Táo bón – nguyên nhân, triệu chứng và uống gì khỏi bệnh?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Táo bón – nguyên nhân, triệu chứng và uống gì khỏi bệnh?

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Vũ Thị Hương

    21/09/23

    Táo bón là tình trạng tần suất đi ngoài ít hơn bình thường, có kèm phân khô cứng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nếu không có biện pháp xử lý kịp thời. Vậy táo bón là gì, nguyên nhân và cách điều trị như thế nào, hãy cùng Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

    5/5 - (5417 bình chọn)

    1. Táo bón là gì?

    Theo thống kê, táo bón là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất. Ở Mỹ, có ít nhất 2,5 triệu người mỗi năm phải thăm khám do táo bón. Tỷ lệ mắc táo bón ở Việt Nam là khoảng 15%, trong khi trên thế giới là khoảng 20%. Táo bón không chỉ gây ra sự khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

    táo bón

    Táo bón là trạng thái đi tiêu phân khô cứng, buồn mà không đi được, phải rặn mạnh, thời gian đi lâu hoặc nhiều ngày mới đi một lần và thường ít hơn 3 lần/tuần. Tình trạng này xảy ra thường xuyên có thể dẫn đến bị táo bón mạn tính, táo bón kéo dài, người bệnh phải rặn nhiều, gây đau rát. Táo bón kéo dài, không dứt có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh đại tràng, suy giáp trạng, tăng canxi máu, nhiễm độc chì, suy nhược cơ thể…

    2. Nguyên nhân gây ra táo bón

    Táo bón có thể xuất hiện do chế độ ăn uống thiếu khoa học, thường xuyên căng thẳng, stress… hoặc xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý. Dưới đây là 7 nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng này.

    2.1. Táo bón do chế độ ăn uống không khoa học

    Đây là thói quen thường gặp nhất ở táo bón. Chế độ ăn này tập trung thực phẩm giàu chất béo, tinh bột mà ít chất xơ. Chất xơ trong rau củ quả sẽ giúp làm mềm phân. Thiếu chất xơ thường xảy ra ở những người có thói quen ăn đồ ăn nhanh, nuốt vội, sử dụng đồ uống có chất kích thích như cà phê, rượu, bia… Những thực phẩm này góp phần tăng nặng tình trạng táo bón. Sử dụng trong thời gian dài sẽ càng khiến tình trạng táo bón kéo dài và tần suất đi đại tiện giảm.

    2.2. Liên quan đến các bệnh lý về hậu môn trực tràng

    Tình trạng táo bón này đặc trưng bởi tổn thương thực thể, làm cản trở đường đi và khả năng hấp thụ nước của thành đại tràng, từ đó làm phân bị vón cục, mất nước. Khi đại tiện người bệnh còn bị đại tiện ra máu, táo bón đầy hơi, xì hơi nhiều…

    Một số tình trạng, bệnh lý gây táo bón như:

    • Nứt hậu môn
    • Trĩ huyết khối
    • Có khối u tắc nghẽn ống tiêu hóa, to trực tràng vô căn

    Ngoài ra bệnh táo bón kéo dài còn liên quan đến một số bệnh lý tại đại tràng như:

    • To đại tràng bẩm sinh
    • To đại tràng không rõ nguyên nhân
    • Viêm đại tràng mạn tính
    • Rối loạn trương lực đại tràng
    • Polyp đại tràng
    • Sa niêm mạc đại tràng…

    2.3. Liên quan đến hội chứng ruột kích thích

    Hội chứng ruột kích thích (IBS) làm tăng nguy cơ bị táo bón. Người bệnh có thể gặp phải các cơn táo bón đau bụng, kèm theo đầy hơi, thay đổi đặc tính của phân. Nguyên nhân là tín hiệu của não và ruột kém hiệu quả, dẫn đến cơ thể phản ứng lại quá mức với thay đổi xảy ra trong quá trình tiêu hóa. Người bệnh không chỉ gặp một lần mà thường xuyên phải đối mặt với táo bón kéo dài.

    nguyên nhân táo bón

    2.4. Do đang sử dụng các loại thuốc

    Một số loại thuốc có thể dẫn đến tác dụng phụ là táo bón, làm rối loạn hấp thu tại đại tràng như:

    • Thuốc chống trầm cảm
    • Thuốc kháng cholinergic, thuốc kháng axit
    • Thuốc lợi tiểu
    • Thuốc chẹn kênh canxi
    • Thuốc chống viêm không steroid…

    2.5. Do rối loạn thần kinh hoặc rối loạn nội tiết

    Đây cũng là một trong số nguyên nhân làm táo bón kéo dài. Rối loạn nội tiết do tuyến giáp kém hoạt động có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, người bệnh dễ gặp phải tình trạng khó đi đại tiện. Những rối loạn thần kinh khác như bệnh Hirschsprung, bệnh Parkinson, tổn thương tủy sống, chấn thương đầu cũng làm tăng tình trạng táo bón.

    2.6. Táo bón trong thai kỳ hoặc sau sinh

    Ở phụ nữ đang mang thai, áp lực cơ học của tử cung đè lên ruột cộng với thay đổi nội tiết tố làm cho nhu động ruột hoạt động kém hơn. Ngoài ra, chế độ ăn uống và dùng thực phẩm bổ sung trong thai kỳ cũng khiến bà bầu bị táo bón. Tình trạng táo bón kéo dài gần như trong suốt thai kỳ và sau thai kỳ do cơ thể chưa ổn định lại.

    2.7. Do vấn đề tâm lý

    Theo Đông y, các vấn đề tâm lý như trầm cảm, lo lắng do đại tràng tích nhiệt, khí trệ hoặc âm dương khí huyết suy hư, khiến cho ruột già mất khả năng điều khiển.

    Ngoài ra, bế tắc của phế khí cũng là một nguyên nhân gây ảnh hưởng đến khả năng bài tiết phân ở đại tràng.

    3. Triệu chứng của táo bón

    Các triệu chứng dễ nhận biết khi bị táo bón có thể kể đến:

    Triệu chứng Biểu hiện chi tiết
    Tần suất đi ngoài ít ⭐ Đối với người lớn, số lần đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần. Đối với táo bón ở trẻ nhỏ dưới 2-3 lần/tuần.
    Phân rắn, khô, ⭐ Do nhu động ruột chậm nên đại tràng hấp thụ nhiều nước và chất dinh dưỡng còn lại dẫn đến phân rắn, có đường kính to hơn bình thường. Một số trường hợp có thể có phân rắn, lổn nhổn thành từng cục như phân dê.
    Cảm giác đi tiêu không hết ⭐ Mỗi lần đại tiện đi xong cảm giác phân chưa hết và vẫn muốn đi tiếp
    Đau bụng, cứng bụng ⭐ Có người đau âm ỉ, có người đau quặn thắt khi phải rặn, cơn đau tập trung ở vùng bụng dưới bên trái, phía dưới bụng. Khi chất cặn bã không được đào thải ra ngoài gây cứng bụng, chướng bụng.
    Phân lẫn máu, có hạt lổn nhổn ⭐ Táo bón khiến phân vón cục, khi đi đại tiện phải rặn mạnh, tác động lên hậu môn, làm nứt hậu môn gây chảy máu.
    Đau khi đi đại tiện ⭐ Đây là do phân cứng và to gây tổn thương niêm mạc hậu môn. Bạn có thể cảm thấy rát, châm chích hoặc chảy máu khi đi đại tiện.
    Mệt mỏi, nôn, sốt ⭐ Chất cặn bã đọng lại lâu trong ruột già sẽ tích tụ độc tố, gây ra cảm giác buồn nôn. Cơ thể mệt mỏi hơn.

    4. Đối tượng dễ bị táo bón

    Táo bón dễ bắt gặp ở mọi đối tượng, từ táo bón ở trẻ sơ sinh, trẻ em đến táo bón khi mang thai, táo bón sau sinh và ở cả người già.

    • Người lớn tuổi: có xu hướng ít vận động, hoạt động trao đổi chất chậm và lực co cơ dọc theo đường tiêu hóa kém.
    • Phụ nữ đặc biệt trong thời kỳ mang thai và sau sinh: sự thay đổi nội tiết cũng như sự phát triển của thai nhi làm chèn ép ruột, làm chậm quá trình di chuyển của phân
    • Người ăn ít chất xơ, uống ít nước
    • Người đang phải dùng thuốc bao gồm thuốc chống trầm cảm
    • Người có bệnh lý liên quan đến hậu môn hoặc trực tràng…

    Click xem thêm: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh táo bón ở người già

    5. Biến chứng nguy hiểm của táo bón

    Theo các chuyên gia y tế, nếu để táo bón kéo dài không có biện pháp chữa trị sẽ dẫn rới các bệnh lý như:

    Bệnh trĩ như sa búi trĩ do phải rặn nhiều, làm tăng kích thước búi trí, có xuất hiện máu khi đi ngoài.

    Nứt kẽ hậu môn: Là sự tổn thương niêm mạc hậu môn do phân cứng và to gây ra. Nứt kẽ hậu môn có thể gây ra cảm giác đau, rát và chảy máu khi đi đại tiện.

    Có thể bị tắc ruột, viêm ruột: Do những khối phân rắn bị ứ đọng lâu ngày trong đại tràng không được đào thải. Có thể cảm nhận được những khối phân rắn. Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, ăn không tiêu.

    Ung thư hậu môn – trực tràng: Táo bón khiến phân trở nên khô cứng, chứa nhiều độc tố và các chất có khả năng gây ung thư như deoxycholic acid, lithocholic acid và các phức hợp nitroso (NOCs). Nếu bị táo bón kéo dài khiến thời gian tiếp xúc của phân trong niêm mạc trực tràng tăng lên dẫn đến viêm, tổn thương thực thể. Lâu dần hình thành bệnh ung thư.

    Giảm sức đề kháng: Do ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa, người dễ mệt mỏi, chán ăn nên lâu dầu có thể làm suy giảm sức đề kháng.

    6. Chẩn đoán

    Thông qua chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng bác sĩ có thể đưa ra kết luận sơ bộ về tình trạng bạn gặp phải.

    6.1. Chẩn đoán lâm sàng

    Dựa vào các triệu chứng cụ thể, tiền sử mắc bệnh, chế độ ăn uống và sinh hoạt để bác sĩ chẩn đoán tình trạng bệnh.

    6.2. Chẩn đoán cận lâm sàng

    Đối với người bị táo bón nặng, táo bón kéo dài kèm theo những triệu chứng của các bệnh lý khác nhau, bác sĩ sẽ tiến hành các biện pháp thăm khám hậu môn trực tràng.

    Trong trường hợp nghi ngờ có vật thể hoặc bệnh lý, có thể sử dụng phương pháp:

    • Nội soi trực tràng
    • Chụp X-quang
    • Sinh thiết trực tràng
    • Đo áp lực hậu môn trực tràng hoặc xét nghiệm máu…

    7. Khi nào nên tới bác sĩ

    Bạn nên thăm khám kịp thời nếu gặp phải các triệu chứng sau:

    • Các triệu chứng nặng hơn và kéo dài hơn ba tuần
    • Thói quen đại tiện thay đổi đáng kể
    • Đau dữ dội ở vùng hậu môn, đau bụng khi đi vệ sinh
    • Chảy máu trực tràng
    • Đang gặp phải các bệnh như trĩ, xuất hiện các vết nứt hậu môn, rò trực tràng, sa trực tràng
    • Táo bón kèm theo nôn và đau bụng, sốt hoặc sụt cân
    • Xuất hiện những đợt tiêu chảy xen kẽ táo bón
    • Ngoài ra có thêm các triệu chứng khác như mệt mỏi, khả năng chịu lạnh kém

    8. Cách trị táo bón hiệu quả

    Điều trị có các phương pháp như: dùng thuốc táo bón (trong đó có thuốc tây và các bài thuốc Đông y từ những nguyên liệu dễ kiếm), ngoài ra chế độ ăn uống và vận động hợp lý cũng giúp cải thiện tình trạng này một cách hiệu quả.

    Cần làm gì để giảm tình trạng khó đi đại tiện?

    8.1. Sử dụng thuốc nhuận tràng

    Có nhiều loại thuốc nhuận tràng được bác sĩ kê trong điều trị táo bón, điển hình như:

    – Thuốc nhuận tràng tăng chất xơ: Là những loại thuốc có chứa chất xơ tổng hợp hoặc thiên nhiên, giúp phân mềm và dễ đi. Ví dụ như methylcellulose, psyllium, inulin…

    – Thuốc nhuận tràng tăng lượng nước trong ruột: Là những loại thuốc có chứa các chất hút nước vào ruột, giúp phân mềm và dễ đi. Ví dụ như polyethylene glycol, lactulose, sorbitol…

    – Thuốc nhuận tràng kích thích nhu động ruột: Là những loại thuốc có chứa các chất kích thích sự co bóp của ruột, giúp phân di chuyển nhanh hơn trong ruột. Ví dụ như bisacodyl, senna, castor oil…

    – Thuốc nhuận tràng làm mềm phân: Là những loại thuốc có chứa các chất bôi trơn hoặc giảm độ nhớt của phân, giúp phân dễ đi. Ví dụ như docusate, glycerin, vaseline…

    điều trị táo bón

    Lưu ý:

    • Tránh dùng dài ngày, có thể gây nên tác dụng phụ.
    • Các loại thuốc nhuận tràng cũng chỉ giải quyết được triệu chứng táo bón mà không giải quyết được nguyên nhân.
    • Sử dụng lâu có thể khiến cơ thể mất đi khả năng co bóp, đào thải tự nhiên

    >>> Tham khảo các thuốc nhuận tràng: [Cẩm nang] sử dụng THUỐC NHUẬN TRÀNG và Top 6 loại thuốc!

    8.2. Điều trị bằng phương pháp dân gian

    Các phương pháp dân gian chủ yếu là giảm các triệu chứng táo bón, giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Đây cũng là một trong những phương pháp nhằm mục đích nhuận tràng, làm mềm phân, từ đó kích thích nhu động ruột đẩy phân ra ngoài. Bạn có thể áp dụng một số mẹo dân gian chữa táo bón dưới đây.

    Mẹo 1: Uống nước chanh

    Nước chanh có tính chua, mát, giúp thanh nhiệt, sát trùng, chống nôn và lợi tiêu hóa.

    Thực hiện: Uống một cốc nước chanh trước khi ngủ và ngay khi thức dậy để giúp điều trị táo bón.

    *Lưu ý: không sử dụng cách này nếu mắc các bệnh như đau dạ dày, viêm ruột, viêm đại tràng…

    Mẹo 2: Ăn vừng đen

    Vừng đen có chứa nhiều chất xơ, vitamin E và khoáng chất có lợi cho người bệnh táo bón.

    Thực hiện: Rang và xay nhỏ vừng đen rồi pha với nước ấm hoặc sữa để uống hàng ngày.

    Mẹo 3: Dùng dầu ô liu và chanh tươi

    Dầu ô liu có tác dụng như một chất bôi trơn giúp quá trình bài tiết diễn ra dễ dàng hơn. Chanh tươi giúp làm sạch hệ tiêu hóa.

    Thực hiện: Pha một thìa dầu ô liu và một thìa nước cốt chanh để uống vào buổi sáng.

    Mẹo 4: Ăn quả mận

    Quả mận là một loại trái cây giàu chất xơ, sorbitol và axit phenolic, có tác dụng làm mềm phân và kích thích nhu động ruột.

    Bạn có thể ăn quả mận tươi hoặc sấy khô, hoặc uống nước ép quả mận để giúp điều trị táo bón đều được.

    Mẹo 5: Dùng hạt thì là hoặc hạt lanh

    Hạt thì là và hạt lanh chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất có lợi cho hệ tiêu hóa. Bạn có thể rang và xay nhỏ hạt thì là hoặc hạt lanh rồi pha với nước ấm để uống,

    Xem thêm 12 cách trị táo bón tại nhà cho hiệu quả bất ngờ!

    8.3. Điều trị táo bón bằng các bài thuốc Đông y

    Theo các chuyên gia, việc áp dụng các bài thuốc Đông y trị táo bón sẽ đem lại hiệu quả tối ưu nhất. Bởi phương pháp này hoạt động dựa trên nguyên lý tác động từ căn nguyên gây bệnh, giúp cơ thể điều hòa lại khí huyết, lưu thông kinh mạch, từ đó cân bằng và khôi phục lại chức năng của cơ thể.

    Mỗi ngày sắc uống 1 thang một trong các bài thuốc sau để cải thiện tình trạng:

    8.3.1. Trị nguyên nhân khí trệ

    • Bài 1: Nguyên liệu: Chỉ xác 12g, Đại hoàng 5g, Trần bì 12g, Sinh địa 12g, Sa sâm 16g, Hoàng kỳ 10g, Kim ngân hoa 14g, Cam thảo 12g, Rau má 16g, Cỏ mực 20g, Phòng sâm 16g, Bạch thược 12g, Bạch linh 10g.
    • Bài 2: Nguyên liệu: Trần bì 12g, Chỉ xác 12g, Mộc thông 16g, Sinh địa 16g, Sa sâm 16g, Sâm hành 16g, Thăng ma 10g, Hồng hoa 6g, Cam thảo 10g, Mơ muối 10g.

    8.3.2. Trị nguyên nhân huyết hư

    • Bài 1: Nguyên liệu: Đương quy 16g, Thục địa 16g, Hà thủ ô 16g, Đại táo 10g, Bạch thược 12g, Chỉ xác 12g, Đào nhân 12g, Cam thảo 10g, Thiên môn 16g, Hoa kim ngân tươi.
    • Bài 2: Nguyên liệu: Đương quy 20g, Ngưu tất 16g, Chỉ xác 10g, Trạch tả 10g, Sinh địa 12g, Ngân hoa 12g, Nhục thung dung 12g, Đại táo 10g, Sa sâm 16g, Hoa hồng 5g.

    8.3.3. Trị nguyên nhân nhiệt tà tích tụ

    • Bài 1: Nguyên liệu: Sinh địa 16g, Chỉ xác 12g, Đào nhân 12g, Hoa hồng 10g, Tri mẫu 10g, Hoàng bá 10g, Thiên môn 12g, Mạch môn 12g, Trần bì 12g, Bạch thược 12g, Liên kiều 12g, Cát căn 16g, Đại táo 10g.
    • Bài 2: Nguyên liệu: Trần bì 12g, Chỉ xác 12g, Phòng sâm 16g, Đương quy 16g, Thiên môn 16g, Mạch môn 16g, Đào nhân 10g, Hoa hồng 10g, Rau má 20g, Cỏ mực 20g, Cát căn 16g, Đại táo 12g.

    Đại tràng Extra Tâm Bình – Hỗ trợ giảm táo bón từ thảo dược

    Phù hợp: Hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa

    Tìm hiểu thêmMua ngay

    9. Phòng ngừa táo bón theo lời khuyên từ chuyên gia

    Một chế độ ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh, thường xuyên vận động, tập thể dục sẽ giúp bạn không còn phải lo lắng về bệnh tật và hạn chế được tối đa nguy cơ mắc táo bón kéo dài. Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, nên thay đổi chế độ ăn bằng cách:

    Bệnh táo bón ăn thêm rau xanh, hoa quả tươi

    Bệnh táo bón ăn thêm rau xanh, hoa quả tươi

    • Ăn các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như: rau xanh, hoa quả tươi, các loại măng, đặc biệt là nho khô…
    • Bổ sung thêm sữa chua có nhiều lợi khuẩn cải thiện hệ tiêu hóa
    • Uống đủ 2 lít nước/ngày giúp làm mềm phân, sạch đường tiêu hóa
    • Ăn thực phẩm giúp nhuận tràng, giàu vitamin nhóm B như mật ong, vừng, rau mồng tơi, khoai lang, chuối tiêu, đu đủ, củ cải, giá đỗ…
    • Kiêng sử dụng các loại đồ uống kích thích bia rượu, như trà, cà phê…
    • Không nên ăn quá nhiều thức ăn trong một bữa
    • Hạn chế ăn đồ khô như đậu tương, lạc

    >>> Đừng bỏ lỡ: Tất tần tật về táo bón nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

    Bên cạnh đó cần tăng cường vận động cơ thể, tập luyện các môn thể thao phù hợp với thể trạng, sở thích và không nên nín nhịn khi đi đại tiện.

    Kết luận chung

    Táo bón là một rối loạn tiêu hóa phổ biến nhưng không nên xem nhẹ. Táo bón có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

    Chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả cho tình trạng này. Sử dụng thuốc nhuận tràng, thay đổi chế độ ăn uống, thiết lập lại sinh hoạt khoa học… là những giải pháp cần thiết để cải thiện táo bón. Đặc biệt nên đi khám bác sĩ nếu táo bón kéo dài hoặc kèm theo các dấu hiệu bất thường khác.

    Để xử lý sớm hiện tượng này, bạn đừng quên thực hiện những biện pháp mà chuyên gia đã chỉ ra trong bài viết. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, đừng ngại mà hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo số hotline 0343 44 66 99!

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    85.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Phân có màu xanh – Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả 31/08/20
      Màu sắc của phân cũng phần nào phản ánh tình trạng sức khỏe, đôi khi nó là dấu hiệu của…
      4 thủ phạm gây đau bụng xung quanh rốn không phải ai cũng biết 03/09/19
      Ai trong đời cũng ít nhất một lần gặp phải tình trạng đau bụng xung quanh rốn. Nếu triệu chứng…
      Rối loạn tiêu hoá ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, cách xử lý 16/10/20
      Rối loạn tiêu hoá ở trẻ em gây nên tình trạng nôn chớ, đau bụng, tiêu chảy,… Bệnh có thể…
      {SOS} Đi ngoài phân sống do đâu? Tham khảo cách xử trí từ chuyên gia 15/02/24
      Đi ngoài phân sống là triệu chứng bất ổn về đường tiêu hóa có thể gặp ở bất kỳ ai.…
      Xem tất cả bài viết