Đau vùng chấn thủy - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Đau vùng chấn thủy – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Tham vấn y khoa: Thầy Thuốc Ưu Tú Khánh Toàn

    Biên tập viên: Linh Chi

    09/10/21

    Bất kỳ ai khi gặp phải tình trạng đau vùng chấn thủy đều cảm thấy rất khó chịu. Cơn đau có thể khiến người bệnh gián đoạn công việc, tác động tới sinh hoạt hàng ngày. Nghiêm trọng hơn đau tại vị trí này có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý mà cơ thể đang gặp phải. Dưới đây là các nguyên nhân và cách xử lý tình trạng này.

    5/5 - (1128 bình chọn)

    1. Đau vùng chấn thủy là gì?

    Chắc hẳn nhiều người không khỏi thắc mắc chấn thủy là ở đâu? Thực chất đây là một cách gọi dân gian để chỉ vùng bụng nằm dưới mỏm xương ức và trên rốn. Y học hiện đại gọi đây là vùng thượng vị.

    Hiện tượng đau vùng chấn thủy (hay đau vùng thượng vị) sẽ bao gồm nhiều triệu chứng đi kèm cảm giác đau. Tùy từng nguyên nhân gây đau mà các triệu chứng sẽ khác nhau. Đây có thể chỉ là cơn đau đơn thuần hoặc là dấu hiệu bệnh lý nghiêm trọng cần được xử lý kịp thời. Tình trạng này có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng kể cả đau vùng chấn thủy ở người lớn và đau vùng chấn thủy ở trẻ em.

    đau vùng chấn thủy

    2. Nguyên nhân gây đau vùng chấn thủy

    Hiện tượng này có thể liên quan tới các bất thường ở một hoặc nhiều cơ quan trong cơ thể hoặc đơn giản là do chế độ ăn uống. Dưới đây là danh sách các nguyên nhân.

    2.1. Ăn quá nhiều

    Đau bụng ở vùng chấn thủy có thể đơn giản là do bạn ăn quá nhiều. Khi lượng thực phẩm nạp vào cơ thể lớn hơn mức bình thường, dạ dày của bạn phải giãn ra. Nó sẽ chèn ép các cơ quan xung quanh. Thêm vào đó, ăn nhiều cũng dễ dẫn tới tình trạng trào ngược axit khiến bạn bị đau thượng vị, khó tiêu.

    ăn quá nhiều gây đau chấn thủy

    Ăn quá nhiều có thể là nguyên nhân gây đau

    2.2. Ngộ độc thực phẩm cấp tính

    Khi bạn ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, tồn dư chất bảo vệ thực phẩm có thể sẽ bị ngộ độc. Đây là tình trạng cấp tính diễn ra sau một khoảng thời gian rất ngắn sau khi thực phẩm đi vào cơ thể. Cơn đau bụng vùng chấn thủy quằn quại, đôi khi khiến người bệnh vã mồ hôi. Đau đi kèm miệng khô, buồn nôn, nôn, tiêu chảy… Nếu nôn được người bệnh sẽ cảm thấy bớt đau hơn.

    2.3. Đau vùng chấn thủy khi mang thai

    Mẹ bầu đau vùng chấn thủy là hiện tượng tương đối phổ biến. Cơn đau ở vùng chấn thủy này thường nhẹ. Nguyên nhân là do sự phát triển của thai nhi tạo sức ép lên vùng thượng vị. Những thay đổi trong nội tiết tố cũng ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của bà bầu.

    Tuy nhiên, nếu tình trạng đau dữ dội cần cân nhắc tới nguy cơ tiền sản giật. Thời kỳ mang thai khá nhạy cảm nên khi gặp phải bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bà bầu cần tới gặp bác sĩ.

    Đau vùng chấn thủy khi mang thai

    Mẹ bầu có thể bị đau vùng thượng vị

    2.4. Tác dụng phụ của thuốc

    Khi sử dụng một số loại thuốc, bạn có thể gặp phải tình trạng đau chấn thủy. Bởi tác dụng phụ của các loại thuốc này có thể gây ảnh hưởng xấu tới dạ dày và gan.

    • Thuốc giảm đau: Aspirin
    • Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid: Ibuprofen, Naproxen…

    2.5. Bệnh lý về thực quản

    Những vấn đề ở thực quản cũng có thể là nguyên nhân gây đau tức vùng chấn thủy. Đó có thể là viêm thực quản hoặc thoát vị gián đoạn ở thực quản.

    • Viêm thực quản: Thường là hệ quả của quá trình trào ngược dạ dày thực quản.
    • Thoát vị gián đoạn: Phổ biến ở độ tuổi sau 50. Đây chính là lý do khiến người cao tuổi hay bị nghẹn, khó nuốt, hơi thở có mùi…
    • U thực quản: Trường hợp này không phổ biến. Nhưng vì đây là tình trạng nguy hiểm nên bạn cần cảnh giác.

    2.6. Bệnh lý về dạ dày

    Bệnh lý về dạ dày là câu trả lời phổ biến cho đau vùng chấn thủy là bệnh gì. Nó bao gồm: trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, thậm chí là thủng dạ dày.

    • Trào ngược dạ dày thực quản: Tình trạng này xảy ra khi axit trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản. Không chỉ gây đau thượng vị nó còn khiến người bệnh bị ợ chua, khó tiêu, ho liên tục…
    • Viêm loét dạ dày: Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, xuất hiện các ổ viêm, vết loét nó sẽ gây ra một loạt các triệu chứng. Bao gồm: đau tức rát chấn thủy, buồn nôn, nôn, đi ngoài phân đen, mệt mỏi, sụt cân. Đau âm ỉ vùng chấn thủy hoặc đau dữ dội, nghiêm trọng hơn khi bạn đói, đau vùng thượng vị về đêm.
    • Thủng dạ dày: Cơn đau trường hợp này được miêu tả là đau như dao đâm, vượt quá mức chịu đựng của người bệnh, bụng cứng. Điều này sẽ dẫn tới bệnh nhân bị choáng váng. Đây là trường hợp cần được cấp cứu kịp thời.
    • Ung thư dạ dày: Đây là bệnh lý đe dọa tới tính mạng. Ung thư dạ dày có thể diễn biến âm thầm, khó phát hiện. Các dấu hiệu của căn bệnh này có thể bị nhầm lẫn với các dạng bệnh lý ít nguy hiểm khác. Cụ thể là: hay bị đau chấn thủy, chán ăn, đầy bụng sau khi ăn, nôn ra máu, đi ngoài phân đen…
    viêm loét dạ dày gây đau tức vùng chấn thủy

    Loét dạ dày có thể là một nguyên nhân

    2.7. Bệnh đại tràng

    Viêm đại tràng cấp hoặc mạn tính không chỉ gây đau thượng vị mà còn đi kèm đầy hơi, chướng bụng, luôn có cảm giác muốn đại tiện. Người bị viêm đại trạng mạn tính kèm theo táo bón kéo dài có thể bị đau âm ỉ vùng chấn thủy.

    >>Đừng bỏ lỡ: Viêm đại tràng là gì? Dấu hiệu nhận biết và hướng giải quyết

    2.8. Viêm ruột thừa

    Ruột thừa rất dễ bị viêm nhiễm. Nếu không được xử lý kịp thời ruột thừa có thể bị vỡ, thậm chí dẫn tới tử vong. Ban đầu cơn đau do viêm ruột thừa là quanh vùng rốn sau đó lan dần lên phía trên đến vùng thượng vị. Phẫu thuật là giải pháp cần thiết trong trường hợp này.

    2.9. Bệnh lý về gan mật

    Có lẽ không nhiều người biết rằng những cơn đau nhói vùng chấn thủy có thể xuất phát từ gan mật.

    • Áp-xe gan, viêm gan cũng có thể là nguyên nhân gây đau.
    • Sỏi túi mật, sỏi đường dẫn mật, viêm túi mật: Khi sỏi hình thành trong mật, nó sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của túi mật, gây dau dữ dội phía trên bên phải của dạ dày. Các triệu chứng đi kèm là nôn, đầy hơi, sốt cao, vàng da, phân có màu đất sét. Cơn đau có thể khiến người bệnh phải nhập viện, đôi khi là phẫu thuật.
    • Giun chui ống mật: Cơn đau do giun chui ống mật cũng rất dữ dội đi kèm vã mồ hôi.
    Sỏi túi mật gây đau vùng chấn thủy

    Sỏi túi mật gây đau tới mức người bệnh phải nhập viện

    2.10. Bệnh lý về tụy

    Các vấn đề ở tuyến tụy như: viêm tụy, ung thư đầu tụy… cũng có thể gây đau vùng thượng vị kèm nôn, chướng bụng.

    Bên cạnh đó, đau vùng thượng vị có thể xuất hiện ở một số trường hợp như: bệnh mạch vành, tiểu đường, suy tim nặng, hệ quả của ho nhiều… Đặc biệt, đau vùng chấn thủy ở trẻ em có thể do nhiễm giun sán.

    3. Khi nào cần tới gặp bác sĩ?

    Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà ngay cả bác sĩ cũng phải kết hợp các phương pháp mới chẩn đoán chính xác được. Do đó, bạn cần tới gặp bác sĩ ngay khi gặp các dấu hiệu sau:

    • Bị đau vùng chấn thủy kéo dài mà không thuyên giảm khi đã áp dụng các biện pháp tự chăm sóc tại nhà
    • Đau dữ dội
    • Phân lẫn máu, phân có màu đen
    • Tức ngực
    • Đau chấn thủy khó thở
    • Sốt
    • Đau kèm theo chảy máu âm đạo nếu bạn đang mang thai

    4. Chẩn đoán

    Do có nhiều tình trạng bệnh lý có thể dẫn tới việc đau vùng thượng vị nên khi chẩn đoán bác sĩ có thể sẽ phải tiến hành nhiều biện pháp xác định và loại trừ:

    • Khám lâm sàng: Tìm hiểu về tiền sử bệnh, chế độ dinh dưỡng, loại thuốc đang sử dụng, triệu chứng
    • Xét nghiệm máu: Xác định có bị nhiễm trùng, chảy máu hay không. Nó đồng thời cũng giúp kiểm tra enzyme trong gan, tuyến tụy.
    • Xét nghiệm nước tiểu: Xác định các vấn đề về thận
    • Chụp X-quang
    • Chụp CT
    • Siêu âm
    • Nội soi
    • Đối với phụ nữ mang thai cần khám phụ khoa

    5. Điều trị đau vùng chấn thủy

    Như mọi loại bệnh lý khác, việc điều trị cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu cơn đau xảy ra do ăn uống, bạn cần thay đổi chế độ dinh dưỡng của mình. Đối với trường hợp đau do tác dụng phụ của thuốc, bác sĩ có thể đổi loại thuốc hoặc dùng kết hợp với loại thuốc khác. Cơn đau nếu xuất phát từ bệnh lý thì bạn cần phải được điều trị theo phác đồ riêng.

    Một số phương pháp có thể được thực hiện để giúp giảm bớt những khó chịu cho người bệnh. Trong đó bao gồm việc điều chỉnh chế độ ăn uống, dùng thuốc và một số biện pháp hỗ trợ khác.

    5.1. Chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh

    Việc điều chỉnh chế độ ăn đóng vai trò quan trọng khi người bệnh đang bị đau.

    • Chia làm nhiều bữa nhỏ
    • Nếu bị nôn hãy bổ sung thêm nước. Tuy nhiên nên uống làm nhiều lần trong ngày. Mỗi lần uống từng ngụm nhỏ. Loại nước thích hợp là nước lọc, nước khoáng. Không được uống rượu bia, cà phê, trà, nước ngọt có ga. Trong một số trường hợp có liên quan tới dạ dày cần hạn chế uống nước ép trái cây chua.
    • Ăn thực phẩm dạng lỏng để hỗ trợ cơ thể tiêu hóa và hấp thụ dễ dàng hơn.
    • Không ăn đồ cay nóng, thức ăn gây đầy hơi, khó tiêu.
    dinh dưỡng cho người đau vùng chấn thủy

    Người bệnh nên ăn thực phẩm dạng lỏng

    5.2. Chườm giảm đau

    Để giúp dịu bớt cơn đau, bạn có thể chườm nóng để giảm đau. Đơn giản là bạn có thể đặt một chai nước ấm hoặc một chiếc khăn ấm vào vùng bị đau. Tắm nước ấm cũng có thể giúp bạn bớt cảm giác khó chịu.

    5.3. Thuốc tây trị đau chấn thủy

    Bác sĩ sẽ là người quyết định loại thuốc nào và liều lượng ra sao phù hợp với bạn. Tùy từng đối tượng cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định:

    • Thuốc giảm đau: Paracetamol
    • Thuốc chống nôn
    • Thuốc giảm tiết axit dạ dày: Mucosta, Rebamipid, Sucralfat…
    • Thuốc chẹn H2
    • Thuốc giảm tiêu chảy kèm đau thượng vị: Subsalicylat Bismuth, Loperamide
    Thuốc tây trị đau chấn thủy

    Thuốc giảm tiết axit dạ dày Mucosta

    5.4. Mẹo dân gian chữa đau vùng chấn thủy tại nhà

    Nếu tình trạng của bạn nhẹ, xuất phát chủ yếu từ các vấn đề về chế độ ăn uống, trào ngược axit, viêm dạ dày, bạn có thể tham khảo các mẹo sau:

    • Uống hỗn hợp nghệ và mật ong: Hòa 1 thìa bột nghệ và 1 thìa cà phê vào nước ấm để uống
    • Uống nước gạo: Nấu cơm và chắt lấy 200ml nước gạo khi cơm sôi để uống khi còn ấm
    • Trà quế: Nấu 1 thanh quế trong nước sôi khoảng 3 phút và uống nước khi còn ấm
    • Trà bạc hà: Đun sôi 1 nắm lá bạc hà tươi trong 5 phút. Hòa với 1 thìa mật ong để uống.
    • Tỏi: Mỗi ngày ăn 2 tép tỏi sống kèm với bữa ăn

    6. Hỗ trợ giảm đau chấn thủy do viêm loét dạ dày bằng tinh chất Nanocurcumin

    Nanocurcumin là tinh chất được chiết xuất từ nghệ bằng công nghệ nano. Với độ hòa tan cao và khả năng hấp thu vượt trội so với tinh bột nghệ thông thường, nanocurcumin mang tới nhiều công dụng đối với hệ tiêu hóa.

    Đặc biệt, tinh chất này hỗ trợ giảm đau thượng vị với nguyên nhân do viêm loét dạ dày với các lợi ích là:

    • Hỗ trợ giảm đau, chống viêm
    • Tiêu diệt vi khuẩn HP, tái tạo niêm mạc dạ dày

    Tinh chất nanocurcumin hỗ trợ giảm đau chấn thủy do viêm loét dạ dày

     

    7. Cách phòng tránh

    Để phòng tránh những cơn đau vùng thượng vị, bạn nên thiết lập chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, rèn luyện thể lực một cách khoa học. Dưới đây là những gợi ý mà bạn có thể áp dụng.

    7.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh

    Chế độ ăn uống khoa học luôn đem tới nhiều lợi ích sức khỏe cho bạn. Đặc biệt là đối với những người đã có sẵn bệnh lý nền. Dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp ngăn ngừa những nguy cơ có thể gây đau thượng vị.

    • Tạo lập thói quen ăn đúng giờ. Không ăn khuya, không để bụng quá đói.
    • Ăn với lượng vừa phải, không ăn quá no.
    • Khi ăn cần tập trung, ăn chậm, nhai kỹ
    • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Lý tưởng nhất là tự tay chuẩn bị bữa ăn bằng nguyên liệu tươi. Rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến món ăn.
    • Bổ sung rau quả tươi, cá béo vào thực đơn.
    • Hạn chế thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, nội tạng động vật, thức ăn chua cay. Không uống rượu bia.

    7.2. Duy trì chế độ sinh hoạt khoa học

    • Ngủ đúng giờ, đủ giấc
    • Không làm việc quá sức. Hãy dành thời gian để ở bên gia đình, bạn bè và tham gia các hoạt động mà bạn yêu thích.

    7.3. Rèn luyện thể chất đều đặn

    Dành ra 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể dục thể thao. Nếu muốn lựa chọn được bài tập phù hợp hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và huấn luyện viên.

    phòng tránh đau vùng chấn thủy

    Tập luyện thể thao đều đặn để tạo dựng nền tảng sức khỏe tốt

    7.4. Chú ý chăm sóc sức khỏe

    • Khám sức khỏe định kỳ
    • Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ đối với các trường hợp bệnh có khả năng gây đau chấn thủy.

    Đau vùng chấn thủy là tình trạng bệnh không thể coi thường. Do đó, khi có các triệu chứng bệnh hãy tới gặp bác sĩ để được xác định chính xác nhất nguyên nhân. Nếu cần hỗ trợ thêm bất kỳ thông tin nào hãy gọi tới tổng đài 0865 344 349 để được giải đáp.

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    TTƯT Hoàng Khánh Toàn

    Đại tá, TTƯT.Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn chia sẻ: “Chữa bệnh cứu người luôn là khát khao cháy bỏng của tôi. Đây cũng chính là lý do tôi dành cả cuộc đời theo nghề y. Trở thành cố vấn của Dược phẩm Tâm Bình là cách để tôi tiếp tục mang kiến thức, kinh nghiệm mà mình đã tích lũy được để giúp sức cho cộng đồng.”

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    95.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Viêm đại tràng co thắt: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị 15/10/23
      Viêm đại tràng co thắt là bệnh tiêu hoá phổ biến, gây nhiều khó chịu cho người bệnh bởi những…
      Viêm đại tràng ăn bánh trung thu được không? Chuyên gia mách bạn 30/09/20
      Tôi đi khám phát hiện bị viêm đại tràng cách đây 2 năm. Dạo gần đây tôi có ăn bánh…
      Nóng trong người: Tổng hợp 12 nguyên nhân và hướng giải quyết 23/10/23
      Nóng trong người khiến cơ thể luôn cảm thấy bí bách, nóng bừng dù thời tiết mát mẻ. Không chỉ…
      Trẻ bị táo bón nên ăn gì kiêng gì? 18 loại thực phẩm cha mẹ chớ bỏ qua 25/01/21
      Trẻ bị táo bón nên ăn gì kiêng gì là vấn đề luôn khiến các bậc cha mẹ “đau đầu”.…
      Xem thêm