Hội chứng ruột kích thích ăn gì và kiêng gì? Top 13 lời khuyên từ bác sĩ
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Hội chứng ruột kích thích ăn gì và kiêng gì? Top 13 lời khuyên từ bác sĩ

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Vũ Thị Hương

    21/03/20

    Hội chứng ruột kích thích ăn gì và kiêng gì là câu hỏi không khó trả lời nếu bạn nắm vững quy tắc thực dưỡng khi có bệnh. Nếu vẫn còn hoang mang và không biết nên ăn uống như thế nào, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.

    5/5 - (44 bình chọn)

    1. Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng đối vối hội chứng ruột kích thích

    Trước hết, một trong những nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích là chế độ ăn uống thiếu khoa học, ăn phải thức ăn không đảm bảo vệ sinh (nhiễm khuẩn, nhiễm độc…).

    Để cải thiện tình trạng bệnh cần  thay đổi chế độ ăn uống. Vì thế, người bệnh cần nắm rõ hội chứng ruột kích thích ăn gì và kiêng gì. Nguyên tắc là nên nạp vào cơ thể thực phẩm hỗ trợ giảm các triệu chứng bệnh. Đồng thời, tránh những loại thức ăn khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng nhưng không nên kiêng khem hoàn toàn để tránh cơ thể không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết.

    Thêm vào đó, chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng sẽ giúp cải thiện tình trạng suy nhược, kém hấp thu của cơ thể do các triệu chứng chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy, táo bón… của bệnh gây ra.  Đồng thời tạo dựng nền tảng sức khỏe tốt, tăng cường hệ miễn dịch.

    Hội chứng ruột kích thích ăn gì và kiêng gì

    Xem thêmHội chứng ruột kích thích: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

    2. Hội chứng ruột kích thích ăn gì?

    Việc xây dựng thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích không phải đơn giản. Hãy tham khảo danh sách những loại thực phẩm người bệnh nên ăn ngay dưới đây.

    2.1. Thịt trắng nạc

    Thịt trắng nạc bao gồm thịt lợn nạc, thịt gà… là nguồn cung cấp protein tốt cho cơ thể. Dạng protein này dễ tiêu hóa và không bị lên men do vi khuẩn đường ruột nên không gây đầy hơi như các loại thịt mỡ.

    2.2. Thực phẩm giàu Omega-3

    Omega-3 có tác dụng chống viêm cũng như kích thích quá trình phục hồi niêm mạc đường ruột. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ cơ quan tiêu hóa khỏi sự tấn công của các gốc tự do.

    Omega-3 được tìm thấy nhiều trong các loại cá như: cá hồi, cá trích, cá thu, cá mòi…

    Hội chứng ruột kích thích ăn gì và kiêng gì - Cá

    Omega-3 được tìm thấy nhiều trong các loại cá như: cá hồi, cá trích, cá thu, cá mòi

    2.3. Các loại rau củ chứa carbohydrate thấp

    Có nhiều loại rau củ chứa các carbohydrate chuỗi ngắn gây đầy hơi. Tuy nhiên, rau củ chứa nhiều chất xơ, vitamin, dưỡng chất tốt cho cơ thể.

    Do đó, bạn hoàn toàn có thể sử dụng một số loại rau củ chứa các carbohydrate chuỗi ngắn thấp, dễ hấp thu bao gồm: Cà chua, bí đao, cải thìa, cải xoăn, cải bó xôi khoai lang, khoai tây…

    Tùy thuộc vào biểu hiện của ruột kích thích mà bạn có thể lựa chọn loại rau phù hợp. Nếu thấy khó tiêu, táo bón nên bổ sung rau mồng tơi, rau đay, giá hẹ… Nếu bị tiêu chảy thì bạn có thể sử dụng khoai tây, khoai lang…

    2.4. Ngũ cốc nguyên hạt

    Đây là một trong những nguồn cung cấp năng lượng tốt nhất cho cơ thể. Thành phần khoáng chất trong ngũ cốc nguyên cám giúp đường ruột hoạt động ổn định. Bên cạnh đó, chất xơ trong ngũ cốc vừa hỗ trợ hệ tiêu hóa, vừa tái tạo lớp màng bảo vệ dạ dày, ruột khỏi sự kích thích.

    Bạn nên lựa chọn những loại ngũ cốc nguyên hạt như: yến mạch, gạo lứt, ngô, hạt kê…

    Ngũ cốc nguyên hạt

    Khoáng chất trong ngũ cốc nguyên hạt giúp đường ruột hoạt động ổn định

    2.5. Sữa chua

    Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn giúp bảo vệ niêm mạc đường ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, làm cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Sữa chua cũng giúp điều hòa nhu động ruột.

    2.6. Uống đủ nước

    Nước là thành phần không thể thiếu đối với sức khỏe, nhất là cơ quan tiêu hóa. Nước có tác dụng thải độc, hỗ trợ quá trình chuyển hóa, vận chuyển oxy cũng như dưỡng chất đến tế bào. Người bị hội chứng ruột kích thích, nếu thiếu nước sẽ dễ bị táo bón.

    Mỗi ngày, bạn nên bổ sung cho cơ thể từ 2 – 2,5 lít nước. Ngoài nước lọc, người bệnh có thể uống nước ép trái cây, nước canh hoặc ăn hoa quả mọng nước.

    3. Hội chứng ruột kích thích kiêng gì?

    3.1. Thực phẩm sống

    Ăn những loại thực phẩm sống như: rau sống, tiết canh, gỏi cá… có nguy cơ chứa các loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây hại. Dù chúng có thể là những món khoái khẩu thì bạn vẫn nên loại bỏ chúng ra khỏi bữa ăn hàng ngày.

    Hội chứng ruột kích thích ăn gì và kiêng gì - thực phẩm sống

    Tiết canh có nguy cơ chứa các loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây hại

    3.2. Đồ ăn nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn

    Thực phẩm nhiều dầu mỡ là các chất béo không bão hòa làm tăng gánh nặng lên hệ tiêu hóa, khiến ruột phải co bóp thường xuyên gây cảm giác khó chịu ở vùng bụng. Bạn nên thay mỡ động vật bằng chất béo có nguồn gốc thực vật

    Theo healthline.com, nghiên cứu năm 2019 đã chỉ ra rằng ăn 4 phần thức ăn nhanh mỗi ngày làm tăng nguy cơ bị hội chứng ruột kích thích, béo phì, cao huyết áp, ung thư. Bởi trong xúc xích, pate, pizza…chứa nhiều muối, đường, chất phụ gia, chất bảo quản.

    Đồ chiên rán

    Thực phẩm chiên rán làm tăng gánh nặng lên hệ tiêu hóa

    3.3. Thực phẩm chứa nhiều đường

    Người bệnh nên hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường như: siro, mứt, bánh kẹo… Vì dung nạp nhiều đường gây ra hiện tượng táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng.

    3.4. Đồ ăn cay nóng

    Thức ăn chứa nhiều gia vị cay nóng sẽ kích thích đường ruột co thắt quá mức. Thêm vào đó, các loại thức ăn này còn tăng tiết axit dạ dày.

    3.5. Sữa và các chế phẩm từ sữa

    Ngoài sữa chua, hàm lượng chất béo cao trong sữa và các chế phẩm từ sữa khác có thể gây đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy. Một số trường hợp mắc chứng không dung nạp lactose sẽ gặp phải những triệu chứng của hội chứng ruột kích thích khi sử dụng sữa.

    Bạn có thể thay thế loại thực phẩm này bằng sữa thực vật, pho mát làm từ đậu nành.

    3.6. Thịt đỏ

    Lượng đạm trong các loại thịt đỏ như: thịt bò, thịt dê… quá cao. Tiêu thụ loại thịt này sẽ khiến hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn, làm đại tràng co thắt mạnh. Điều này khiến các triệu chứng bệnh thêm nghiêm trọng.

    Thịt đỏ

    Lượng đạm trong các loại thịt đỏ như: thịt bò, thịt dê… quá cao

    3.7. Rượu, bia, chất kích thích

    Bia rượu làm ảnh hưởng tới lớp nhầy bảo vệ niêm mạc đại tràng, ức chế sự bài tiết của các enzyme, làm mất trạng thái cân bằng của hệ vi sinh đường ruột. Sự rối loạn nhu động ruột do bia rượu sẽ dẫn đến đau bụng, ợ hơi, ợ chua, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón.

    4. Lưu ý cho người bệnh

    Sau khi đã nắm rõ hội chứng ruột kích thích ăn gì và kiêng gì, bạn cũng cần lưu ý những điều sau:

    – Ăn đúng giờ, tuyệt đối không bỏ bữa.

    – Chia nhỏ bữa ăn thay vì tập trung ăn một bữa quá no dẫn tới đầy bụng, khó tiêu.

    – Ăn chín, uống sôi.

    – Ăn chậm, nhai kỹ sẽ giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, hạn chế nuốt hơi, giảm đầy bụng, chướng bụng.

    – Chọn thực phẩm an toàn, không chứa chất bảo quản

    – Ưu tiên chế biến thực phẩm dưới dạng luộc, hấp, tránh chiên xào.

    – Đa dạng các thành phần dưỡng chất. Không nên ăn uống kiêng khem thái quá. Mặt khác cũng không được ăn quá nhiều loại thực phẩm dù được khuyến cáo là giúp cải thiện tình trạng bệnh.

    Bài viết trên đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi hội chứng ruột kích thích ăn gì và kiêng gì. Hy vọng, đây sẽ là thông tin bổ ích giúp bạn và người thân sớm thoát khỏi căn bệnh phiền toái này. Đừng quên theo dõi tambinh.vn để bổ sung những thông tin hữu ích về sức khỏe nhé.

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    85.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    6 bình luận cho “Hội chứng ruột kích thích ăn gì và kiêng gì? Top 13 lời khuyên từ bác sĩ”

    1. Thanh hiền viết:

      Cho con bú có uống được k ạ

      • Chào bạn, hội chứng ruột kích thích cũng thường gặp ở phụ nữ có thai và sau sinh do quá trình mang thai, hormone progesterone trong cơ thể bà bầu tăng lên, nhu động ruột yếu đi kèm thêm sự tăng lên về khối lượng thai nhi và tâm lý của người mẹ cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này. Sau khi cai sữa bạn có thể sử dụng sản phẩm nhé. Hiện tại, bạn có thể cải thiện bằng việc duy trì 1 chế độ ăn khoa học và duy trì tâm lý ổn định, tránh stress, căng thẳng bạn nhé. Chúc bạn sức khỏe!

    2. Thanh Trang viết:

      Thông tin rất bổ ích, xin cám ơn các chuyên gia.

    3. 123 viết:

      E đang uống đại tràng tâm bình có cần đổi sáng đại tràng extra tâm bình k vậy ạ

      • Chào bạn, Đại tràng Extra Tâm Bình phát triển từ Đại tràng Tâm Bình, có bổ sung thêm Immunecanmix của Viện thực phẩm chức năng và Nanocurcumin từ Đức, đây đều là các tinh chất từ thiên nhiên (Immunecanmix từ tế bào vi khuẩn, nấm men, Nanocurcumin từ nghệ) giúp tăng cường miễn dịch đường tiêu hóa, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đặc biệt là bảo vệ và phục hồi tổn thương niêm mạc từ đó cho tác dụng nhanh và toàn diện hơn so với Đại tràng Tâm Bình. Bên cạnh đó sản phẩm vẫn giữ nguyên được tác dụng theo nguyên lý y học cổ truyền như Đại tràng Tâm Bình, các thành phần và tinh chất đều có nguồn gốc thiên nhiên nên vẫn đảm bảo an toàn và thích hợp sử dụng lâu dài.
        Bạn có thể chia sẻ thêm thông tin tình trạng hiện nay hoặc liên hệ trực tiếp hotline 0343 446699 để được tư vấn cụ thể liệu trình nên thay đổi như thế nào nếu cần thiết nhé
        Chúc bạn sức khỏe!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Viêm đại tràng ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa 26/10/20
      Viêm đại tràng ở trẻ em gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của bé. Bố mẹ cần…
      (Lợi khuẩn) là gì? Vai trò của Probiotics trong hệ tiêu hóa? 08/12/20
      Probiotic (lợi khuẩn) đóng vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa. Vậy probiotics là gì, có công dụng ra…
      Berberin là thuốc gì? Công dụng như thế nào? Có tác dụng phụ không? 19/10/21
      Thuốc Berberin thường được người bệnh tìm đến mỗi khi bị đau bụng, đi ngoài. Vậy loại thuốc này có…
      11+ cách chữa viêm đại tràng tại nhà hiệu quả bất ngờ 10/05/19
      Chữa viêm đại tràng tại nhà là cách làm phổ biến được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên không phải…
      Xem tất cả bài viết