Rối loạn tiêu hóa ở người già: Triệu chứng, điều trị và phòng tránh
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Rối loạn tiêu hóa ở người già: Triệu chứng, điều trị và phòng tránh

    Tác giả: Linh Chi

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    25/01/24

    Rối loạn tiêu hóa ở người già gây ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng sống của người cao tuổi. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này? Cách điều trị, phòng tránh là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

    5/5 - (62 bình chọn)

    1. Rối loạn tiêu hóa ở người già là gì?

    Rối loạn tiêu hóa ở người cao tuổi là tình trạng bất thường của các cơ vòng tiêu hóa, làm rối loạn chức năng đường ruột. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng tới sức khỏe của người cao tuổi và gây ra nhiều khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.

    rối loạn tiêu hóa ở người già

    Click xem thêmThông tin cơ bản về rối loạn tiêu hóa

    2. Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở người già

    Để nhận biết bệnh rối loạn tiêu hóa ở người cao tuổi có thể dựa trên các triệu chứng cơ bản dưới đây.

    • Chán ăn: Không còn cảm giác ngon miệng, không muốn ăn. Trường hợp nặng có thể dẫn tới mất cảm giác đói, bỏ bữa.
    • Nuốt nghẹn
    • Sôi bụng, đầy hơi, người già bị chướng bụng, người già ăn không tiêu
    • Ợ hơi, ợ nóng
    • Táo bón
    • Tiêu chảy: Phân lỏng, không thành khuôn, đi ngoài ngay sau khi ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều đạm, thức ăn lạ.
    • Đau bụng ở người cao tuổi: Cơn đau có thể âm ỉ hoặc đau quặn từng cơn.

    8 dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở người già

    3. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở người già

    Rối loạn tiêu hóa ở người cao tuổi có thể xảy ra do một vài nguyên nhân. Trong đó bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan.

    3.1. Chức năng cơ học của hệ tiêu hóa bị suy yếu

    Tuổi càng cao, hệ tiêu hóa vì thế cũng tỏ ra “mệt mỏi” hơn. Điều này khiến chức năng cơ học của hệ tiêu hóa bị suy yếu. Có thể kể đến như:

    • Răng yếu nên không nhai kỹ được thức ăn.
    • Nhu động của thực quản yếu nên hay bị nghẹn.
    • Nhu động dạ dày, ruột suy giảm nên việc nhào trộn và vận chuyển thức ăn bị chậm.

    3.2. Giảm bài tiết dịch tiêu hóa

    Tuổi tác càng lớn, số lượng và chất lượng các dịch vị tiêu hóa do cơ thể tiết ra càng bị giảm đi. Nước bọt, dịch tụy, dịch mật, dịch ruột đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Sự suy giảm của chúng khiến cơ quan tiêu hóa hoạt động vất vả hơn và thức ăn không được tiêu hóa theo đúng quy trình.

    3.3. Mắc một số bệnh lý về tiêu hóa

    Triệu chứng của rối loạn tiêu hóa đôi khi là do người lớn tuổi bị mắc một số bệnh lý liên quan đến tiêu hóa. Cụ thể là: viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, viêm loét dạ dày – tá tràng, sa dạ dày, polyp đại tràng

    Mắc một số bệnh lý về tiêu hóa gây rối loạn tiêu hóa

    Polyp đại tràng có thể gây rối loạn tiêu hóa

    3.4. Ảnh hưởng do suy giảm chức năng của các cơ quan khác

    Người cao tuổi thường gặp phải các vấn đề về hệ thần kinh, nội tiết, tim mạch, tuyến giáp, hệ miễn dịch. Các bệnh lý mạn tính như: xơ gan, suy tim… kéo theo những hệ lụy xấu cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, việc phải thường xuyên đối mặt với các triệu chứng bệnh sẽ khiến cho người cao tuổi cảm thấy mệt mỏi, chán ăn.

    3.5. Chế độ ăn uống thiếu khoa học

    Các biểu hiện rối loạn tiêu hóa cũng có thể đến từ chế độ dinh dưỡng không lành mạnh. Ăn không đúng giờ, bỏ bữa, ăn ít rau quả, uống ít nước… làm ảnh hưởng tới chức năng của hệ tiêu hóa.

    3.6. Ít vận động gây rối loạn tiêu hóa ở người già

    Người già thường có xu hướng ngại vận động do hoạt động của hệ cơ xương khớp không còn linh hoạt. Ít vận động sẽ làm nhu động ruột yếu đi và co bóp chậm hơn.

    3.7. Tác dụng phụ của thuốc gây rối loạn tiêu hóa ở người già

    Người cao tuổi không tránh khỏi việc mắc phải một số bệnh lý và cần được chỉ định thuốc để điều trị. Việc sử dụng thuốc có thể dẫn tới nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ. Một trong số đó là rối loạn tiêu hóa ở người cao tuổi. Các loại thuốc có thể gây ra tình trạng này như thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu…

    Tác dụng phụ của thuốc gây rối loạn tiêu hóa ở người già

    Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh có thể gây rối loạn tiêu hóa

    4. Rối loạn tiêu hóa ở người già có nguy hiểm không?

    Rối loạn tiêu hóa ở người lớn nói chung và người cao tuổi nói riêng đa phần không gây nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời. Nhưng nếu để tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới:

    • Viêm phổi do sặc, nuốt nghẹn.
    • Mệt mỏi, suy kiệt: Do các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa gây ra. Hoặc do hội chứng kém hấp thu kéo dài làm giảm khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.
    • Mất ngủ, giảm tập trung: Do cơ thể mệt mỏi, ăn kém, phải chịu đựng các cơn đau bụng. Đặc biệt, rối loạn tiêu hóa kéo dài còn gây lo lắng, căng thẳng cho người cao tuổi. Từ đó dẫn tới sa sút tinh thần, mất ngủ.
    • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
    • Làm trầm trọng thêm các bệnh lý sẵn có khác.
    Rối loạn tiêu hóa ở người già có nguy hiểm không

    Rối loạn tiêu hóa kéo dài có thể gây lo lắng, mất ngủ

    5. Khi nào cần tới gặp bác sĩ?

    Khi gặp phải các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh, người cao tuổi nên tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bởi việc điều trị đối với người cao tuổi có thể sẽ cần tốn nhiều thời gian, công sức hơn.

    6. Điều trị rối loạn tiêu hóa ở người già

    Để điều trị rối loạn tiêu hóa ở người già hiệu quả, trước hết cần xác định nguyên nhân gây bệnh. Nếu bắt nguồn từ bệnh lý thì cần chữa trị các căn bệnh này. Ngoài ra, người bệnh có thể điều trị các triệu chứng rối loạn tiêu hóa bằng thuốc tây và các bài thuốc dân gian.

    6.1. Thuốc tây chữa rối loạn tiêu hóa ở người già

    Người bệnh cần tới các cơ sở y tế để được bác sỹ thăm khám, chẩn đoán và kê đơn điều trị phù hợp. Thông thường bác sỹ sẽ chỉ định các loại thuốc như:

    • Thuốc cầm tiêu chảy: Berberin, Loperamid
    • Thuốc nhuận tràng: Dùng trong trường hợp bị táo bón.
    • Thuốc giảm đầy bụng, khó tiêu: Domperidon, Maalox
    • Oresol để bù nước và chất điện giải
    Thuốc tây chữa rối loạn tiêu hóa ở người già

    Berberin giúp cầm tiêu chảy

    6.2. Mẹo dân gian chữa rối loạn tiêu hóa ở người già

    Nếu tình trạng bệnh nhẹ, người bệnh có thể áp dụng các mẹo dân gian đơn giản, dễ thực hiện.

    6.2.1. Trà bạc hà

    Trong bạc hà chứa hoạt chất peppermint chống co thắt dạ dày. Đồng thời, bạc hà làm giảm buồn nôn, đầy bụng. Người bệnh có thể uống trà bạc hà sau khi ăn. Hoặc đơn giản hơn là nhai một vài lá bạc hà.

    6.2.2. Gừng chữa rối loạn tiêu hóa ở người già

    Đây là bài thuốc dân gian chữa rối loạn tiêu hóa phổ biến. Nó giúp làm dịu tình trạng người già ăn không tiêu, người già bị chướng bụng.

    Có thể uống trà gừng hoặc ngậm một lát gừng sống. Nhưng không nên sử dụng quá 4g gừng/ngày vì dùng nhiều gừng sẽ gây nóng trong người.

    6.2.3. Lá ổi chữa tiêu chảy cho người già

    Một trong những cách chữa tiêu chảy cho người già tại nhà là sử dụng lá ổi non. Người bệnh chỉ cần giã nát một vài lá ổi non rồi lấy phần nước cốt để uống.

    6.2.4. Lá mơ lông

    Lá mơ lông có vị đắng, hơi chát, có tác dụng cầm tiêu chảy. Nướng lá mơ lông thái nhỏ trộn đều với 1 quả trứng gà để ăn là cách dân gian thường sử dụng.

    6.2.5. Trị táo bón bằng khoai lang

    Chất xơ trong khoai lang giúp phân mềm, dễ vào khuôn. Ăn khoai lang luộc là cách trị táo bón cấp tốc, giảm tình trạng người già khó đi cầu.

    Khoai lang

    Chất xơ trong khoai lang giúp phân mềm, dễ vào khuôn

    6.3. Một số thảo dược hỗ trợ giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa

    Theo đông y, tỳ chủ vận hóa thức ăn. Khi tỳ suy yếu thì việc hấp thụ, tiêu hóa thức ăn không diễn ra thuận lợi. Người già thường ăn uống không ngon miệng, cơ thể kém hấp thu nên khí lực suy giảm.

    Để giảm các triệu chứng đau bụng, đại tiện lỏng nát, chậm tiêu… do tỳ vị suy yếu, một số loại thảo dược có thể được sử dụng như:

    • Đảng sâm: Bổ tỳ vị sinh tân dịch, phù hợp với người ăn kém, mệt mỏi.
    • Bạch truật: Bổ khí, kiện tỳ, kích thích tiêu hóa, giảm tình trạng đau bụng, buồn nôn.
    • Bạch linh: Bổ tỳ vị, an thần chống nôn, kháng khuẩn nhẹ.
    • Trần bì: Hành khí, chữa đầy hơi chướng bụng.
    • Hoàng liên: Chứa berberine là kháng sinh tự nhiên trị đi ngoài do vi khuẩn.

    6.4. Một số tinh chất hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa

    Một số tinh chất có khả năng giảm tình trạng của rối loạn tiêu hóa. Trong đó phải kể tới Nanocurcumin và Immunecanmix.

    • Nanocurcumin: Giúp giảm đau kháng viêm, chống oxy hóa; kích thích sản sinh chất nhầy bảo vệ niêm mạc đại tràng.
    • Immunecanmix là chất trợ sinh miễn dịch thế hệ mới, kết hợp giữa vách tế bào vi khuẩn lành tính với nấm men. Tinh chất này giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, tăng cường chức năng hệ tiêu hóa.

    7. Cách phòng tránh

    Phòng bệnh hơn chữa bệnh là điều luôn đúng đối với tất cả mọi người, đặc biệt là người cao tuổi. Những chú ý trong sinh hoạt, dinh dưỡng, vận động hàng ngày sẽ giúp người già hạn chế nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa.

    7.1. Chế độ dinh dưỡng phòng tránh rối loạn tiêu hóa ở người già

    Đối với người cao tuổi, việc ăn uống khoa học sẽ mang tới những lợi ích cho sức khỏe nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng.

    • Ăn chín, uống sôi. Không chế biến món ăn dưới dạng tái, gỏi…
    • Trong bữa ăn nên tập trung, không vừa ăn vừa nói chuyện hoặc xem tivi.
    • Chia nhỏ bữa ăn để giúp giảm tình trạng quá tải của hệ tiêu hóa cũng như giúp tăng cảm giác ngon miệng, ăn hết khẩu phần. Không nên ăn quá no trong một bữa.
    • Thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật như dầu oliu, dầu hướng dương, dầu đậu nành…
    • Hạn chế thịt đỏ (thịt bò, thịt trâu, thịt cừu…), rượu bia, cà phê… Tránh thức ăn lạ vì có thể gây kích thích hệ tiêu hóa.
    • Tránh ăn thức ăn lạ.
    • Bổ sung hoa quả tươi, rau xanh, ngũ cốc…
    • Uống nhiều nước.
    Chế độ dinh dưỡng phòng tránh rối loạn tiêu hóa ở người già

    Có thể sử dụng dầu oliu

    7.2. Chế độ sinh hoạt, rèn luyện

    Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, người cao tuổi cũng cần chú ý trong sinh hoạt, rèn luyện thể lực hàng ngày.

    • Tránh căng thẳng. Tham gia các câu lạc bộ để thư giãn tinh thần.
    • Tạo thói quen ngủ đúng giờ.
    • Tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng. Các môn thể thao phù hợp là đi bộ, yoga, thiền… Nếu sức khỏe yếu có thể tập các bài tập vận động đơn giản tại nhà.

    Nếu rối loạn tiêu hóa ở người già kéo dài và triệu chứng ngày càng trầm trọng, người bệnh cần được đưa ngay tới cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng trả lời mọi thắc mắc của bạn thông qua hotline 0343 44 66 99.

    XEM THÊM

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.


    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    95.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    2 bình luận cho “Rối loạn tiêu hóa ở người già: Triệu chứng, điều trị và phòng tránh”

    1. Hồ Quang viết:

      Tôi năm nay 57 tuổi, thường xuyên bị rối loạn tiêu hoá, đi ngoài phân táo, cần được tư vấn, công ty có thể gọi điện trực tiếp cho tôi không vì tôi không rành dùng máy tính. số của tôi là 0989xxxxxx

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Đau bụng bên phải là biểu hiệu của bệnh lý nguy hiểm nào? 22/11/19
      Đau bụng bên phải là triệu chứng thường gặp, do đó không ít người chủ quan và cho rằng chúng…
      Thuốc đi ngoài Biseptol là gì, thành phần và tác dụng ra sao? 29/10/19
      Thuốc đi ngoài Biseptol thường được biết đến là loại thuốc chuyên dùng trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiêu…
      [Nhu động ruột là gì?] Nguyên nhân và cách điều trị rối loạn nhu động ruột 16/11/20
      Nhu động ruột là gì, đóng vai trò gì trong hệ tiêu hóa và rối loạn nhu động nguyên nhân…
      [SOS]Bà bầu đi ngoài ra máu – Nguyên nhân và cách điều trị an toàn 27/12/20
      Bà bầu đi ngoài ra máu gây lo lắng, hoang mang cho phụ nữ khi mang thai. Vậy nguyên nhân…
      Xem thêm