20+ Nguyên nhân gây đau bụng âm ỉ không thể bỏ qua
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    20+ Nguyên nhân gây đau bụng âm ỉ không thể bỏ qua

    Tác giả: Linh Chi

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    21/08/20

    Nếu bạn đang bị đau bụng âm ỉ kéo dài thì không nên chủ quan bởi đó rất có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý. Bạn cần xác định được nguyên nhân để có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

    4.9/5 - (136 bình chọn)

    1. Đau bụng âm ỉ là gì?

    Những cơn đau bụng âm ỉ thường xuyên xảy ra nhưng không dữ dội, quằn quại, người bệnh vẫn chịu đựng được và chủ quan không đi khám.

    Với vị trí đau, thời điểm đau cùng các biểu hiện đi kèm khác nhau sẽ có mối liên hệ với các nguyên nhân, bệnh lý không giống nhau.

    – Xét về vị trí, có thể kể đến: Đau bụng dưới âm ỉ, đau bụng âm ỉ quanh rốn, đau bụng âm ỉ trên rốn, đau bụng âm ỉ bên phải, đau âm ỉ giữa bụng,…

    – Xét về biểu hiện đi kèm sẽ có: Bụng đau âm ỉ chướng bụng, đau bụng âm ỉ buồn nôn, đau bụng âm ỉ đầy hơi, đau bụng âm ỉ đi ngoài ra máu,…

    – Xét về thời điểm đau cụ thể là: đau bụng âm ỉ sau khi ăn, đau bụng âm ỉ khi mang thai,…

     

    Đau bụng âm ỉ

    Cơn đau không dữ dội, người bệnh vẫn có thể chịu được

    Xem thêm:

    Đau bụng sau khi ăn sáng – Giải quyết thế nào?

    Đau bụng dưới rốn là dấu hiệu của bệnh gì?

    Đau bụng bên trái là dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm không?

    Đau bụng bên phải là biểu hiệu của bệnh lý nguy hiểm nào?

    {VẠCH MẶT} Đau bụng trên rốn tiềm ẩn nguy cơ gì?

    2. Nguyên nhân gây đau bụng âm ỉ

    Nguyên nhân gây đau bụng âm ỉ

    2.1. Đau bụng âm ỉ khi mang thai

    Triệu chứng này xuất hiện khá thường xuyên nhưng chỉ dừng lại ở mức độ nhẹ. Các cơn đau dạng này không làm ảnh hưởng tới mẹ và bé. Nhưng nếu cơn đau tăng dần thì bà bầu cần tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

    2.2. Nhiễm giun sán gây đau bụng âm ỉ

    Nhiễm giun sán là nguyên nhân gây đau bụng âm ỉ ở trẻ nhỏ cùng với các triệu chứng nôn, ngứa hậu môn. Bệnh thường không gây nguy hiểm. Nhưng có một số trường hợp ấu trùng giun sán có thể di chuyển đến mắt, não và gây ra biến chứng nặng nề.

    Nhiễm giun sán

    Nhiễm giun sán thường gặp ở trẻ em

    2.3. Đau sau phẫu thuật vùng bụng

    Sau khi thuốc tê hết tác dụng, bệnh nhân sẽ bị đau bụng có thể kèm theo sốt, buồn nôn, tiêu chảy,…

    2.4. Táo bón gây đau bụng âm ỉ

    Táo bón cũng là một nguyên nhân gây đau bụng âm ỉ quanh rốn. Nếu cơn đau không đi kèm với các triệu chứng bất thường khác thì người bệnh không cần quá lo lắng. Khi điều trị khỏi táo bón, các cơn đau này sẽ biến mất.

    2.5. Hội chứng ruột kích thích

    Hội chứng ruột kích thích xảy ra khi đột ngột thay đổi chế độ ăn uống, căng thẳng kéo dài. Ngoài đau bụng, bệnh còn gây co cứng bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón.

    2.6. Rụng trứng

    Đau bụng dưới xảy ra trước, trong thời kỳ rụng trứng của phụ nữ là điều hoàn toàn bình thường. Việc rụng trứng gây kích ứng niêm mạc của bụng còn gây chuột rút, nhức đầu, nổi mụn trứng cá.

    2.7. Sa tạng

    Những bộ phận dễ bị sa tạng nhất là bàng quang và tử cung. Đây không phải vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng nó gây ra sự khó chịu cho người bệnh.

    2.8. U nang buồng trứng

    U nang buồng trứng thường vô hại. Nhưng nếu nó phát triển to sẽ gây đau bụng, tăng cân, đi tiểu thường xuyên. Để phát hiện bệnh cần thăm khám phụ khoa định kỳ hoặc siêu âm.

    2.9. U xơ tử cung

    Đây là trường hợp u phát triển ở thành tử cung, thường xảy ra ở phụ nữ từ 30 – 40 tuổi. Bệnh gây đau bụng, đau lưng, đau khi quan hệ tình dục hay khó mang thai.

    2.10. Lạc nội mạc tử cung

    Khi mô nội mạc tử cung phát triển ở bên ngoài tử cung được gọi là lạc nội mạc tử cung. Bệnh khiến phụ nữ đau bụng dưới và khó mang thai.

    Lạc nội mạc tử cung gây đau bụng âm ỉ

    Bệnh khiến phụ nữ đau bụng dưới và khó mang thai

    2.11. Viêm buồng trứng hay viêm phần phụ sinh dục

    Đau bụng dưới âm ỉ ở nữ, rong kinh, ra khí hư là những biểu hiện của viêm buồng trứng hoặc viêm phần phụ sinh dục ở phụ nữ. Bệnh do quan hệ tình dục không an toàn, đặt dụng cụ tránh thai không đảm bảo vô khuẩn.

    2.12. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục

    Các bệnh lây qua đường tình dục như nhiễm Chlamydia, bệnh lậu,… không chỉ gây đau bụng mà còn đau vùng chậu, đau khi đi tiểu.

    2.13. Sỏi mật gây đau bụng âm ỉ

    Theo Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, sỏi túi mật là những cục nhỏ xuất hiện từ mật đã kết tinh. Ở Việt Nam đa số là sỏi sắc tố, bắt nguồn từ trứng và xác ký sinh trùng đường ruột.

    Biểu hiện của bệnh là đau bụng vùng hạ sườn phải với mức độ tăng dần, thậm chí chuyển sang đau quặn, lan tới rốn và toàn vùng bụng. Người bệnh cần được cấp cứu, phẫu thuật để tránh gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

    2.14. Sỏi thận

    Sỏi thận là sự lắng cặn muối và khoáng hình thành bên trong thận. Hầu hết các loại sỏi thận đều thoát ra ngoài một cách tự nhiên và có thể khiến người bệnh rất đau. Nếu được phát hiện sớm, sỏi thận sẽ không gây ra các tổn hại lâu dài. (Theo Bệnh viện Việt Pháp).

    Sỏi thận khiến nước tiểu chuyển sang màu hồng hoặc đỏ.

    Sỏi thận gây đau bụng âm ỉ

    Sỏi thận

    2.15. Viêm bàng quang kẽ

    Khi bị bệnh này, người bệnh sẽ đi tiểu nhiều lần mỗi giờ, đau khi đi tiểu và quan hệ tình dục.

    2.16. Viêm đại tràng mạn tính

    Đây là căn bệnh khó điều trị khỏi hoàn toàn, dễ tái phát. Viêm đại tràng mạn tính gây đau bụng kéo dài, thường xuất phát ở hộ chậu hoặc vùng hạ sườn hai bên. Đi kèm là các triệu chứng táo bón hoặc tiêu chảy, phân nhầy dính máu, đau vùng hậu môn khi đại tiện.

    2.17. Viêm ruột thừa

    Đây là một bệnh lý cấp cứu ngoại khoa, cần cắt bỏ phần ruột thừa bị viêm. Bệnh nếu không được can thiệp sớm có thể dẫn đến viêm phúc mạc, vỡ ruột thừa, nhiễm trùng ổ bụng, gây nguy hiểm đến tính mạng.

    Khi đau bụng ở vùng hố chậu phải, sau đó lan ra xung quanh vùng rốn kèm theo các biểu hiện sau hãy cân nhắc tới khả năng bị viêm ruột thừa:

    – Cơn đau tăng dần, đau quặn bụng khi cử động hoặc làm việc gắng sức.

    – Buồn nôn, nôn.

    – Sốt cao.

    – Tao bón hoặc tiêu chảy.

    Chướng bụng, vùng bụng bị sưng tấy.

    Viêm ruột thừa

    Đây là một bệnh lý cấp cứu ngoại khoa, cần cắt bỏ phần ruột thừa bị viêm

    2.18. Viêm tụy mạn tính

    Viêm tụy xảy ra do nhiều nguyên nhân: do người bệnh uống rượu nhiều, thường xuyên hút thuốc, do bị bệnh sỏi mật, tắc ống mật…

    Triệu chứng bệnh ban đầu là những cơn đau bụng nhẹ, sau cơn đau tăng lên, đau dữ dội vùng thượng vị hoặc quanh rốn, lan ra sau lưng. Đau nặng hơn khi ngửa người, bớt đau khi gập người.

    2.19. Viêm loét dạ dày – tá tràng

    Tác nhân gây viêm loét dạ dày – tá tràng là do vi khuẩn Helicobacter pylori, do lạm dụng thuốc làm rối loạn đường ruột, stress hoặc ăn uống thiếu khoa học. Khi bệnh nặng sẽ gây ra những cơn đau dữ dội, thành cơn, đau vùng thượng vị, nóng rát dọc xương ức, ợ hơi, chóng mặt, nôn,…

    viêm loét dạ dày - tá tràng

    Viêm loét dạ dày – tá tràng

    2.20. Viêm vùng chậu 

    Viêm vùng chậu xảy ra ở nữ giới, gây ra những tổn thương ở tử cung, buồng trứng, ống dẫn chứng. Triệu chứng bao gồm: đau bụng, sốt, tiết dịch âm đạo bất thường, đau khi quan hệ tình dục.

    2.21. Hẹp môn vị gây đau bụng âm ỉ

    Môn vị là cơ quan nằm giữa dạ dày và tá tràng, giữ vai trò lưu thông thức ăn xuống đường ruột. Khi môn vị bị hẹp, thức ăn có thể tồn đọng trong dạ dày, gây đau bụng, nôn, khó tiêu,…

    Hẹp môn vị

    Hẹp môn vị

    2.22. Nhiễm trùng đường tiết niệu

    Bệnh này phổ biến ở phụ nữ. Do đường tiết niệu của nữ giới ngắn hơn nam giới nên dễ bị nhiễm vi khuẩn E-Coli. Cơn đau xuất phát từ hai bên thắt lưng, lan dần xuống vùng bụng dưới. Đau bụng do nguyên nhân này thường đi kèm với tiểu buốt, tiểu rắt, sốt, buồn nôn, nôn.

    2.23. Lao ruột gây đau bụng âm ỉ

    Người bệnh sẽ cảm thấy đau bụng không có vị trí cố định. Đi kèm là các triệu chứng: sôi bụng, mót đại tiện, thường xuyên tiêu chảy, táo bón.

    2.24. Khối u trong ổ bụng

    Các triệu chứng khi có khối u trong ổ bụng không rõ ràng như đau bụng không dữ dội, mệt mỏi, chán ăn, sút cân nhanh chóng. Khi phát hiện nhiều trường hợp bệnh đã ở giai đoạn cuối.

    3. Cách xử lý khi bị đau bụng âm ỉ

    Nhiều cơn đau bụng âm ỉ chỉ xuất hiện thoáng qua rồi biến mất, không tái phát. Tuy nhiên, với trường hợp đau kéo dài từ 3 ngày trở lên, tần xuất và mức độ đau tăng dần, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế.

    Qua thăm khám, xét nghiệm, siêu âm,… bác sỹ sẽ xác định nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị tương ứng.

    – Đối với trường hợp nhiễm giun sán, táo bón, hội chứng ruột kích thích, bác sỹ có thể chỉ định thuốc và hướng dẫn chăm sóc tại nhà.

    – Trường hợp các bệnh lý nguy hiểm như: viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm buồng trứng, lao ruột, nhiễm trùng đường tiết niệu,… bác sỹ sẽ đưa ra phác đồ điều trị.

    – Ngoài ra, một số trường hợp như: viêm ruột thừa, khối u trong ổ bụng,… bác sỹ sẽ chỉ định phẫu thuật.

    Không nên cố gắng chịu đau mà không đi khám khiến bệnh diễn biến nặng, gây khó khăn trong điều trị và dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Người bệnh cũng không được tự ý sử dụng thuốc mà không có sự tham vấn của bác sỹ.

    Trên đây là danh sách các nguyên nhân có thể dẫn tới đau bụng âm ỉ. Có những nguyên nhân không đáng ngại nhưng cũng có nhiều trường hợp bệnh lý nguy hiểm cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu cần hỗ trợ thông tin, bạn có thể chat trực tiếp với bác sỹ hoặc gọi tới hotline 0865 344 349.

    Chat với bác sĩ ngay

    Chat với bác sĩ ngay

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    85.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Táo bón ở bà bầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị an toàn 15/09/20
      Táo bón ở bà bầu là nỗi ám ảnh với không ít phụ nữ khi mang thai. Liệu tình trạng…
      Cây ngải tiên là cây gì? Có thực sự chữa viêm đại tràng được không? 31/08/20
      Cây ngải tiên đã được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc ở các lĩnh vực khác nhau nhưng không…
      5 vấn đề tiêu hóa cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng. Có thể bạn đang mắc phải! 14/12/19
      Xì hơi, chán ăn, chướng bụng… tưởng chừng chỉ là những rắc rối tiêu hóa trong cuộc sống hằng ngày,…
      12+ cách trị tiêu chảy nhanh nhất tại nhà được dân gian mách nước 01/11/22
      Hầu hết các trường hợp tiêu chảy có thể xử lý tại nhà mà không cần đến các cơ sở…
      Xem tất cả bài viết