(Lợi khuẩn) là gì? Vai trò của Probiotics trong hệ tiêu hóa?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    (Lợi khuẩn) là gì? Vai trò của Probiotics trong hệ tiêu hóa?

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    08/12/20

    Probiotic (lợi khuẩn) đóng vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa. Vậy probiotics là gì, có công dụng ra sao và có dùng lợi khuẩn để hỗ trợ điều trị bệnh được không? Hãy cùng chuyên gia trả lời những thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây.

    5/5 - (61 bình chọn)

    1. Probiotics là gì?

    probiotic là gì

    Probiotics là sự kết hợp của các vi khuẩn có lợi sống và nấm men tốt trong cơ thể.

    Lợi khuẩn (probiotics) là sự kết hợp của các vi khuẩn có lợi sống và nấm men tốt sống trong cơ thể, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Theo định nghĩa của Tổ chức thực phẩm và nông nghiệp và Tổ chức Y tế thế giới (FAO/WHO), probiotics là vi sinh vật sống khi đưa một lượng cần thiết đầy đủ vào có thể đem lại hiệu quả có lợi.

    Thông thường nhiều người nghĩ vi khuẩn đều gây bệnh tuy nhiên trong cơ thể chứa cả vi khuẩn có lợi và có hại. Probiotics thường được gọi là lợi khuẩn bởi chúng đóng vai trò giúp hệ đường ruột khỏe mạnh.

    Probiotics là một phần trong bức tranh tổng thể về vi khuẩn và cơ thể bạn. Để một vi khuẩn được gọi là probiotic (lợi khuẩn) khi chúng bao gồm những khả năng như:

    • Có thể cách ly khỏi cơ thể người
    • Có thể tồn tại trong ruột sau khi được đưa vào cơ thể hoặc sinh sống trong cơ thể
    • Có lợi ích đã được chứng minh
    • Được sử dụng một cách an toàn

    2. Probiotic khác gì với prebiotic? 

    Theo WebMD, prebiotics là chất xơ thực vật đặc biệt giúp lợi khuẩn phát triển trong đường ruột, kích thích vi khuẩn đường ruột sản xuất chất dinh dưỡng, từ đó giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Cả Prebiotic và probiotic đều giúp ích cho hệ đường ruột theo cách khác nhau.

    Prebiotic hiểu đơn giản như thức ăn để giúp vi khuẩn lành mạnh phát triển, là chất xơ mà cơ thể bạn không thể tiêu hóa. Trong khi đó, probiotics là men sống và vi khuẩn sống trong cơ thể, có thể tìm thấy trong một số loại thực phẩm hoặc chất bổ sung, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

    Một số thực phẩm giàu chất xơ prebiotic bao gồm: các loại đậu, yến mạch, chuối, quả mọng, Atiso Jerusalem, măng tây, rau bồ công anh, tỏi, tỏi tây, hành….

    3. Các loại probiotic (lợi khuẩn)

    Nhiều loại vi khuẩn được xếp vào nhóm lợi khuẩn probiotic. Một số loại probiotic thường gặp như:

    • Lactobacillus: Đây là loại probiotic phổ biến nhất. Loài này tạo ra lactase, enzyme giúp phân giải lactose. Ngoài ra vi khuẩn này tạo ra acid lactic, kiểm soát vi khuẩn có hại. Vi khuẩn lactobacillus được tìm thấy trong miệng, ruột non và âm đạo.
    • Bifidobacterium: Vi khuẩn này có nhiều trong một số sản phẩm sữa, giúp giảm bớt các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích IBS và một số bệnh lý khác. Ngoài ra Bifidobacterium còn giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại trong đường ruột.
    • Nấm men như Saccharomyces boulardii hoạt động như chế phẩm sinh học chống tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa khác.

    4. Lợi khuẩn probiotic tồn tại trong môi trường nào?

    môi trường tồn tại của probiotic

    Lợi khuẩn có thể tồn tại trong nhiều môi trường trong cơ thể.

    Mặc dù lợi khuẩn tồn tại nhiều nhất chủ yếu ở ruột tuy nhiên một số vị trí trong và trên cơ thể có thể chứa các probiotic như:

    • Ruột
    • Miệng
    • Âm đạo
    • Đường tiết niệu
    • Trên da
    • Phổi

    5. Cơ chế hoạt động của probiotic

    Hệ vi sinh đường ruột với lượng vi khuẩn từ 1010 – 1012 tương đương với 500 loại vi khuẩn khác nhau, trong đó có một số vi khuẩn được biết đến có khả năng gây bệnh trải đều trên bề mặt của niêm mạc ruột. Trong số đó các nhóm probiotic (lợi khuẩn) như lactobacilli và Bifidobacteria là hai loại vi khuẩn ảnh hưởng đến sự đáp ứng miễn dịch toàn thân và tại chỗ.

    Cơ chế hoạt động của probiotic nhằm ngăn cản sự khu trú của các vi khuẩn khác, đóng vai trò như hàng rào bảo vệ ruột. Tùy từng chủng lợi khuẩn mà có cơ chế hoạt động khác nhau như:

    • Ức chế sự bán sinh của vi sinh vật gây bệnh thông qua sự bài tiết các chất kháng khuẩn như mucin
    • Thiết lập sự cân bằng đáp ứng miễn dịch của các tế bào lympho T
    • Thúc đẩy đáp ứng miễn dịch dịch thể thông qua IgA tiết (IgAs) sống trên các lông nhung ở thành ruột, tiết ra chất nhầy bảo vệ thành ruột và niêm mạc ruột
    • Tiết ra kháng sinh nội sinh, làm lành các tổn thương tại cơ quan nơi vi khuẩn có lợi sinh sống
    • Kích thích cơ thể tự sản xuất enzyme tiêu hóa
    • Tiêu diệt, đào thải những vi khuẩn có hại
    • Ngăn chặn độc tố ngấm vào máu và đào thải độc tố theo phân

    6. Tác dụng của probiotic

    tác dụng của probiotic

    Probiotic mang đến nhiều tác dụng, đặc biệt trong hệ tiêu hóa.

    Tác dụng chính của probiotic (lợi khuẩn) hay men vi sinh chính là duy trì sự cân bằng trong cơ thể. Khi cơ thể gặp vấn đề, vi khuẩn xấu sẽ xâm nhập vào cơ thể và tăng số lượng khiến cơ thể mất cân bằng. Lúc này lợi khuẩn sẽ phát huy tác dụng chống lại những vi khuẩn xấu và khôi phục trạng thái bình thường.

    Lợi khuẩn giúp cơ thể khỏe mạnh bằng cách hỗ trợ chức năng miễn dịch và kiểm soát chứng viêm. Ngoài ra chúng còn có công dụng như:

    • Giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn
    • Giữ cho hại khuẩn không vượt quá tầm kiểm soát và gây bệnh cho bạn
    • Tạo vitamin
    • Giúp hỗ trợ các tế bào lót đường ruột để ngăn chặn sự phát triển của hại khuẩn mà bạn đã tiêu thụ (qua đường ăn uống) xâm nhập vào máu
    • Phân hủy và hấp thụ thuốc
    • Ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy, táo bón
    • Giảm nguy cơ nhiễm trùng âm đạo
    • Ngăn ngừa các bệnh tự miễn, bệnh ngoài da
    • Hạn chế nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu
    • Dùng trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý như: bệnh túi thừa, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích (IBS), viêm ruột hoại tử, nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh, sâu răng, bệnh nha chu, viêm da dị ứng…

    >> Tìm hiểu thêm: Men tiêu hóa là gì? Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ

    7. Các chế phẩm sinh học probiotic

     Vi khuẩn có lợi probiotic đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực và được sản xuất dưới dạng các chế phẩm sinh học như:

    7.1. Chế phẩm sinh học trong nông nghiệp chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản

    Probio-S: là chế phẩm dạng lỏng, được nuôi cấy từ bã khoai mì sau đó dùng bã tươi cho vào những bao tải lớn và cấy chế phẩm EM-S chứa nhiều chủng vi sinh vật hữu ích như Bacillus Sp., Lactobacillus Sp., Saccharomyces sp.

    Probio-S giúp cân bằng hệ sinh thái vi sinh vật đường ruột của vật nuôi và làm giảm tỉ lệ hại khuẩn, hạn chế các bệnh đường ruột giúp vật nuôi tăng trọng nhanh hơn.

    7.2. Chế phẩm sinh học ứng dụng trên người

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo khi dùng probiotic trên người cần được phân lập các chủng, các sản phẩm phải được nghiên cứu lâm sàng trên người và được chứng minh hiệu quả và an toàn.

    Một số sản phẩm có sử dụng các chủng probiotics như:

    Chế phẩm sinh học Lợi khuẩn sử dụng Công dụng
    Lacclean Gold LAB kết hợp của symbiotic giữa 5 loài probiotic có lượng tế bào sống cao với prebiotic Phục hồi tình trạng tiêu chảy và rối loạn đường ruột.
    Viabiovit kết hợp 3 chủng trong họ Lactobacillus Cân bằng hệ vi sinh đường ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng.
    Mỹ phẩm dùng probiotic Lactobacillus reuteri (có tinh chất PTP) Tác động mạnh lên các tế bào da, kích thích và điều chỉnh tế bào da tương tự như probiotics đã thực hiện trên tế bào ruột.
    BioGaia Protectis Lactobacillus reuteri DSM 17938 Giảm sự xuất hiện của các vấn đề rối loạn tiêu hóa chức năng.
    Simbiosistem Lactobacillus Reutei LRE 02 và Lactobacillus Rhamnosus LR 06 Giúp tái tạo hệ vi sinh đường ruột, cải thiện nhu động ruột, giảm táo bón, đau bụng co thắt, trào ngược dạ dày, thực quản (nôn trớ) ở trẻ em. Giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

    8. Các dạng bào chế của probiotic

    Những vi khuẩn có lợi có thể bào chế dưới các dạng:

    • Probiotic cô lạnh (những vi khuẩn này vẫn tồn tại được khi ở nhiệt độ thấp và khô như bột)
    • Viên nang (tại Canada, mỗi viên có thể chứa từ 2-6 tỉ vi khuẩn)
    • Bột (dạng bột pha trong nước, nhờ lưu lại bao tử trong thời gian ngắn nên khi vào trong cơ thể, một số lượng lớn vi khuẩn vẫn còn sống)
    • Sữa chua trị liệu (có thể chứa tới 50 tỉ CFU/liều)

    9. Làm gì để tăng lợi khuẩn trong cơ thể?

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, trong cơ thể của chúng ta vốn dĩ đã tồn tại một lượng vi khuẩn có lợi nhất định (lợi khuẩn chiếm 85%, hại khuẩn chiếm 15%). Khi cơ thể gặp vấn đề về bệnh lý, các vi khuẩn có lợi có thể giảm sút, do vậy bạn có thể sử dụng một số thực phẩm dưới đây để bổ sung:

    • Thực phẩm lên men như sữa chua và dưa chua
    • Đồ uống lên men như kombucha (trà lên men) hoặc kefir (thức uống từ sữa lên men)
    • Buttermilk (chế phẩm từ sữa được lên men có dạng lỏng hoặc được làm từ whipping cream tách nước)
    • Kim chi
    • Súp miso

    Ngoài ra, một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh, hạn chế đồ dầu mỡ, đạm động vật sẽ giúp cơ thể của bạn luôn mạnh khỏe.

    10. Lưu ý khi sử dụng probiotic

    luu ý khi sử dụng probiotic

    Trong quá trình sử dụng men vi sinh hay probiotic, bạn nên chú ý tới một số điểm.

    10.1. Bảo quản lợi khuẩn

    Một số chủng probiotic rất mỏng manh và cần được bảo vệ khỏi nhiệt, oxy và ánh sáng, độ ẩm. Nếu tiếp xúc quá lâu với môi trường bên ngoài, vi khuẩn có lợi sẽ bắt đầu phân hủy hoặc chết.

    Vì vậy bạn nên bảo quản lợi khuẩn trong tủ lạnh hoặc những nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời để đảm bảo rằng khi sử dụng vẫn giữ nguyên được hàm lượng và chất lượng.

    Nên đọc kỹ cách bảo quản và sử dụng trước thời điểm hết hạn sử dụng. Đối với khí hậu nóng ẩm như của Việt Nam, nên bảo quản đúng cách và sử dụng trước thời hạn.

    10.2. Tác dụng phụ và tương tác với probiotic

    Bởi những vi khuẩn được sử dụng làm probiotic đã tồn tại tự nhiên trong cơ thể bạn, các loại thực phẩm hay thực phẩm bổ sung lợi khuẩn hầu hết an toàn với người dùng.

    Nếu gặp các trường hợp dưới đây cũng không cần lo lắng quá nhiều khi mới bắt đầu dùng:

    • Khó chịu nhẹ ở dạ dày
    • Tiêu chảy
    • Đầy hơi, chướng bụng trong vài ngày đầu

    10.3. Thận trọng khi sử dụng

    Một số người cần thận trọng khi sử dụng lợi khuẩn trong trường hợp có nguy cơ nhiễm trùng như:

    • Những người hệ thống miễn dịch suy yếu (như đang trải qua hóa trị liệu)
    • Bệnh hiểm nghèo
    • Vừa phẫu thuật xong
    • Thận trọng cho trẻ sơ sinh uống chế phẩm sinh học từ probiotic.

    Trên đây là một số thông tin về lợi khuẩn probiotic, công dụng, ứng dụng và những lưu ý trong quá trình sử dụng cho cơ thể. Nếu bạn còn băn khoăn nào có thể liên hệ với chúng tôi thông qua hotline 0865 344 349 để được tư vấn, giải đáp.

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    95.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Đau bụng bên trái là dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm không? 22/11/23
      Đau bụng bên trái là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa, sinh sản, bài…
      {Vạch mặt} Ăn không tiêu (khó tiêu) uống thuốc gì khỏi bệnh? 03/12/19
      Ăn không tiêu thường là nỗi ám ảnh của nhiều người. Đây là một trong những nguyên nhân khiến bạn…
      Viêm manh tràng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 22/08/20
      Viêm manh tràng là bệnh lý hiếm gặp, khó điều trị. Bệnh dễ phát triển thành những biến chứng nguy…
      Bị tiêu chảy nên ăn gì, kiêng gì? 17 thực phẩm không nên quên 24/02/20
      Dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị và hồi phục khi mắc tiêu chảy. Biết được…
      Xem thêm