Ăn sữa chua giúp giảm hội chứng ruột kích thích (IBS) có thật sự đúng? Rất nhiều người tin rằng khi có những triệu chứng IBS là bổ sung lợi khuẩn probiotic có trong sữa chua để cải thiện. Vậy câu trả lời chính xác ra sao, Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng sẽ giải đáp qua bài viết dưới đây.
1. Ăn sữa chua giúp giảm hội chứng ruột kích thích không?
Trong sữa chua có rất nhiều lợi khuẩn, giúp bổ sung các vi khuẩn sống có lợi vào đường ruột để làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích IBS như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, phân lẫn chất nhầy… cục cứng nổi ở bụng dưới phía bên trái, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi…..
Nhiều người cho rằng khi bị hội chứng ruột kích thích có thể do đường ruột không đủ lợi khuẩn để cân bằng lại hại khuẩn nên sử dụng sữa chua mỗi ngày để hỗ trợ cải thiện tình trạng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có bằng chứng thuyết phục chứng minh probiotics có hiệu quả trong việc điều trị hội chứng ruột kích thích.
Theo kết quả trong thử nghiệm lâm sàng ở 122 người bị IBS cho thấy, dùng probiotic làm giảm đáng kể các triệu chứng ở 47% người dùng sau 4 tuần. Một nghiên cứu khác sử dụng men vi sinh ở 30 người bị IBS cho kết quả tốt hơn nhiều so với việc dùng viên giả dược.
Tuy nhiên, một thử nghiệm khác tiến hành đối với sữa chua nhãn Activia không cho kết quả khả quan đối với 274 người tham gia gặp phải táo bón. Hai nghiên cứu khác tiến hành trên 73 người cũng cho kết quả tương tự.
Như vậy, vẫn còn nhiều tranh cãi về tác dụng của men vi sinh với hội chứng ruột kích thích (IBS), cụ thể là sữa chua. Do vậy, tùy thuộc vào cơ địa và cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng IBS để được điều trị kịp thời.
Hội chứng ruột kích thích (IBS): Hiểu rõ hệ tiêu hóa của mình!
2. Loại sữa chua nào tốt cho người bị hội chứng ruột kích thích
Lợi khuẩn khi đưa vào cơ thể, tỷ lệ chết rất cao bởi chúng khó có thể sống sót trong axit dịch vị trước khi thực hiện nhiệm vụ cân bằng lại hệ đường ruột.
Do vậy, khi lựa chọn các loại sữa chua dành cho người bị IBS, cần chú ý một số điểm sau:
- Cân nhắc đối với người gặp phải tình trạng không dung nạp lactose
- Tìm sữa chua có chứa lợi khuẩn, ít nhất 10 triệu đơn vị hình thành lạc khuẩn (CFU) mỗi gam tại thời điểm sản xuất trong sản phẩm đông lạnh, ít nhất 100 triệu CFU trong sản phẩm làm lạnh.
3. Khuyến cáo từ chuyên gia khi sử dụng sữa chua không đúng cách
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mỗi người là khác nhau. Cho đến nay vẫn chưa có nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng này. Cơ thể của mỗi người cũng có sự khác biệt.
Sữa chua có thể làm nặng thêm các triệu chứng IBS như:
- Có chất béo, làm tăng nguy cơ tiêu chảy
- Kém dung nạp lactose, làm nặng hơn các triệu chứng đầy hơi, ợ hơi, ợ nóng
Một số trường hợp khi sử dụng lại không gặp trường hợp này. Do vậy, việc ăn sữa chua giúp giảm hội chứng ruột kích thích vẫn được nhiều người áp dụng, có thể hợp với cơ địa. Khi áp dụng phương pháp này, cần lưu ý:
- Có thể bắt đầu với ½ hoặc 1 hộp sữa chua mỗi ngày
- Nên lựa chọn sữa chua có nhiều men vi sinh hoặc chủng lợi khuẩn sống
- Nên ăn sữa chua sau khi ăn 1-2 tiếng
- Không nên ăn sữa chua khi đói
- Nên theo dõi phản ứng của cơ thể. Nếu có những dấu hiệu bất thường nên ngưng sử dụng và thông báo cho người có chuyên môn
4. Gợi ý chế độ ăn FODMAP cho người bị IBS
Để giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, các chuyên gia khuyên dùng chế độ ăn FODMAP (oligosacarit lên men, disaccarit, monosaccarit và polyol) để hạn chế lượng carbohydrate chuỗi ngắn có thể lên men trong chế độ ăn vì các loại carbohydrate này khiến ruột non kém hấp thụ.
Do vậy cần tránh một số thực phẩm khi bị IBS như:
- Tỏi và hành tây
- Sữa và các chế phẩm từ sữa
- Thực phẩm hoặc siro có fructose cao
- Các sản phẩm có chứa lúa mì
- Rau như bông cải xanh và actiso
- Một số loại trái cây như táo, mơ, bơ
- Đậu Hà Lan và đậu đen
Thực phẩm nên dùng trong chế độ FODMAD:
- Sữa không có nguồn gốc từ động vật
- Phô mai feta (làm từ sữa cừu) và brie (làm từ sữa bò)
- Bổ sung trái cây như cam, dứa, dưa vàng, việt quất
- Các loại rau như bí ngòi, rau diếp, dưa chuột, cà tím, khoai tây
- Protein có trong thịt bò, đậu phụ, thịt gà, cá
- Bánh mì ngũ cốc
- Bột yến mạch
Trên đây là những thông tin về việc ăn sữa chua giúp giảm hội chứng ruột kích thích IBS. Hãy thử áp dụng với lượng nhỏ trước khi cảm nhận về tác dụng của sữa chua đối với người bị IBS.
Nếu có thắc mắc nào về bệnh tiêu hóa, hãy liên hệ qua hotline 0865 344 349 để được tư vấn hỗ trợ hoặc chat trực tiếp với chúng tôi tại đây.
XEM THÊM:
- Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì kiêng gì? – Xem ngay để biết
- Chữa IBS có khó không? Có những cách nào – Cùng tìm hiểu!
- Viêm đại tràng – Có thể bạn nhầm lẫn giữa Hội chứng ruột kích thích
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Sữa chua và hội chứng ruột kích thích
https://www.healthline.com/health/yogurt-and-ibs
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.