Chẩn bệnh qua đi ngoài phân nhầy: Nguyên nhân và cách điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Chẩn bệnh qua đi ngoài phân nhầy: Nguyên nhân và cách điều trị

    Tác giả: Trang Vũ

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    29/07/22

    Đi ngoài phân nhầy có thể là một dấu hiệu bất thường của hệ tiêu hóa, cảnh báo một số bệnh lý như viêm ruột, táo bón, hội chứng ruột kích thích… Tìm hiểu chi tiết các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đi ngoài phân nhầy, từ đó có cách khắc phục và điều trị hợp lý.

    4.9/5 - (250 bình chọn)

    1. Tìm hiểu về chất nhầy trong phân

    Chất nhầy do ruột già (Đại tràng) tiết ra để bảo vệ lớp niêm mạc, tạo môi trường lành mạnh cho vi khuẩn đường ruột phát triển tốt. Đồng thời chất nhầy cũng đóng vai trò hỗ trợ quá trình tiêu hóa tự nhiên, bôi trơn giúp thức ăn đi từ miệng đến dạ dày. Chất nhầy do các tuyến trong trực tràng tiết ra sẽ giúp tống phân ra ngoài một cách dễ dàng.

    đi ngoài phân nhầy

    Chính vì vậy, việc xuất hiện chất nhầy trong phân là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên ở những người khỏe mạnh, lượng chất nhầy này rất ít khiến chúng ta khó phát hiện hay nhìn thấy được. Nhưng nếu bạn nhận thấy một lượng chất nhầy bất thường, đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh hoặc tình trạng cần điều trị. Nếu lớp chất nhầy tiết ra quá nhiều, có thể khiến đại tràng dễ bị vi khuẩn có hại xâm nhập.

    2. Nguyên nhân đi ngoài phân nhầy

    Tình trạng đi ngoài phân nhầy có thể do một số bệnh lý hoặc tổn thương gây nên. Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình:

    2.1 Đi ngoài do viêm (hoặc loét) đại tràng

    Khi người bệnh bị viêm đại tràng, màng nhầy của ruột già xuất hiện các tổn thương, viêm nhiễm. Qua thời gian, các tổn thương này sẽ phát triển thành các vết loét nhỏ. vết loét này có thể chảy máu và tạo mủ. Chúng cũng có thể tạo đủ chất nhầy để có thể nhìn thấy trong phân.

    2.2 Phân nhầy do hội chứng ruột kích thích

    Hội chứng ruột kích thích IBS thường gây ra tình trạng dư thừa chất nhầy màu trắng trong hệ tiêu hóa. Tình trạng này thường gặp với triệu chứng tiêu chảy phân nhầy màu trắng. Đàn ông mắc IBS có xu hướng gặp phải tình trạng này thường xuyên hơn phụ nữ.

    Các nhà nghiên cứu không chắc chắn chính xác lý do tại sao tình trạng này lại tạo ra nhiều chất nhầy hơn. Việc xuất hiện chất nhầy trong phân, không có nghĩa là bệnh đang trở nên nghiêm trọng.

    đi ngoài phân nhầy do hội chứng ruột kích thích

    2.3 Do bệnh Crohn

    Một số trường hợp mắc bệnh Crohn cũng có thể bị đi ngoài phân nhầy. Tuy nhiên, tình trạng này ở người bệnh Crohn không phổ biến. Thông thường, người bệnh xuất hiện phân nhầy do nứt hậu môn hoặc xuất hiện vết rách hậu môn.

    2.4 Áp xe hoặc lỗ rò hậu môn

    Áp xe là một bệnh nhiễm trùng tạo ra một túi mủ bên trong cơ thể. Tình tràng này thường xuất hiện ở những người bị bệnh Crohn, đặc biệt là ở vùng quanh hậu môn. Trong khoảng 50% trường hợp, áp xe lớn có thể gây ra lỗ rò hậu môn, tình trạng này khiến người bệnh đi ngoài ra chất nhầy trong phân.

    Áp xe và lỗ rò cần được điều trị. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc khác chống viêm và nhiễm trùng. Trong một số trường hợp, áp xe sẽ cần được phẫu thuật dẫn lưu.

    2.5 Nhiễm khuẩn dẫn đến phân nhầy

    Một số vi khuẩn có thể gây ra chất nhầy trong phân, bao gồm:

    • Campylobacter
    • Salmonella
    • Shigella
    • Yersinia

    Nhiễm các loại vi khuẩn này cũng có thể gây tiêu chảy, sốt và đau quặn bụng.

    Nhiễm khuẩn dẫn đến phân nhầy

    2.6 Bệnh xơ nang

    Bệnh xơ nang là một tình trạng di truyền khiến cơ thể tạo ra quá nhiều chất nhờn. Các tác động thường ảnh hưởng đến phổi, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Bệnh xơ nang cũng có thể gây táo bón và đau bụng.

    2.7 Các nguyên nhân khác

    Ngoài các nguyên nhân kể trên, đi ngoài phân nhầy còn có thể do một số vấn đề như: tắc ruột, mất nước, táo bón, gặp vấn đề về tuyến tụy, do uống nhiều sắt… thậm chí đi ngoài phân nhầy cũng có thể cảnh báo dấu hiệu của một số bệnh ung thư như ung thư hậu môn, đại trực tràng…

    3. Dấu hiệu đi ngoài phân nhầy cảnh báo bệnh gì?

    Tùy thuộc vào màu sắc, tình trạng đi ngoài phân nhầy như thế nào mà bạn có thể phán đoán sơ bộ được mình đang gặp phải tình trạng hay bệnh lý gì?

    Dấu hiệu Vấn đề gặp phải
    ✅ Đi ngoài phân nhầy màu đen hoặc nâu Chảy máu đường tiêu hóa. 

    Ung thư dạ dày.

    Viêm ruột cấp.

    ✅ Đi ngoài phân nhầy đỏ hoặc hồng Bệnh liên quan đến hậu môn: Trĩ hoặc Nứt kẻ hậu môn.

    Bệnh Crohn

    Xuất huyết hoặc viêm loét đường tiêu hóa. 

    Ung thư đại trực tràng.

    ✅ Đi ngoài phân nhầy màu trắng đục Nhiễm khuẩn ruột hoặc đường tiêu hóa.

    Hội chứng ruột kích thích (IBS).

    Ung thư hậu môn.

    Tác dụng phụ của thuốc.

    ✅ Đi ngoài phân nhầy màu vàng Viêm đại tràng.

    Tắc ruột.

    Tuyến tụy có vấn đề.

    Polyp hậu môn – trực tràng.

    Ngoài chất nhầy trong phân, người bệnh cũng có thể xuất hiện thêm một số triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, máu lẫn trong phân…

    4. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

    Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu tình trạng phân nhầy kèm theo một số dấu hiệu bất thường sau:

    • Phân nhiều nhầy, lẫn máu, đặc biệt là máu đỏ thẫm.
    • Hoa mắt, chóng mặt, bị ngất xỉu.
    • Sốt cao.
    • Đau bụng dữ dội.
    • Không ăn uống được.
    • Căng thẳng, bồn chồn liên tục.

    5. Chẩn đoán tình trạng đi ngoài phân nhầy

    Nếu nghi ngờ bạn đang gặp một vấn đề nào về sức khỏe, bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm hoặc nuôi cấy phân để tìm hiểu nguyên nhân.

    Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể thực hiện một số xét nghiệm và kiểm tra khác như:

    • Xét nghiệm máu.
    • Nội soi đại tràng.
    • Nội soi kiểm tra thực quản, dạ dày và phần trên của ruột non.
    • Chụp X-quang để xem xét các cơ quan nội tạng.
    • Chụp CT ruột và mô.
    • MRI chụp ảnh chi tiết về các cơ quan và mô.

    6. Điều trị đi ngoài phân nhầy như thế nào?

    Việc điều trị đi ngoài phân nhầy như thế nào sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng mà người bệnh gặp phải. Thông thường quá trình điều trị có thể bao gồm:

    6.1 Thăm khám và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

    Nếu tình trạng tiêu chảy hoặc đi ngoài phân nhầy kéo dài, kèm theo các triệu chứng bất thường, bạn cần đến các cơ sở y tế để thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân. Vì chất nhầy trong phân có thể là triệu chứng của một bệnh lý có từ trước nên việc điều trị sẽ khác nhau tùy thuộc vào chẩn đoán của bác sĩ.

    điều trị đi ngoài phân nhầy

    Bác sĩ có thể kê một số thuốc giảm đau, kháng viêm với một số trường hợp mắc các bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh Crohn, xơ nang, viêm loét đại tràng và hội chứng ruột kích thích.

    6.2 Thay đổi thói quen ăn uống

    Đối với một số trường hợp nhẹ, đặc biệt là những trường hợp liên quan đến mất nước hoặc táo bón, chú trọng vào chế độ ăn uống sẽ giúp bạn cải thiện phần nào tình trạng:

    – Uống nhiều nước: Bổ sung ít nhất 2 lít nước mỗi ngày từ nước lọc hoặc các đồ uống tốt cho sức khỏe như nước ép, nước trái cây.

    – Ăn bổ sung chất xơ: Chế độ ăn thiếu xơ dễ gây nên táo bón, chính vì vậy, bạn cần tăng cường ăn nhiều xơ từ các loại rau củ quả. Một số thực phẩm giàu xơ có thể kể đến như đậu, bơ, yến mạch…

    – Bổ sung thực phẩm giàu lợi khuẩn: Các thực phẩm như sữa chua… cung cấp nhiều lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, nhờ vậy mà giảm tình trạng đi ngoài ra chất nhầy.

    6.3 Những việc cần tránh trong thời gian đi ngoài phân nhầy

    Để tránh làm tình trạng đi ngoài phân nhầy trở nên tồi tệ hơn, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

    • Tránh vận động mạnh hoặc nằm ngay sau khi ăn.
    • Hạn chế hoặc kiêng dùng đồ lạnh, đồ uống chứa cồn, gas, chất kích thích…
    • Hạn chế ăn đồ cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn, đồ tươi sống…
    • Không tự ý mua thuốc điều trị khi chưa có chỉ định từ bác sĩ hoặc người có chuyên môn trong khám và điều trị.

    7. Kết luận chung

    Chất nhầy trong phân là một tình trạng bình thường. Tuy nhiên, trong điều kiện cơ thể khỏe mạnh, con người sẽ khó phát hiện ra sự tồn tại của lượng chất nhầy này. Khi có quá nhiều chất nhầy và bạn có thể nhìn bằng mắt thường, đồng nghĩa với việc bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là ở đường tiêu hóa.

    Một số vấn đề có thể gây ra đi ngoài phân nhầy bao gồm: hội chứng ruột kích thích, viêm loét đại tràng, nhiễm vi khuẩn, mắc xơ nang… hoặc các tổn thương do nứt kẽ hậu môn, xuất hiện áp xe hoặc lỗ rò…

    Trong trường hợp đi ngoài kèm phân nhầy kéo dài, xuất hiện kèm đau bụng, có máu trong phân… người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị.

    TIN LIÊN QUAN

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    85.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì & kiêng ăn gì? 05/09/19
      Rối loạn tiêu hóa là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì…
      [Mách bạn 8+] cách chữa hội chứng ruột kích thích tại nhà “siêu dễ” 19/10/20
      Kinh nghiệm dân gian đã đúc kết ra nhiều bài thuốc chữa hội chứng ruột kích thích tại nhà an…
      Hành tá tràng nằm ở đâu? Cấu tạo và chức năng của hành tá tràng 17/09/21
      Hành tá tràng là một phần của tá tràng, là nơi đổ dịch mật và dịch tụy cho quá trình…
      Làm thế nào để phân biệt viêm đại tràng thể hàn và thể nhiệt? 29/05/20
      Phân biệt viêm đại tràng thể hàn và thể nhiệt giúp bạn có phương pháp điều trị kịp thời và…
      Xem tất cả bài viết