Bấm huyệt chữa táo bón là gì? Áp dụng ngay 10 huyệt quan trọng nhất
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Bấm huyệt chữa táo bón là gì? Áp dụng ngay 10 huyệt quan trọng nhất

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Linh Chi

    09/10/21

    Táo bón là một vấn đề tiêu hóa khá phổ biến. Khi gặp phải tình trạng này nhiều người lo lắng tìm kiếm giải pháp điều trị hiệu quả. Trong đó, bấm huyệt chữa táo bón cũng là lựa chọn của không ít người. Thực hư tác dụng của phương pháp này ra sao, cách thực hiện thế nào và cần lưu ý gì? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. 

    5/5 - (109 bình chọn)

    1. Bấm huyệt chữa táo bón là gì?

    Bấm huyệt trị táo bón là phương pháp dùng tay, thường là vân ngón tay để ấn day vào vị trí huyệt đạo. Từ đó giúp điều hòa chức năng tiêu hóa, kích thích đào thải phân ra ngoài cơ thể dễ dàng hơn. Đây là cách trị táo bón cho người lớn. Và cũng có thể áp dụng phương pháp này để bấm huyệt chữa táo bón cho trẻ.

    bấm huyệt chữa táo bón

    Xem thêm Táo bón biểu hiện thế nào? Làm sao để chữa trị?

    2. Tác dụng của bấm huyệt chữa táo bón

    Sở dĩ ấn huyệt chữa táo bón được tin tưởng sử dụng là do những tác dụng mà nó mang lại. Theo Đông y, mỗi huyệt trên cơ thể đều có mối liên hệ với một hoặc một vài phủ tạng. Việc tác động vào những huyệt có mối liên hệ chặt chẽ với hệ tiêu hóa sẽ đem tới nhiều lợi ích:

    • Giải phóng độc khí, lưu thông khí huyết
    • Nhuận tràng, thông tiện
    • Kích thích nhu động ruột
    • Giảm đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu
    • Tạo cảm giác thư giãn

    3. Quy trình xoa bóp, bấm huyệt chữa táo bón

    Bạn sẽ thấy quen thuộc với xoa bóp bấm huyệt chữa táo bón hơn là chỉ riêng lẻ bấm huyệt. Nguyên nhân là do trước khi bấm huyệt, người ta thường tiến hành xoa bóp. Sau khi xoa bóp hãy thả lỏng cơ thể trong 3 phút rồi bắt đầu bấm huyệt.

    3.1. Xoa bóp trước khi bấm huyệt trị táo bón

    Xoa bóp sẽ thúc đẩy tuần hoàn máu, tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình bấm huyệt. Đối với xoa bóp trị táo bón, bạn nên thực hiện thứ tự theo các bước dưới đây. Chúng bao gồm cả xoa bóp từ bên trong và xoa bóp bên ngoài.

    • Xoa bóp từ bên trong: Người bệnh cần nằm ngửa trên mặt phẳng, thả lỏng các cơ. Sau đó từ từ thóp bụng và thở ra. Ngưng thở 5 giây rồi từ từ hít vào. Hít thở luân phiên trong 3 phút. Đây là cách để kích thích nhu động ruột.
    • Xoa tròn bụng: Thả lỏng cơ thể. Dùng 2 lòng bàn tay đặt chồng lên nhau nhẹ nhàng xoay tròn quanh rốn theo chiều kim đồng hồ.
    • Xoa bụng theo chiều ngang: Dùng 2 bàn tay xoa bụng theo chiều ngang. Thực hiện 20 lần.
    • Xát hố chậu trái: Dùng lòng bàn tay trái xát hố chậu trái theo chiều từ trên xuống dưới. Thực hiện 20 lần.
    xoa bóp trước khi bấm huyệt trị táo bón

    Xoa bóp tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình bấm huyệt

    3.2. Xác định 10 vị trí bấm huyệt chữa táo bón

    Trước hết bạn cần xác định được huyệt cần tác động. Vậy bị táo bón bấm huyệt gì? Đối với những trường hợp táo bón nói chung sẽ có một số huyệt phổ biến là: Thiên khu, Khí hải, Túc tam lý, Thần khuyết. Ngoài ra, tùy theo thể táo có thể kết hợp với một số huyệt khác. Cụ thể là:

    • Thể nhiệt táo: Biểu hiện là nóng trong, miệng khô, thường xuyên khát nước. Bạn có thể bấm huyệt Hợp cốc, Nội đình.
    • Thể hàn táo: Triệu chứng đi kèm là chân tay lạnh. Bạn nên bấm các huyệt hỗ trợ là Quan nguyên, Tam âm giao.
    • Thể hư táo: Thể này thường xuất hiện ở người già đau yếu, ăn kém. Đối với trường hợp này nên bổ sung thêm huyệt Trung quản và Đại trường du.

    Mỗi vị trí sẽ có những tác dụng riêng và cách bấm huyệt cũng đôi chút khác biệt. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách bấm 10 huyệt chữa táo bón.

    3.2.1. Huyệt Thiên khu

    • Tác dụng: Điều hòa đại tràng, hỗ trợ điều trị đau bụng quanh rốn, đầy bụng, ăn không tiêu, táo bón.
    • Vị trí: Có 2 huyệt này nằm ở vùng bụng, từ rốn đo sang 2 bên 3 ngón tay.
    • Cách bấm huyệt: Bấm đồng thời 2 huyệt Thiên khu. Dùng 2 ngón tay cái bấm vào 2 huyệt. Những ngón tay còn lại ôm lấy hai bên sườn giống tư thế chống nạnh. Day bấm huyệt trong 2 phút.

    bấm Thiên khu chữa táo bón

    3.2.2. Huyệt Túc tam lý

    • Tác dụng: Kích thích nhu động ruột, giúp dạ dày hoạt động hiệu quả. Huyệt này cũng xuất hiện nhiều trong các phương pháp điều trị bệnh có liên quan tới đường tiêu hóa.
    • Vị trí: Nằm ở mặt ngoài đầu gối, đo từ đầu gối xuống 3 thốn. Mỗi bên chân có 1 huyệt này
    • Cách bấm huyệt: Lấy 2 ngón tay cái bấm đồng thời 2 huyệt này trong 2 phút.

    bấm Túc tam lý trị táo bón

    3.2.3. Bấm huyệt Khí hải chữa táo bón

    • Tác dụng: Điều hòa khí trong cơ thể, giảm đầy hơi, táo bón, kích thích nhu động đại tràng, làm ấm phần dưới cơ thể.
    • Vị trí: Từ rốn đo thẳng xuống 1,5 thốn
    • Cách bấm huyệt: Dùng đầu ngón tay trỏ hoặc ngón tay cái day ấn huyệt trong 2 phút.

    bấm huyệt Khí hải trị táo bón

    3.2.4. Huyệt Thần khuyết

    • Tác dụng: Giúp lưu thông khí ở vùng ruột kết, ôn thông, hóa hàn
    • Vị trí: Nằm ở ngay rốn
    • Cách bấm huyệt: Lấy ngón tay cái ấn lên huyệt, tay còn lại đè lên. Tác động từ nhẹ tới mạnh trong 1 phút.

    bấm huyệt Thần khuyết chữa táo bón

    3.2.5. Huyệt Hợp cốc

    • Tác dụng: Thanh nhiệt, nhuận tràng, thông trệ.
    • Vị trí: Mỗi mu bàn tay sẽ có 1 huyệt Hợp cốc. Nó nằm ở trung điểm giữa xương bàn của ngón tay trỏ và ngón tay cái.
    • Cách bấm huyệt: Dùng ngón tay cái của bàn tay còn lại day huyệt trong vòng 1 phút. Làm lần lượt cả 2 tay.

    bấm huyệt Hợp cốc chữa táo bón

    3.2.6. Bấm huyệt Nội đình trị táo bón

    • Tác dụng: Giảm nhiệt nhuận táo
    • Vị trí: Mỗi bàn chân có 1 huyệt Nội đình. Nó nằm trên mu bàn chân, ngay đầu khe ngón chân thứ 2 và thứ 3.
    • Cách bấm huyệt: Day ấn đồng thời cả 2 huyệt trong 1 phút.

    bấm huyệt Nội đình chữa táo bón

    3.2.7. Huyệt Quan nguyên

    • Tác dụng: Giảm tình trạng táo bón thể hàn khiến người lạnh, mệt mỏi. Đây cũng là huyệt giúp giảm triệu chứng của rối loạn tiêu hóa
    • Vị trí: Nằm dưới rốn 3 đốt ngón tay
    • Cách bấm huyệt: Bấm giữ huyệt trong 2 phút

    bấm huyệt Quan nguyên chữa táo bón

    3.2.8. Huyệt Tam âm giao

    • Tác dụng: Kiện tỳ, thông khí trệ, dùng trong trường hợp táo bón thể hàn
    • Vị trí: Mỗi bên chân có 1 huyệt nằm ở mặt trong của mắt cá chân. Đo từ mắt cá chân lên trên 3 thốn
    • Cách bấm huyệt: Dùng 2 ngón tay cái bấm day ấn 2 huyệt đồng thời trong 2 phút

    bấm huyệt Tam âm giao chữa táo bón

    3.2.9. Bấm huyệt Đại trường du chữa táo bón

    • Tác dụng: Điều trường vị, hỗ trợ hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng táo bón
    • Vị trí: Từ dưới gai đốt sống thắt lưng L4 đo sang ngang 1,5 thốn
    • Cách bấm huyệt: Dùng ngón tay trỏ hoặc ngón tay cái day bấm huyệt trong 2 phút.

    bấm huyệt Đại trường du trị táo bón

    3.2.10. Huyệt Trung quản

    • Tác dụng: Thông đại tiện, cải thiện tình trạng táo bón do suy giảm sức khỏe.
    • Vị trí: Trên rốn 4 tấc
    • Cách bấm huyệt: Dùng ngón tay cái ấn huyệt trong 2 phút

    bấm huyệt Trung quản trị táo bón

    4. Đối tượng không nên day bấm huyệt chữa táo bón

    Một số đối tượng không nên áp dụng cách bấm huyệt trị táo bón vì sẽ gây hại cho sức khỏe:

    • Phụ nữ có thai
    • Người có tâm lý dễ kích động
    • Có khối u ở vùng bấm huyệt
    • Vùng bấm huyệt bị viêm nhiễm, sưng tấy, có vết thương hở
    đối tượng không nên day bấm huyệt chữa táo bón

    Phụ nữ có thai không nên áp dụng phương pháp này

    5. Lưu ý khi chữa táo bón bằng bấm huyệt

    Để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả khi thực hiện bấm huyệt điều trị táo bón, bạn cần lưu ý:

    • Nếu không có chuyên môn và khó xác định được vị trí chính xác của huyệt hãy tới bấm huyệt tại các các cơ sở uy tín.
    • Chỉ áp dụng với trường hợp nhẹ, không có tổn thương thực thể trong cơ quan tiêu hóa.
    • Thời gian bấm huyệt thông thường chỉ từ 15 – 30 phút
    • Không bấm huyệt sau khi ăn no
    • Đối với các huyệt ở bụng không nên bấm quá mạnh vì sẽ gây tổn thương
    • Sau một thời gian bấm huyệt mà không đem lại bất kỳ chuyển biến nào hãy xem xét chuyển sang phương pháp khác.

    6. Lời khuyên của chuyên gia

    Khi sử dụng phương pháp bấm huyệt, bạn cũng cần kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt và rèn luyện khoa học

    • Vậy táo bón nên ăn gì kiêng gì? Bạn cần bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, nhuận tràng như: rau mồng tơi, củ cải, khoai lang, chuối, đu đủ, mật ong… Lợi khuẩn trong sữa chua cũng sẽ giúp giảm tình trạng táo bón. Ngoài ra, bạn cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
    • Bên cạnh đó bạn nên hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên xào, thức ăn cay nóng, đồ khô cứng. Rượu bia, trà, cà phê là loại thức uống mà người táo bón cần tránh xa.
    • Thay đổi chế độ sinh hoạt theo hướng lành mạnh như: ăn ngủ đúng giờ, loại bỏ căng thẳng.
    • Rèn luyện thể lực đều đặn không chỉ giúp tạo dựng cơ thể khỏe mạnh, kích thích nhu động ruột.

    Bấm huyệt chữa táo bón là một gợi ý mà bạn có thể tham khảo. Bạn cần tìm hiểu kỹ về các vị trí huyệt và cách thực hiện để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Nếu cần tư vấn thêm hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi qua tổng đài 0865 344 349.

    XEM THÊM

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    85.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Táo bón – nguyên nhân, triệu chứng và uống gì khỏi bệnh? 21/09/23
      Táo bón là tình trạng tần suất đi ngoài ít hơn bình thường, có kèm phân khô cứng, ảnh hưởng…
      Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị 08/04/21
      Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em không những khiến trẻ nhỏ khó chịu mà còn khiến các bậc…
      [Giải đáp] Chữa viêm đại tràng có tốn kém không? Có khỏi được không? 31/10/20
      Theo thống kê, có tới hơn 20% dân số nước ta mắc bệnh viêm đại tràng và tổng số tiền…
      Phân biệt u đại tràng lành tính và ác tính – Những điều bạn nên biết 05/10/20
      Đại tràng là cơ quan rất dễ xuất hiện các khối u. Thông thường sẽ là u lành tính nhưng…
      Xem tất cả bài viết