Đau bụng sau khi ăn sáng là biểu hiện của bệnh gì? Điều trị như thế nào? Có nguy hiểm không? Hãy cùng lắng nghe phân tích và chia sẻ đến từ Ths.Bs YHCT Nguyễn Thị Hằng trong bài viết dưới đây.
Thắc mắc của độc giả
Thưa bác sĩ, dạo gần đây tôi thường xuyên có triệu chứng đau bụng, đi ngoài sau khi ăn sáng. Hễ ăn bún, phở, bánh mỳ buổi sáng là có biểu hiện đau quặn bụng, cơn đau giảm dần và hết ngay sau khi đi ngoài. Xin bác sĩ cho biết đây là biểu hiện của bệnh gì? Cách điều trị như thế nào?
(Lê Viết Hoàng, 35 tuổi, Quảng Ninh)
Thắc mắc của anh Lê Viết Hoàng sẽ được Ths.BS YHCT Nguyễn Thị Hằng giải đáp như sau:
Đau bụng sau khi ăn sáng không chỉ khiến cho người bệnh khó chịu mà còn là nỗi lo lắng vì không biết cơ thể mình đang gặp vấn đề gì. Mặc dù đa số các trường hợp lành tính, liên quan đến đồ ăn uống. Tuy nhiên, cũng có trường hợp đây là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nghiêm trọng.
>> Xem thêm Blog chia sẻ của Ths.BS YHCT Nguyễn Thị Hằng
1. Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng đau bụng sau khi ăn sáng, có thể kể đến như:
1.1. Do thức ăn không phù hợp hoặc nhiễm khuẩn
Sử dụng thức ăn không phù hợp, nhiễm khuẩn, nhiễm độc là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng đau bụng, đi ngoài sau khi ăn sáng. Ngoài ra, người bệnh còn có biểu hiện đầy hơi, chướng bụng đi kèm.
Biểu hiện này thường xảy ra khi:
- Sử dụng quá nhiều đồ uống có chất cồn, đồ lạnh, rượu bia trong bữa ăn.
- Hệ tiêu hóa có nhiều hơi do sử dụng những thực phẩm khó tiêu như: đậu, súp lơ, cải xoăn, ngũ cốc…
- Ăn phải những thức ăn nhiễm khuẩn, bị ôi thiu. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trường hợp này còn gọi là ngộ độc thực phẩm.
- Dung nạp thức ăn sống chưa được nấu chín kĩ như: tiết canh, gỏi cá…
1.2. Dị ứng thức ăn
Dị ứng thức ăn thường xảy ra sau khi sử dụng những thực phẩm như: trứng, đậu nành, lúa mì, hải sản….
Trường hợp đau bụng sau khi ăn không kèm triệu chứng gì chỉ là rối loạn tiêu hóa nhẹ. Nếu xuất hiện biểu hiện sưng, khó thở kèm đau bụng, tiêu chảy, phân lỏng hoặc nước, người ngứa ngáy, khó chịu thì chắc chắn đó là dị ứng thực phẩm.
1.3. Không dung nạp lactose
Không dung nạp được lactose là dạng rối loạn tiêu hóa do cơ thể không có khả năng tiêu hóa lactose – một loại carbonhydrate trong sữa và các chế phẩm từ sữa.
Hội chứng này có biểu hiện:
- Đầy hơi, chướng bụng, đau quặn bụng, đi ngoài phân lỏng sau khi uống sữa hoặc ăn các chế phẩm từ sữa.
- Triệu chứng sẽ hết nếu không sử dụng các chế phẩm trên.
1.4. Mắc bệnh lý về tiêu hóa
Tình trạng đau bụng sau khi ăn có thể là biểu hiện của các bệnh lý liên quan tới đường tiêu hóa như: hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng, bệnh Corhn… Những bệnh lý này nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
2. Cách xử trí đau bụng sau khi ăn
Có thể thấy, đau bụng sau khi ăn xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.
2.1. Sử dụng thuốc tây
Trong trường hợp nếu đau bụng sau khi ăn do viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích… gây ra, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc như sau:
- Nhóm giảm đau, chống viêm, chống co thắt, điều hòa nhu động ruột.
- Các loại thuốc diệt khuẩn, nấm, ký sinh trùng đường ruột.
- Nhóm cầm tiêu chảy, chống loạn khuẩn đường ruột.
- Nhóm giảm đầy hơi, chướng bụng.
Khi sử dụng thuốc tây, người bệnh tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
2.2. Áp dụng bài thuốc dân gian
Trường hợp đau bụng sau khi ăn không kèm triệu chứng nào, bạn có thể áp dụng các biện pháp dân gian như sau:
Uống trà gừng: Dùng vài lát gừng, hãm với 100ml nước nóng trong 5 phút. Uống từng ngụm sẽ giảm được cảm giác đau.
Uống trà hoa cúc: Hãm 1 muỗng cà phê trà hoa cúc với nước sôi trong 15 phút, sau đó uống. Với đặc tính chống co thắt, trà hoa cúc có tác dụng tốt trong việc giảm đau bụng, cải thiện hội chứng ruột kích thích.
Chườm nóng: Dùng túi chườm, khăn ấm hoặc chai thủy tinh có nước nóng, sau đó chườm lên bụng sẽ thấy cảm giác dễ chịu, cơn đau cũng giảm dần.
2.3. Thay đổi thói quen ăn uống
Thói quen ăn uống là tác nhân chính khiến hệ tiêu hóa không ổn định. Do đó, để cải thiện triệu chứng đau bụng sau khi ăn, bạn cần:
- Ăn nhiều hoa quả xanh, sữa chua giúp bổ sung vitamin, khoáng chất cho cơ thể khỏe mạnh, đồng thời cải thiện hệ tiêu hóa.
- Bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ, tinh bột. Tuy nhiên, trường hợp đau bụng kèm đầy hơi, khó tiêu nên hạn chế sử dụng các loại rau cải, đậu, ngũ cốc…
- Uống đủ 1,5-2l nước mỗi ngày.
- Hạn chế sử dụng rượu bia, thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ.
- Không nên tập thể dục, vận động mạnh, chạy nhảy sau khi ăn.
3. Khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Theo Ths.BS YHCT Nguyễn Thị Hằng, triệu chứng đau bụng sau khi ăn sáng không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu xuất hiện kèm những triệu chứng dưới đây hãy đến bệnh viện ngay:
- Đau bụng, đi ngoài sau khi ăn sáng, kéo dài liên tục 3 tuần.
- Có biểu hiện tiêu chảy, sốt cao trên 38 độ C.
- Đau bụng dữ dội và xuất hiện những cơn đau ở trực tràng.
- Cơ thể có dấu hiệu mất nước, chuột rút, nước tiểu có màu sẫm.
- Phân đổi màu sang đen, xám hoặc lẫn máu. Biểu hiện này có thể là vấn đề nghiêm trọng hơn so với bệnh lý tiêu hóa.
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân và cách xử trí đau bụng sau khi ăn sáng. Hi vọng, chúng sẽ có ích không chỉ riêng với anh Lê Viết Hoàng mà cả những người đang gặp phải triệu chứng này. Nếu có thắc mắc nào về bệnh cũng như rõ hơn về cách xử trí, bạn đọc có thể liên hệ tới hotline 0865344349 để được chuyên gia tư vấn, giải đáp.
XEM THÊM:
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.