Đau bụng bên trái là dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Đau bụng bên trái là dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm không?

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    22/11/23

    Đau bụng bên trái là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa, sinh sản, bài tiết, hoặc tuần hoàn. Tùy thuộc vào vị trí, mức độ và thời gian của cơn đau mà đau bụng bên trái có thể là bình thường hoặc nguy hiểm. Trong nội dung sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cơ bản về các nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và biện pháp giải “mối nguy” này cho cơ thể.

    5/5 - (16194 bình chọn)

    Bài viết được biên tập lại qua tham vấn chuyên môn từ Ths.bs Nguyễn Thị Hằng – Nguyên phó giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh.

    1. Bụng trái bao gồm những cơ quan nội tạng nào?

    Ổ bụng được phân chia thành 9 vùng bao gồm: Vùng thượng vị, vùng hạ sườn phải, vùng hạ sườn trái, vùng rốn, vùng mạng mỡ phải, vùng mạng mỡ trái, vùng hạ vị, vùng hố chậu phải, vùng hố chậu trái.

    Cơ quan nội tạng vùng bụng trái

    Các bệnh liên quan tới đau bụng bên trái theo từng vị trí

    Vùng bụng bên trái bao gồm các phần hạ sườn trái, vùng mạng mỡ trái và hố chậu trái có chứa các cơ quan bộ phận như:

    Phân vùng Bộ phận
    ✅  Hạ sườn trái ⭐  Lá lách, một phần dạ dày, góc đại tràng trái, đuôi tụy, tuyến thượng thận trái, cực trên thận trái
    ✅  Mạng mỡ trái ⭐  Đại tràng xuống, thận trái, ruột non
    ✅  Hố chậu trái ⭐  Đại tràng Sigma, ruột non (đoạn có túi thừa mecken), buồng trứng trái (ở nữ), hệ thống hạch bạch huyết, một phần cơ đáy chậu, phía sau vùng hố thắt lưng có thận và niệu quản

    Khi xuất hiện những cơn đau bụng trái âm ỉ hoặc quặn thắt, kèm theo các triệu chứng khác nhau, có thể một trong các cơ quan nội tạng trên đã gặp tổn thương. Do vùng bụng bên trái có chứa các bộ phận, cơ quan liên quan tới dạ dày, một phần tụy, ruột, thận và đại tràng cũng như vùng chậu.Vì vậy, nên có những chẩn đoán bước đầu trước khi tình trạng nặng nề thêm.

    > Xem thêm: Vị trí đại tràng nằm ở đâu? Có cấu tạo và chức năng gì?

    đau bụng bên trái

    2. Đau bụng dưới bên trái là dấu hiệu của bệnh gì?

    Đau bụng dưới bên trái là một triệu chứng có thể do nhiều bệnh lý khác nhau gây ra, tùy thuộc vào vị trí, mức độ và thời gian của cơn đau. Dưới đây là một số bệnh lý phổ biến gây đau bụng dưới bên trái:

    2.1 Viêm đường ruột

    Bệnh xảy ra do ruột bị nhiễm khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc các yếu tố khác. Viêm đường ruột có thể gây đau bụng dưới bên trái, đặc biệt là khi ăn hoặc đi đại tiện. Các triệu chứng khác bao gồm tiêu chảy, sốt, buồn nôn, nôn, đầy bụng, ợ hơi.

    Để điều trị viêm đường ruột, bạn có thể dùng các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống tiêu chảy hoặc thuốc cân bằng điện giải theo chỉ định của bác sĩ.

    2.2 Mắc bệnh viêm túi thừa

    Đây là một trong những bệnh gây triệu chứng của đau bụng dưới bên trái. Viêm túi thừa có thể xảy ra do viêm nhiễm, nhiễm trùng, tắc ruột….

    Bệnh gây đau bụng dưới bên trái, đặc biệt là khi chuyển động, ho, hắt hơi hoặc chạm vào vùng bụng. Các triệu chứng khác bao gồm sốt, buồn nôn, nôn, táo bón hoặc tiêu chảy. Để điều trị viêm túi thừa, bạn có thể dùng các loại thuốc kháng viêm, kháng sinh, thuốc giảm đau hoặc phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ.

    2.3 Đau do có sỏi thận

    Sỏi thận hình thành do tích tụ các chất vô cơ, như canxi, oxalat, urat, v.v.

    Sỏi thận có thể gây đau bụng dưới bên trái, đặc biệt là khi sỏi di chuyển xuống niệu quản hoặc bàng quang.

    Các triệu chứng khác bao gồm đi tiểu ra máu, tiểu nhiều lần, tiểu rắt, tiểu buốt, sốt, ớn lạnh. Để điều trị sỏi thận, bạn có thể dùng các loại thuốc giãn niệu quản, thuốc giảm đau, uống nhiều nước hoặc phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ./.

    2.4 Mắc các bệnh lý đường sinh dục

    Đây là nhóm các bệnh liên quan đến các cơ quan sinh dục, như buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, cổ tử cung, âm đạo (ở nữ) hoặc tinh hoàn, niệu đạo, bàng quang, tiền liệt tuyến (ở nam).

    Bệnh lý hệ sinh dục có thể gây đau bụng dưới bên trái, đặc biệt là khi quan hệ tình dục, có kinh nguyệt, đi tiểu hoặc đại tiện. Các triệu chứng khác bao gồm ra khí hư, máu, mủ hoặc nước tiểu bất thường, ngứa, rát, sưng, đau ở vùng sinh dục, rối loạn kinh nguyệt, vô sinh. Để điều trị bệnh lý hệ sinh dục, bạn có thể dùng các loại thuốc kháng nhiễm, thuốc nội tiết, thuốc giảm đau hoặc phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ.

    2.5 Mắc các bệnh về đại tràng

    Một số bệnh liên quán đến đại tràng có thể dẫn đến đau bụng bên trái như:

    • Viêm đại tràng: bệnh thường xuất hiện đau bụng phía bên trái kèm rối loạn đại tiện, táo bón, tiêu chảy hoặc xen kẽ.
    • Hội chứng ruột kích thích IBS: đau bên trái bụng kèm theo đầy hơi, chướng bụng, phân lẫn chất nhầy, rối loạn đại tiện.
    • Táo bón: đau bên trái bụng do phân không được đào thải ra ngoài…

    3. Tình trạng đau bụng trên bên trái

    Đau bụng trên bên trái thường được tính từ phần trên rốn đến xương ức. Do vậy khi gặp phải đau bụng phía trên bên trái, rất có thể bạn đang gặp phải các vấn đề về thận trái, tụy hoặc dạ dày và một phần đại tràng. Các nguyên nhân gây đau bụng trên bên trái thường gặp như:

    3.1 Đau do viêm loét dạ dày

    Niêm mạc dạ dày bị tổn thương do quá nhiều axit, vi khuẩn HP, thuốc chống viêm không steroid hoặc các yếu tố khác. Viêm loét dạ dày có thể gây đau bụng trên bên trái, đặc biệt là khi đói, ăn cay, chua, béo hoặc uống rượu.

    Các triệu chứng khác bao gồm ợ nóng, buồn nôn, nôn máu, đi phân có máu hoặc phân đen. Để điều trị viêm loét dạ dày, bạn có thể dùng các loại thuốc kháng axit, ức chế bơm proton, đối kháng thụ thể H2 hoặc kháng sinh…

    nguyên nhân đau bụng bên trái

    Vùng bụng bên trái bị đau có thể do nhiều nguyên nhân và liên quan đến các bệnh lý nguy hiểm.

    3.2 Mắc viêm phổi

    Đây là tình trạng phổi bị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng. Viêm phổi có thể gây đau bụng trên bên trái, đặc biệt là khi ho, hắt hơi hoặc hít thở sâu.

    Các triệu chứng khác bao gồm sốt, ho, khó thở, đau ngực, đờm có màu hoặc máu. Để điều trị viêm phổi, bạn có thể dùng các loại thuốc kháng sinh, kháng virus, kháng nấm hoặc thuốc giảm đau theo chỉ định…

    3.3 Viêm tụy cấp

    Tình trạng tuyến tụy bị viêm nhiễm do nhiễm trùng, sỏi tụy, rượu hoặc các yếu tố khác. Viêm tụy cấp có thể gây đau bụng trên bên trái, đặc biệt là khi ăn hoặc uống.

    Các triệu chứng khác bao gồm sốt, buồn nôn, nôn, vàng da, vàng mắt. Để điều trị viêm tụy cấp, bạn có thể dùng các loại thuốc kháng viêm, kháng sinh, thuốc giảm đau hoặc phẫu thuật theo chỉ định…

    3.4 Lách to

    Đây là tình trạng lá lách bị phì đại do nhiễm trùng, chấn thương, xơ gan, ung thư máu, viêm khớp dạng thấp hoặc các bệnh lý khác. Lách to có thể gây đau bụng trên bên trái, đặc biệt là khi chạm vào hoặc vận động. Các triệu chứng khác bao gồm sốt, mệt mỏi, giảm cân, đau họng, sưng hạch.

    Để điều trị lách to, bạn có thể dùng các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống ung thư, thuốc chống viêm hoặc phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ.

    >>Tìm hiểu thêm: Mẹo đơn giản chống đầy hơi và chướng bụng

    Đau bụng trái ở nam và nữ

    Đau bụng ở nam và nữ có gì khác nhau?

    3. Đau bụng bên trái ở nam giới

    Nam giới có thể gặp một số vấn đề liên quan tới sinh sản gây nên những cơn đau bụng trên hoặc dưới bên trái, cụ thể:

    3.1 Nhiễm trùng/viêm túi tinh

    Là tình trạng túi tinh bị nhiễm trùng gây viêm khiến cho chất lượng và số lượng tinh trùng bị giảm sút. Bên cạnh đó còn gây ra các cơn đau quặn vùng bụng trái bên dưới. Một số các cơn đau đặc trưng như:

    • Đau bụng dưới ở tầng sinh môn mỗi lần đi tiểu, cơn đau có thể lan tới hậu môn và vùng bìu
    • Đau khi quan hệ, cơn đau có thể lan từ ống dẫn tinh đến sau vùng chậu
    • Tiểu buốt, tiểu ra máu hoặc xuất tinh ra máu, mủ…

    3.2 Viêm tuyến tiền liệt

    Tình trạng sưng đau của tuyến tiền liệt, một tuyến thuộc hệ tiết niệu, có chức năng tiểu tiện nhưng liên quan tới hoạt động tình dục và sinh sản.

    Khi bị viêm tuyến tiền liệt, người bệnh thường có biểu hiện tiểu dắt, tiểu đục, đau bụng hạ vị sau đó lan xuống chân…

    đau bụng bên trái ở nam giới

    Tình trạng sưng đau của tuyến tiền liệt biểu hiện bằng cơn đau bụng bên trái ở nam

    3.3 Xoắn tinh hoàn

    Tình trạng này gây ra triệu chứng đau bụng vùng bên trái, đi kèm với biểu hiện nôn, buồn nôn, đi tiểu đau, sốt. Cần được đưa cấp cứu kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.

    4. Đau bụng bên trái ở nữ giới

    Đối với chị em trong độ tuổi sinh sản, các cơn đau bụng dưới bên trái ở nữ có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý như:

    4.1 Sảy thai

    Có kèm theo các biểu hiện chảy máu âm đạo, kèm cơn đau dai dẳng, đau âm ỉ bụng dưới bên trái.

    4.2 Mang thai ngoài tử cung

    Trong giai đoạn đầu của thai sẽ xuất hiện những cơn đau co thắt, đau bụng từng cơn bên trái kèm chảy máu âm đạo bất thường.

    4.3 U nang buồng trứng

    Là một khối chứa dịch lỏng nằm trong buồng trứng, với các dạng u nang bao gồm u nang bì, u nang nội mạc tử cung, u nang tuyến.

    4.4 U xơ tử cung

    Được hình thành khi các tế bào cơ trơn phân chia nhiều lần và phát triển thành một khối vững chắc, đàn hồi, tách khỏi phần còn lại của thành tử cung.

    Các bệnh lý thường đi kèm với triệu chứng: bụng dưới căng cứng, rối loạn kinh nguyệt, máu kinh vón cục màu đen…

    đau bụng bên trái ở nữ giới

    5. Chẩn đoán 

    Bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng đau bụng, vị trí và tần suất đau (đau bụng trên hay đau bụng dưới) kèm theo các biểu hiện như buồn nôn, sốt, chán ăn, đi ngoài ra máu… để chẩn đoán bệnh ban đầu.

    Ngoài ra, dựa vào các dấu hiệu của phân hoặc nước tiểu cũng như các biểu hiện như vàng da, khó thở, lạnh run… khi đau bụng cũng xác định được các loại bệnh khác nhau liên quan tới vùng bụng trái.

    Sau khi xác định được vị trí đau và các biểu hiện cụ thể, để biết chính xác bệnh gặp phải sẽ tiến hành một trong các phương pháp chẩn đoán khác như

    5.1 Siêu âm bụng tổng quát

    Nhằm khảo sát các khối u hoặc viêm hạch ổ bụng hoặc phát hiện sớm lồng ruột hoặc các dấu hiệu bất thường của các bệnh:

    – Viêm tuyến tụy, lá lách to

    – Liên quan tới hệ tiết niệu: tắc nghẽn thận, sỏi thận, ung thư bàng quang, niệu quản

    – Các bệnh liên quan tới hệ sinh dục: tử cung, buồng trứng, tiền liệt tuyến

    – Các bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa: viêm ruột thừa, đau dạ dày, các khối u, cục máu đông

    – Phát hiện phình động mạch chủ bụng, các chất lỏng tích tụ trong ổ bụng…

    5.2 Xét nghiệm máu ẩn trong phân

    Nhằm xác định bệnh cụ thể nếu gặp phải các triệu chứng bất thường như đau bụng dai dẳng:

    – Loét dạ dày

    – Loét tá tràng

    – Ung thư dạ dày

    Viêm loét đại tràng, polyp đại tràng, ung thư đại tràng

    – Tầm soát ung thư đường tiêu hóa

    5.3 Chụp X-quang

    Nhằm mục đích:

    • Tìm kiếm nguyên nhân gây đau, sưng ở bụng hoặc buồn nôn, ói mửa liên tục
    • Tìm nguyên nhân gây đau lưng dưới ở hai bên cột sống
    • Tìm sỏi trong túi mật, thận, niệu quản hoặc bàng quang
    • Tìm không khí bên ngoài ruột
    • Tìm vật bị nuốt phải hoặc đưa vào khoang cơ thể

    5.4. Nội soi dạ dày, đại tràng

    Trong trường hợp chưa xác định được tình trạng, vị trí tổn thương, nguyên nhân tổn thương ngay cả khi đã chụp X-quang, siêu âm, buộc phải quan sát trực tiếp.

    Nội soi đại tràng hoặc ổ bụng, dạ dày nhằm mục đích hỗ trợ chẩn đoán các vấn đề của đường tiêu hóa.

    6. Đau bụng bên trái – Khi nào nên tới gặp bác sĩ?

    chẩn đoán đau bụng bên trái

    Các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng để phát hiện chính xác nguyên nhân gây đau bụng trái.

    Ngay khi có những triệu chứng đau bên trái không rõ nguyên nhân, bạn nên tới các cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị kịp thời. Cụ thể:

    • Đau đột ngột, dữ dội
    • Sốt
    • Phân lẫn máu
    • Buồn nôn và nôn mửa kéo dài
    • Sút cân
    • Đau dữ dội khi chạm vào bụng
    • Sưng bụng
    • Cơn đau kéo dài mặc dù đã sử dụng các biện pháp điều trị tại nhà

    7. Một số bài thuốc dân gian chữa đau bụng bên trái

    Trong trường hợp biết được nguyên nhân dẫn tới triệu chứng đau bụng trái có liên quan tới các bệnh lý, người bệnh nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

    Ngoài ra, nếu có tư vấn của bác sĩ sử dụng các bài thuốc dân gian, bạn có thể làm theo các cách dưới đây:

    7.1 Sử dụng gừng tươi

    Gừng tươi có tính ấm, có tác dụng làm ấm bụng, giảm các cơn đau bụng hiệu quả.

    Khi xuất hiện đau bụng trái do rối loạn tiêu hóa, người bệnh có thể uống một cốc trà gừng ấm để cải thiện tình trạng.

    7.2 Uống nước mật ong ấm

    Mật ong được sử dụng để chữa nhiều bệnh lý khác nhau, được coi là chất kháng sinh tự nhiên giúp giảm nhanh các triệu chứng đau và ổn định hệ tiêu hóa.

    Sử dụng mật ong và nước ấm hoặc kết hợp với các thảo dược khác để giảm triệu chứng đau.

    Cách thực hiện:

    • Pha 1-2 thìa mật ong cùng nước ấm
    • Uống trực tiếp đến khi các triệu chứng thuyên giảm
    • Đối với người bị đau dạ dày, có thể sử dụng bài thuốc từ mật ong nghệ vàng, giúp kháng viêm, hỗ trợ tiêu hóa, giảm tình trạng đầy hơi, đau bụng, tăng cường lợi khuẩn cho đường ruột, giúp giảm đau dạ dày hiệu quả
    • Mật ong và bột chuối xanh có tác dụng nuôi dưỡng tế bào lớp lót ở dạ dày, ruột, giảm tình trạng viêm loét…
    • Người bệnh mắc viêm dạ dày có thể sử dụng một muỗng bột chuối xanh hòa với 1 muỗng mật ong và nước ấm mỗi ngày.

    7.3 Kết hợp giữa lá bạc hà, gừng, tỏi

    Cả ba vị này đều có tính ấm, giúp cải thiện triệu chứng đau bụng.

    Cách thực hiện:

    • Xay nhuyễn hỗn hợp gồm lá bạc hà, gừng, tỏi với nước ấm
    • Uống ngày hai lần.

    7.4 Sử dụng lá ổi giảm các cơn đau bụng 

    Một trong những dược liệu tự nhiên có thể kiểm soát cơn đau bụng rất tốt chính là lá ổi.

    Cách thực hiện:

    • Lấy một ít búp ổi non sao nóng với muối và đun sắc cùng một củ gừng đã nướng trong khoảng 15 phút
    • Mỗi ngày uống hai lần để đẩy lùi cơn đau bụng trái

    8. Phòng tránh đau bụng bên trái

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, để phòng tránh đau bụng bên trái, người bệnh cần thực hiện một số biện pháp như:

    • Tiến hành thăm khám sức khỏe định kì
    • Trước khi thăm khám không nên tự ý sử dụng các loại thuốc kê đơn mà không có chỉ định của bác sĩ
    • Không nên làm việc quá sức khi đau dữ dội
    • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học như ăn chậm nhai kỹ, tăng cường chất xơ, hạn chế dầu mỡ, bia rượu…
    • Uống đủ nước mỗi ngày
    • Hạn chế vận động mạnh, làm việc quá sức
    • Tránh tâm lý căng thẳng, mệt mỏi kéo dài
    • Tập thể dục, thể thao hàng ngày tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
    • Không nên bỏ bữa, nên ăn vào khung giờ cố định
    • Bổ sung các thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo tham khảo của các bác sĩ hoặc người có chuyên môn

    Trên đây là thông tin về đau bụng bên trái, nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh. Nếu xuất hiện triệu chứng đau vùng eo bên trái, đau bụng dưới bên trái kéo dài bạn nên tới các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. Mọi thắc mắc nào, vui lòng liên hệ qua hotline 0343.44.66.99 để được tư vấn giải đáp.

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    95.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    38 bình luận cho “Đau bụng bên trái là dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm không?”

    1. Đoàn trà my viết:

      Mong có bác sĩ phản hồi vào gmail ạ em dạo gần đây ăn ít nhưng bị đầy bụng và đau nhói bên trái là sao ạ

      • Chào bạn My, ngoài đầy bụng và đau bên trái ra thì bạn My còn các triệu chứng gì khác: ợ hơi ở chua ? Mỗi lần đau bụng có kèm đi vệ sinh không ? Với biểu hiện trên có thể bạn My đã bị rối loạn tiêu hóa. Trước hết, bạn My nên có 1 chế độ ăn uống hợp lý: ăn các thức ăn dễ tiêu, ít dầu mỡ, tránh các nước uống có ga và thức ăn chua cay. Nếu tình trạng vẫn tiếp diễn, bạn My nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và có kết luận chính xác nhất. Để được tư vấn cụ thể hơn, mời bạn gọi đến số 0343446699. Chúc bạn sức khỏe!

    2. Trí viết:

      Bác sĩ cho cháu hỏi cháu hay bị bao tử kêu ục ục nằm xuống thì nghe rõ hơn vs ăn lại khó tiêu nữa. Cho cháu hỏi cháu bị gì ạ. Bụng kêu như tiếng nước ấy ạ.

      • Chào bạn, tiếng “ục ục” đôi khi là tiếng kêu sinh lý do hệ tiêu hóa phát ra khi đang nhào trộn thức ăn, đẩy dịch vị,…nhưng đôi khi cũng báo hiệu rối loạn tiêu hóa khi tình trạng này xảy ra thường xuyên. Để cải thiện tình trạng trên, bạn có thể chia nhỏ bữa ăn, khi ăn cố gắng ăn chậm, nhai kĩ, đồng thời có thời gian ăn cố định, hạn chế ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu. Ngoài ra có thể tham khảo sử dụng một số sản phẩm có nhiều thành phần thảo dược để hỗ trợ giảm các triệu chứng trên nhé.

    3. Nguyễn Thị Thúy Liên viết:

      Mong bác sĩ tl gmail ạ em bị đau bụng dưới chậm kinh khoãng 1tuần và hôm nay đau lên trên bụng trái r sang bụng phải tụt cân

      • Chào bạn Liên, biểu hiện đau bụng dưới kèm theo chậm kinh xảy ra do nhiều nguyên nhân, có thể là viêm phụ khoa, rối loạn kinh nguyệt hoặc thậm chí mang thai. Vì vậy, để được tư vấn cụ thể hơn, bạn vui lòng để lại thêm thông tin: Bạn có thường xuyên bị chậm kinh hay viêm nhiễm phụ khoa hay không? Tụt cân bao nhiêu kg trong thời gian bao lâu?…Hoặc bạn có thể gọi điện thoại đến số 0343446699 để được hỗ trợ trực tiếp. Công ty đã phản hồi đến gmail của bạn rồi ạ.

    4. Hưng nguyễn viết:

      E uống Nước nhiều nhưng ít tiểu cho e hỏi đây có phải là bệnh ko ạ

      • Chào Hưng, một ngày bạn đi vệ sinh khoảng bao nhiêu ml nước tiểu? Có sốt kèm theo hay tình trạng Nếu lượng nước tiểu nhỏ hơn 400 ml/ ngày được đánh giá là thiểu niệu. Nguyên nhân có thể là do viêm nhiễm đường tiết niệu, sử dụng 1 số thuốc hoặc bệnh lý tại thận,…Vì vậy, bạn có thể theo dõi lượng nước tiểu của mình nhé. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cung cấp đầy đủ nước, khi uống lưu ý uống từ từ, không bổ sung một cách ồ ạt. Chúc bạn sức khỏe!

    5. Đỗ Ngọc viết:

      Chào bác sĩ ! Cho e hỏi bình thường hàng ngày trước bữa ăn e ko đau , nhưng khi ăn xong e hay bị đau bụng bên trái , đau âm ỉ , e có uống mật ong nghệ vàng trong 5 tháng vẫn vậy , đi khám thì nội soi có khuẩn HP . Theo bác sĩ nên đi nội soi lại hay kiên trì sử dụng các bài thuốc ạ . Cảm ơn bác sĩ !

      • Chào bạn, bạn không nói rõ sau khi khám nội soi có khuẩn HP bác sĩ đã kê kháng sinh chưa và bạn có tuân thủ điều trị chưa? Bạn nên đi khám các bác sĩ chuyên khoa về tiêu hóa để nội soi và dùng phác đồ điều trị diệt vi khuẩn HP. Nếu nguyên nhân chính gây tình trạng bệnh của bạn là vi khuẩn HP thì bạn nên sử dụng kháng sinh để tiêu diệt tận gốc tránh trường hợp tái lại nhiều lần bạn nhé.

    6. nguyễn thị hội viết:

      cho em hỏi em thường bị đau bụng bên trái âm ỉ là do nguyên nhân gì,em thường bị đau bụng âm ỉ bên trái vị chí đau thường lằm ở dưới sương mạng sườn ạ

      • Chào bạn, đau bụng âm ỉ bên trái có thể do nhiều bệnh lý gây ra như: đau bụng do viêm đại tràng, viêm tụy cấp, viêm thận, sỏi thận,… Bạn có thể cung cấp thêm thông tin về triệu chứng bệnh cũng như lối sống sinh hoạt của bạn để Tâm Bình hỗ trợ cụ thể hơn? Hoặc bạn có thể đến cơ sở y tế khám để được chẩn đoán và dùng thuốc sớm? Chúc bạn chóng khỏe.

    7. Trang viết:

      Chào bác sĩ ạ. Cho e hỏi là mấy ngày gần đây em ăn xong là bị đau bụng bên trái và bụng phình ra. Và em đi đại tiênn rất nhiều lần trong ngày, nhưng phân bình thường ạ. E có tiền sử vị trào ngược dạ dày. Mong bác sĩ giúp em với ạ

      • Chào bạn, hiện tượng bụng phình to là do bạn bị bệnh lý đường tiêu hoá khiến cho nhu động ruột co bóp bất thường, thức ăn bị ứ trệ gây ra tích hơi và thức ăn khiến căng chướng bụng. Bạn nên đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và có phương án nội soi, xét nghiệm giúp xác định chính xác tình trạng bệnh dạ dày của bạn để điều trị dứt điểm. Chúc bạn chóng khoẻ.

    8. Lien viết:

      Chào b si e thỉnh thoảng bị đau ben trái mà thang này còn quá kinh Nguyệt chưa thấy gi .na mua que về thử vẫn 1vach

    9. Tuyết anh viết:

      Chào bsi gần đâyee đang đến ngày hành kinh nhưng e liên tục bin đau nhói bụng dưới bênh trái và thimhr thoảng có đau xuống xương chậu cũng vùng đùi bên trái bsi xem e có nên dùng thuốc hay đi khám ko ạ

      • Chào bạn, trường hợp của bạn nhiều khả năng do đau bụng kinh, nhưng có một số bệnh lý khác cũng có thể gây ra triệu chứng đau nhói bụng trái như viêm tuỵ, đại tràng…. Ngoài các biểu hiện đã nêu bạn còn có gì bất thường khác không? VD nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, phân lỏng… Bạn nên đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám xác định chính xác nguyên nhân từ đó cho thuốc điều trị bạn nhé.

    10. Phúc viết:

      Bác sĩ ơi em đang bị đau bụng bên trái cứ đầy đầy sao, đi vệ sinh ra ít phân nó đặc sệt có lúc không ra

      • Chào bạn, tình trạng này diễn ra bao lâu rồi? bạn bị đau bụng trên rốn hay dưới rốn? Có nhiều căn bệnh có thể gây ra đau bụng bên trái như hội chứng ruột kích thích, bệnh đại tràng, viêm ruột… Bạn nên đi khám cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám trực tiếp triệu chứng, tiền sử bệnh và có biện pháp chẩn đoán chính xác hơn. Chúc bạn sức khoẻ!

    11. Ly viết:

      Chào bác sĩ em bị đau nhức ở bụng bên trái là bị gì

      • Chào bạn, Bạn bị tình trạng này bao lâu rồi? Ngoài đau bụng bên trái ra bạn còn có triệu chứng gì bất thường không? Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây đau nhức bụng bên trái, từ rối loạn tiêu hoá cho đến viêm đại tràng, viêm túi thừa, sỏi thận… Bạn nên đến khám cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám chẩn đoán chính xác nhất. Nếu có thêm thắc mắc bạn có thể trả lời xuống hoặc gọi cho dược sĩ Tâm Bình hotline: 0343446699 để được hỗ trợ giải đáp nhé.
        Chúc bạn sớm khoẻ!

    12. Mỹ viết:

      Chào bác sĩ, em bị đau bụng dứoi bên trái có khi đau lan xuống phía đùi một chút, âm ỉ có khi như bị sốc hông nhưng không phải, chậm kinh( nhưng không do mang thai) thì là triệu chứng của bệnh gì ạ?

      • Chào bạn, tình trạng chậm kinh, đau bụng dưới có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, ngoài việc mang thai có thể do rối loạn hormon (do dinh dưỡng, stress hoặc bệnh lý tuyến giáp, tuyến yên). Có thể do tác dụng phụ của các loại thuốc như: thuốc tránh thai, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm. Cũng có thể do bệnh lý như bệnh phụ khoa…
        Tình trạng của bạn diễn ra bao lâu rồi? Bạn có còn triệu chứng bất thường nào khác nữa không? Bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám để được xét nghiệm, chẩn đoán chính xác nhất nhé.
        Chúc bạn sức khoẻ!

    13. cao huy hiệu viết:

      chào bác sĩ ! bác sĩ cho em hỏi thời gian gần đây em thường xuyên bị đau vùng bụng dưới bên trái , đau âm ỉ và có lúc đau thành cơn , khi hít hơi sâu thì đau nhói không chịu được ạ , mong bác sĩ tư vấn giúp em ạ

      • Chào bạn, hiện tượng đau bụng dưới bên trái có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là bệnh lý ở đường tiêu hoá như viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, cũng có thể là do bệnh lý thận, tiết niệu. Bạn có bất thường gì trong tiểu tiện hoặc đại tiện không? Bạn có để ý khi cơn đau thành cơn là vào thời điểm nào không (khi đói hoặc sau khi ăn…) Bạn có thể để lại số điện thoại hoặc cung cấp thêm thông tin để Tâm Bình hỗ trợ bạn nhé, hoặc bạn có thể gọi vào tổng đài chăm sóc sức khoẻ miễn phí của Tâm Bình 0343446699 để được hỗ trợ giải đáp.
        Chúc bạn sức khoẻ!

    14. Trang viết:

      Chào bác sĩ, e bị đau bụng vùng bên trái khi đi vệ sinh mới hết đau tinh trạng này kéo dài khoảng 1 tuần rội ạ không biết e bị gì mong bác sĩ tư vấn

      • Chào bạn, tình trạng đau bụng và phải đi vệ sinh cơn đau mới giảm đi, kéo dài nhiều lần khả năng cao bạn đã bị bệnh lý viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích.
        Bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám nội soi nhằm có phác đồ điều trị từ sớm phù hợp bạn nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    15. Quỳnh viết:

      Bác sĩ cho em hỏi trước đây e bị sỏi thận bên trái và đã hết nhưng hiện tại mỗi lúc e nằm xuống tay e đặt lên bụng trái e nhấn xuống cảm giác phần bên trái căng nhức vậy có sao k ạ… mong bác sĩ phản hồi ạ

      • Chào bạn, đau bụng, căng nhức phía bên trái có thể do nhiều bệnh lý gây ra như: Sỏi thận, nhiễm trùng đường tiểu, viêm ruột thừa, viêm loét dạ dày tá tràng… Bạn có thể cung cấp thêm thông tin cho Tâm Bình được không? Ngoài đau bụng bên trái bạn có triệu chứng nào khác không? Có thể kể sơ qua về tiền sử sỏi thận (mức độ nặng nhẹ, điều trị)… Có như vậy Tâm Bình mới cung cấp thông tin đầy đủ giúp bạn được.
        Bạn có thể gọi vào tổng đài chăm sóc sức khỏe của Tâm Bình để được hỗ trợ nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    16. XuyenVu viết:

      Bác sĩ cho em hỏi . Gần đây e đau âm ỉ vùng dưới bầu ngực trái, gần mạng sườn. Bình thường hoạt động thì không đau, nhưng cơn đau xuất hiện khi nằm ngủ ban đêm. Tới sáng thì hết. Không biết dấu hiệu trên là bị vấn đề gì ạ? Mong bác sĩ tư vấn!

      • Chào bạn! Có nhiều nguyên nhân gây đau ngực: Do đau dạ dày – thực quản, bệnh mạch vành, đau thần kinh liên sườn, bệnh màng ngoài tim, bệnh phổi, đau cơ… Khi nói cơn đau thắt ngực thì thường chúng ta nghĩ tới bệnh mạch vành trước tiên. Tuy nhiên ở tuổi trẻ như bạn thì nguy cơ bị bệnh mạch vành không cao, trừ khi có béo phì, mắc tiểu đường, tăng huyết áp, hút thuốc lá, bị tăng Cholesterol có yếu tố gia đình. Tốt nhất bạn nên đi khám cơ sở y tế để chẩn đoán
        và điều trị sớm bệnh nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    17. Tân Lộc viết:

      Cho e hỏi cứ mỗi lần khuya e ngủ đau tiểu và đau âm ỉ dưới bụng, nhưng khi tiểu ra lúc hết đau và đau, có khi e uống nhiều nước như lại tiểu đau rát và uống nước nhiều lại thì cảm giác hết đau, có khi đi tắm biển lại cảm giác lạnh muốn tiểu nhiều lần thì cảm giác rát và đau trong bóng đái là sao ạ

      • Chào bạn, triệu chứng của bạn gợi ý nhiều đến các bệnh lý viễm nhiễm, tắc nghẽn của thận, bàng quang. Bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh từ đó sẽ có biện pháp điều trị hiệu quả.
        Chúc bạn sức khỏe!

    18. Ly viết:

      Bs ơi cho e hỏi bên bụng trái e bị phìn to ra hơn bên phải mà mỗi khi e ngồi hoặc nằm bên trái e cảm thấy như trong bụng có gì đó cộm cộm mặc dù e ko thấy đâu bụng gì hết vs lại e hay bị nhức bên chân trái mỗi khi ngồi co chân lên cho e hỏi có bị sao ko ạ

      • Chào bạn!
        Bụng bên trái phình to có thể do 1 số nguyên nhân như: U hạch, đầy hơi, bệnh đại tràng,…
        Để chẩn đoán chính xác, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.
        Nếu bạn cần hỗ trợ gì thêm có thể để lại thông tin hoặc gọi số 0343446699 để được các dược sĩ tư vấn cụ thể.
        Chúc bạn sức khỏe!

    19. Trang viết:

      Chào bác sĩ e bị đau mạn sườn trái vùng eo và phần bụng trái cho e hỏi đấy là dấu hiệu bệnh gì ạ

      • Chào bạn! Bạn chia sẻ cụ thể thêm các triệu chứng khó chịu kèm theo để có thêm cơ sở nhận định được tình trạng của mình. Vì đau bụng mạn sườn bên trái do rất nhiều nguyên nhân cụ thể và kèm theo các triệu chứng điển hình như trong bài viết chia sẻ. Để xác định được chính xác nguyên nhân bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị sớm bạn nhé.Cần tư vấn về chăm sóc sức khỏe bạn có thể liên hệ hotline 0343 446699 để được hỗ trợ nhé.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Viêm đại tràng thể táo bón: Nguyên nhân và cách chữa trị 27/05/20
      Viêm đại tràng thể táo bón là dạng rối loạn chức năng của đại tràng, nếu không được phát hiện…
      Rối loạn tiêu hóa kiêng ăn gì và nên ăn gì? Lời khuyên của chuyên gia 11/04/20
      Rối loạn tiêu hóa kiêng ăn gì và nên ăn gì là thắc mắc của nhiều người. Bởi chế độ…
      Chữa viêm đại tràng bằng nghệ – TOP 4 cách cải thiện bệnh hiệu quả 22/02/20
      Chữa viêm đại tràng bằng nghệ là phương pháp được nhiều người truyền tai nhau, bởi tính tiện dụng khi…
      TPBVSK Đại tràng Tâm Bình: Công dụng, thành phần và liều dùng 26/12/19
      Ngay từ khi có mặt trên thị trường, thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Đại tràng Tâm Bình đã…
      Xem thêm