bác sỹ có thể chỉ định thuốc và hướng dẫn chăm sóc tại nhà.
    • Trường hợp các bệnh lý nguy hiểm như: viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm buồng trứng, lao ruột, nhiễm trùng đường tiết niệu,… bác sỹ sẽ đưa ra phác đồ điều trị.
    • Ngoài ra, một số trường hợp như: viêm ruột thừa, khối u trong ổ bụng,… bác sỹ sẽ chỉ định phẫu thuật.

    Không nên cố gắng chịu đau mà không đi khám khiến bệnh diễn biến nặng, gây khó khăn trong điều trị và dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Người bệnh cũng không được tự ý sử dụng thuốc mà không có sự tham vấn của bác sỹ.

    7. Cách phòng tránh

    Các nguyên nhân gây đau bụng âm ỉ là rất nhiều nên việc phòng tránh một cách triệt để là điều bất khả kháng. Tuy nhiên, việc thay đổi triong sinh hoạt, dinh dưỡng, rèn luyện và chăm sóc sức khỏe theo hướng khoa học có thể là biện pháp hữu ích để phòng ngừa.

    • Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng. Bổ sung trái cây, rau xanh, cá béo vào khẩu phần. Uống đủ nước. Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nội tạng động vật, rượu bia.
    • Cân bằng giữa công việc, chăm sóc gia đình và thời gian nghỉ ngơi cho bản thân. Tránh căng thẳng. Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.
    • Rèn luyện thể lực đều đặn. Lựa chọn những môn thể thao phù hợp với sức khỏe của bản thân.
    • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe.
    • Tẩy giun định kỳ. Khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị các tình trạng bệnh lý nếu có.

    Trên đây là danh sách các nguyên nhân có thể dẫn tới đau bụng âm ỉ. Có những nguyên nhân không đáng ngại nhưng cũng có nhiều trường hợp bệnh lý nguy hiểm cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu cần hỗ trợ thông tin, bạn có thể gọi tới hotline 0343 44 66 99.

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    85.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Viêm manh tràng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 22/08/20
      Viêm manh tràng là bệnh lý hiếm gặp, khó điều trị. Bệnh dễ phát triển thành những biến chứng nguy…
      Táo bón ở bà bầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị an toàn 24/11/23
      Táo bón ở bà bầu là nỗi ám ảnh với không ít phụ nữ khi mang thai. Liệu tình trạng…
      Thuốc đau bụng đi ngoài loại nào tốt nhất hiện nay?    30/09/19
      Đau bụng đi ngoài là dấu hiệu cơ năng cơ bản nhất “báo hiệu” việc hệ tiêu hóa đã hoàn…
      [Tìm hiểu] Lá trầu không – dược liệu dân gian tốt cho hệ tiêu hóa 27/11/21
      Trầu không là loại cây quen thuộc và gần gũi trong cuộc sống. Nhưng ít ai biết rằng, từ hàng…
      Xem tất cả bài viết