Tiêu chảy cấp tính – Nguyên nhân, điều trị và phòng tránh
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Tiêu chảy cấp tính – Nguyên nhân, điều trị và phòng tránh

    Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyen Hoang

    Biên tập viên: Linh Chi

    30/11/20

    Tiêu chảy cấp tính thể nhẹ có thể chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, bệnh có thể trở nặng rất nhanh và đe dọa tới tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời. Do đó, việc nhận diện nguyên nhân, hướng xử lý và cách phòng tránh bệnh rất quan trọng.

    5/5 - (4 bình chọn)

    1. Tiêu chảy cấp tính là gì?

    Tiêu chảy cấp là tình trạng đi tiêu ra nước ít nhất 3 lần một ngày và thường kéo dài trong 1 – 2 ngày, đôi khi đến 2 tuần. Ngoài đại tiện phân lỏng, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng:

    • Đau bụng
    • Buồn nôn và nôn
    • Chuột rút ở bụng

    2. Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp tính

    2.1. Nhiễm vius, vi khuẩn, ký sinh trùng

    Việc nhiễm virus hoặc sử dụng nước, thực phẩm có chứa vi khuẩn, ký sinh trùng sẽ gây ra tình trạng tiêu chảy cấp. Cụ thể là:

    • Virus: Norovirus (gây tiêu chảy cấp ở người lớn), Rotavirus (gây tiêu chảy cấp ở trẻ em), Adenovirus…
    • Vi khuẩn: E.coli, Shigella, Campylobacter, Vibrrio cholerae, Salmonella enterocolitica…
    • Ký sinh trùng: Cryptosporidium, Entamoeba histolytica…

    2.2. Tác dụng phụ của thuốc

    Nếu bạn đột nhiên bị tiêu chảy sau khi uống một trong các loại thuốc sau thì rất có thể là do tác dụng phụ của thuốc:

    • Thuốc kháng sinh
    • Thuốc kháng axit có chứa magie
    • Thuốc điều trị ung thư
    • Thuốc nhuận tràng

    2.3. Không dung nạp thực phẩm gây tiêu chảy cấp

    Một số trường hợp không dung nạp fructose hoặc lactose sẽ gây đi ngoài phân lỏng. Fructose là một loại đường tự nhiên trong trái cây, mật ong và một số loại đồ uống. Lactose là loại đường được tìm thấy trong sữa và các sản phẩm từ sữa.

    Ngoài ra có một số nguyên nhân khác gây ỉa chảy cấp như: dị ứng với chất tạo ngọt nhân tạo, uống nhiều rượu bia, căng thẳng quá độ.

    Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp tính

    Xem thêm: Tiêu chảy (Ỉa chảy) là gì? Nguyên nhân – Triệu chứng – Điều trị

    3. Tiêu chảy cấp tính có nguy hiểm không?

    Bệnh có thể diễn biến nặng rất nhanh. Nếu không được điều trị sớm có thể gây ra biến chứng nguy hiểm hoặc chuyển sang tiêu chảy mạn tính.

    Điển hình nhất của tiêu chảy cấp là mất nước và chất điện giải trầm trọng dẫn tới li bì, hôn mê, yếu cơ, co giật. Trường hợp xấu nhất có thể gây tử vong. Cục y tế dự phòng cho biết rotavirus là tác nhân chính gây tiêu chảy cấp nặng và đe doạ đến tính mạng của trẻ dưới 2 tuổi.

    Tiêu chảy cấp tính

    4. Khi nào nên gặp bác sỹ?

    Theo heathline.com, nếu sau vài ngày mà tình trạng tiêu chảy không đỡ hoặc nếu có các dấu hiệu sau đây, người bệnh cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được chăm sóc:

    • Dấu hiệu mất nước: khô miệng, chóng mặt, nước tiểu sậm màu, ít tiểu
    • Đau bụng dữ dội
    • Nôn nhiều
    • Sốt
    • Phân có máu

    5. Điều trị tiêu chảy cấp tính

    Đối với trường hợp tiêu chảy nhẹ, bệnh có thể tự khỏi hoặc thuyên giảm với các biện pháp điều trị tại nhà. Tuy nhiên, đối với trường hợp diễn biến nặng, đặc biệt là ngộ độc thực phẩm, người bệnh cần được bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời.

    5.1. Bù nước và chất điện giải

    Đi tiêu phân lỏng nhiều lần khiến cơ thể mất nước và chất điện giải. Người bệnh cần bổ sung lượng thiếu hụt bằng cách uống nhiều nước và dung dịch oresol. Người bệnh cần pha và sử dụng đúng tỷ lệ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

    oresol trị tiêu chảy cấp

    Oresol giúp bù nước và chất điện giải

    5.2. Thuốc tây

    Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc như:

    • Thuốc cầm tiêu chảy: Loperamide, Bismuth
    • Thuốc kháng sinh trong trường hợp tiêu chảy do vi khuẩn, ký sinh trùng: Ciprofloxacin, Metronidazol
    • Trường hợp mất nước nặng cần được truyền tĩnh mạch và điều trị tích cực ở các cơ sở y tế.

    *Lưu ý: Các thuốc tây khi dùng phải có chỉ định của bác sĩ điều trị, người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc.

    Thuốc cầm tiêu chảy Loperamide

    Thuốc cầm tiêu chảy Loperamide

    5.3. Men vi sinh

    Probiotics có trong men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Đối với những trường hợp bệnh nhẹ, bổ sung men vi sinh sẽ giúp bệnh chóng khỏi, cơ thể sớm hồi phục.

    6. Phòng tránh tiêu chảy cấp tính

    Để phòng tránh tiêu chảy cấp, chúng ta cần tránh cho cơ thể tiếp xúc với nguồn gây bệnh. Để làm được điều đó cần thực hiện theo những lưu ý sau:

    • Giữ vệ sinh môi trường sống và vệ sinh an toàn thực phẩm.
    • Nếu đi du lịch cần lựa chọn địa chỉ ăn uống đảm bảo, chỉ nên uống nước đóng chai, ăn hoa quả có thể bóc vỏ. Mang theo thuốc dự phòng.
    • Rửa tay đúng cách, đặc biệt là luôn rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, sau khi chơi với vật nuôi.
    • Tiêm phòng rotavirus cho trẻ.
    • Đối với các trường hợp không dung nạp thực phẩm, cần lưu ý khi đi ăn ở bên ngoài để tránh ăn phải những loại thức ăn chứa thành phần mà cơ thể không hấp thụ được.
    Rửa tay phòng tránh tiêu chảy cấp

    Rửa tay đúng cách giúp phòng tránh tiêu chảy cấp

    Những thông tin trên cho thấy chúng ta không nên chủ quan với bệnh tiêu chảy cấp tính. Người bệnh cần được đưa tới ngay các cơ sở y tế nếu bệnh diễn biến nặng. Đừng ngần ngại liên hệ với chuyên gia của chúng tôi qua hotline 0865 344 349 nếu còn bất kỳ thắc mắc nào có liên quan. Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe!

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    Đại tràng Tâm Bình

    Tìm hiểu thêm

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Chữa viêm đại tràng bằng mật lợn – “bí kíp” nhỏ mà có võ! 29/10/19
      Có rất nhiều bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm đại tràng đơn giản và hiệu quả. Trong đó, không…
      Uống nước ngọt giúp tiêu hóa tốt hơn? Câu trả lời sẽ khiến bạn bất ngờ! 30/08/19
      Nhiều người quan niệm rằng, nước ngọt có gas không những giải tỏa cơn khát mà còn cải thiện hệ…
      Đi ngoài có mùi tanh là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị 28/12/20
      Đi ngoài có mùi tanh có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm về đường tiêu hóa.…
      Berberin là thuốc gì? Công dụng như thế nào? Có tác dụng phụ không? 19/10/21
      Thuốc Berberin thường được người bệnh tìm đến mỗi khi bị đau bụng, đi ngoài. Vậy loại thuốc này có…
      Xem tất cả bài viết