Bệnh Crohn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Bệnh Crohn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Tham vấn y khoa: Ths.Ds Nguyễn Minh Hoàng

    Biên tập viên: Trang Vũ

    06/11/23

    Bệnh crohn là một trong những bệnh lý viêm nhiễm xảy ra tại đường tiêu hóa. Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh sẽ gặp phải một loạt các triệu chứng gây hại sức khỏe như đau bụng, tiêu chảy, phân lẫn máu, sốt… Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, vùng viêm  sẽ lây lan nhanh chóng, gây loét và chảy máu đường tiêu hóa, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

    4.6/5 - (11 bình chọn)

    1. Bệnh crohn là bệnh gì?

    Bệnh Crohn, còn được gọi là viêm ruột từng vùng hoặc viêm hồi tràng, là một dạng bệnh viêm ruột (IBD). Tình trạng này gây viêm và kích thích đường tiêu hóa – đặc biệt là ruột non và ruột già. Bệnh Crohn có thể gây tiêu chảy và co thắt dạ dày. Bệnh có tính chất dai dẳng và không thể điều trị dứt điểm.

    Bệnh Crohn được đặt tên theo một vị bác sĩ tiêu hóa người Mỹ, Tiến sĩ Burrill Crohn (1884-1983). Ông là một trong những bác sĩ đầu tiên định nghĩa về căn bệnh này vào năm 1932.

    bệnh crohn là gì

    Bệnh Crohn thường xuất hiện ở những người trẻ tuổi trong khoảng 20-30 tuổi. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh như nhau ở cả 2 giới. Bệnh cũng có thể gặp ở trẻ nhỏ. Crohn thường xuyên tái đi tái lại khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, mệt mỏi và suy nhược, đôi khi có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

    2. Nguyên nhân bệnh crohn

    Hiện tại, nguyên nhân chính xác của bệnh Crohn vẫn chưa được biết. Trước đây, người ta nghi ngờ do chế độ ăn kiêng và tình trạng căng thẳng dẫn đến bệnh. Nhưng giờ đây các bác sĩ cho biết rằng những yếu tố này làm nặng thêm tình trạng nhưng không phải là nguyên nhân dẫn đến Crohn. Một số yếu tố như di truyền và có vấn đề về hệ thống miễn dịch đóng vai trò nhất định trong sự phát triển của bệnh Crohn.

    2.1 Bất thường ở hệ thống miễn dịch

    Giả thuyết cho rằng do một số loại virus hoặc vi khuẩn kích hoạt bệnh Crohn. Khi hệ thống miễn dịch của người bệnh cố gắng chống lại vi sinh vật xâm nhập thì xảy ra phản ứng miễn dịch bất thường. Điều này khiến hệ thống miễn dịch nhầm lẫn không chỉ tấn công vi sinh vật xâm nhập mà tấn công luôn các tế bào trong đường tiêu hóa. Từ đó, dẫn đến viêm mãn tính và tổn thương các mô ruột.

    2.2 Do di truyền

    Bệnh crohn có tính chất di truyền trong gia đình. Nếu bạn có cha mẹ, anh chị em hoặc thành viên khác trong gia đình mắc bệnh Crohn, hoặc bệnh viêm ruột… bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.

    Ngoài ra, một số yếu tố có lợi cho sự xuất hiện hoặc khiến bệnh nặng thêm, phải kể đến như:

    2.3 Nguy cơ từ hút thuốc lá

    Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh Crohn gấp hai lần so với người không hút thuốc. Hút thuốc lá cũng làm nặng thêm các triệu chứng, làm giảm hiệu quả của điều trị và tăng nguy cơ biến chứng. Do vậy, ngừng hút thuốc lá được khuyến cáo ở những người mắc bệnh Crohn.

    2.4 Nhiễm khuẩn đường ruột gây viêm

    Một số loại virus hoặc vi khuẩn có thể gây viêm đường ruột, làm tăng nguy cơ mắc bệnh Crohn.

    Vi khuẩn liên quan đến bệnh Crohn: Mycobacterium avium paratuberculosis, Escherichia coli, Listeria monocytogenes, Mycobacterium tuberculosis, Yersinia enterocolitica…

    Một số loại virus liên quan đến Crohn:  Cytomegalovirus, Epstein-Barr virus, herpes simplex virus…

    2.5 Do dùng thuốc

    Một số loại thuốc có thể gây kích ứng đường ruột, làm tăng nguy cơ mắc bệnh Crohn. Các loại thuốc này có thể bao gồm các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen, naproxen, aspirin…; các thuốc chống sinh như amoxicillin, tetracycline, metronidazole…; các thuốc trị mụn như isotretinoin…

    nguyên nhân gây bệnh crohn đại tràng

    3. Đối tượng dễ mắc bệnh crohn

    Theo các chuyên gia y tế, các đối tượng sau có nguy cơ cao mắc phải hội chứng IBD:

    • Tuổi tác: Như đã nói ở trên, bệnh crohn có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, độ tuổi khoảng 20-30 tuổi sẽ có nguy cơ mắc phải căn bệnh này cao hơn.
    • Chủng tộc: Nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người da trắng và người gốc Đông Âu (Ashkenazi) có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.
    • Tiền sử gia đình: Nếu Có đến 1/5 người mắc bệnh Crohn có thành viên gia đình mắc bệnh này hoặc liên quan đến bệnh viêm ruột.
    • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát và quan trọng nhất để phát triển bệnh Crohn. Hút thuốc cũng khiến bệnh nặng hơn và nguy cơ người bệnh phải phẫu thuật cao hơn.
    • Người dùng thuốc chống viêm không steroid.
    • Nếu người bệnh sống ở khu vực thành thị hoặc công nghiệp, có nhiều khả năng sẽ mắc bệnh Crohn. Điều này cho thấy các yếu tố môi trường, bao gồm chế độ ăn nhiều chất béo hoặc thực phẩm chế biến sẵn đóng một vai trò quan trọng khiến nguy cơ mắc crohn tăng lên.

    4. Cách nhận biết triệu chứng bệnh crohn

    Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh có thể gặp phải tất cả các triệu chứng của bệnh Crohn từ nhẹ đến nặng. Thông thường, các triệu chứng bệnh sẽ tiến triển từ từ. Tuy nhiên, cũng có những lúc triệu chứng xuất hiện đột ngột và không có dấu hiệu báo trước.

    Dưới đây là các triệu chứng của bệnh crohn điển hình:

    4.1 Dấu hiệu bệnh crohn cấp tính 

    • Tiêu chảy
    • Sốt
    • Cơ thể mệt mỏi
    • Đau vùng bụng và thường xuyên bị chuột rút
    • Quan sát thấy máu lẫn trong phân, có thể do bạn mắc phải bệnh crohn đại tràng.
    • Viêm loét miệng, nhiệt miệng
    • Mất hoặc giảm cảm giác thèm ăn.
    • Cân nặng giảm sút
    • Có cảm giác đau gần hoặc xung quanh hậu môn

    4.2 Triệu chứng bệnh Crohn nặng

    Khi bệnh ở giai đoạn cấp tính, nếu không được phát hiện và điều trị sớm, IBD sẽ nhanh chóng chuyển biến sang giai đoạn mạn tính. Lúc này, người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng như:

    • Bị viêm mắt, đau mắt, viêm da, viêm khớp.
    • Đường ống mật, gan cũng bị viêm.
    • Trẻ mắc phải bệnh lý này sẽ chậm lớn, chậm phát triển các đặc tính sinh dục ở tuổi dậy thì.

    5. Bị bệnh crohn khi nào cần gặp bác sĩ

    Các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng, ngay khi gặp phải các triệu chứng bệnh crohn kể trên hoặc thấy những thay đổi bất thường về đại tiện, hay những dấu hiệu dưới đây thì cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất:

    • Thường xuyên bị đau bụng, đau bụng dữ dội
    • Phát hiện trong phân có lẫn máu, tình trạng này kéo dài.
    • Bị tiêu chảy liên tục, đã sử dụng thuốc do bác sĩ kê đơn nhưng không đáp ứng thuốc.
    • Cơ thể mệt mỏi, sốt kéo dài không rõ nguyên nhân.
    • Giảm cân nặng không rõ nguyên nhân

    6. Chẩn đoán bệnh crohn

    Nếu bạn phát hiện bản thân có những triệu chứng bất thường về đường tiêu hóa. Hãy chủ động đi thăm khám tại những cơ sở y tế chuyên khoa uy tín. Tại đây, bác sĩ sẽ áp dụng một số phương pháp y khoa để chẩn đoán chính xác bệnh lý này. Cụ thể như:

    • Xét nghiệm máu
    • Nội soi: Sử dụng một ống sợi quang được đưa vào trực tràng trong khi bệnh nhân được gây mê. Để quan sát và đánh giá niêm mạc ruột già và bấm sinh thiết.
    • Chụp cắt lớp vi tính (CT)
    • Chụp X-quang thực quản, dạ dày- ruột sau bơm Barit.
    • Nội soi dạ dày.
    • Soi đại tràng sigma

    ➤ Có thể bạn quan tâm: Nội soi đại tràng là gì? Cách thực hiện ra sao và nguy hiểm không?

    7. Biến chứng của bệnh crohn

    Crohn không chỉ làm suy giảm chất lượng cuộc sống, làm suy giảm sức khỏe, nếu không được phát hiện, đi thăm khám và điều trị kịp thời, bệnh còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như:

    7.1 Viêm loét đường tiêu hóa

    Khi không được điều trị dứt điểm, tình trạng viêm loét đường tiêu hóa sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Viêm nhiễm có thể lây lan nhiều vị trí như: miệng, dạ dày hoặc trực tràng. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt, cũng như sức khỏe của người bệnh.

    biến chứng nguy hiểm của bệnh crohn

    Một số biến chứng người bệnh crohn có thể gặp phải

    7.2 Xuất hiện các lỗ rò

    Đôi khi vết loét có thể lan rộng hoàn toàn qua thành ruột, tạo ra lỗ rò – một kết nối bất thường giữa các bộ phận khác nhau của cơ thể. Các lỗ rò có thể phát triển giữa ruột và da hoặc giữa ruột và cơ quan khác. Rò gần hoặc xung quanh vùng hậu môn là loại phổ biến nhất.

    Đường rò không được khắc phục sẽ giãn rộng, thực phẩm có thể lọt qua các khu vực rò ruột. Trong trường hợp có lỗ rò ngoài da, bạn sẽ thấy trên da bị thoát dịch. Những đường rò này nếu không được điều trị kịp thời, sẽ dẫn đến viêm nhiễm, tạo thành áp xe, có thể đe dọa tính mạng.

    7.3 Tắc nghẽn đường ruột

    Crohn có thể ảnh hưởng đến toàn bộ độ dày của thành ruột. Theo thời gian, các phần của ruột có thể hình thành sẹo gây hẹp ruột, làm cản trở sự dịch chuyển của thức ăn và chất thải.

    Tắc ruột có thể gây ra đau bụng, nôn mửa, cứng bụng, táo bón.

    Trên thực tế có rất nhiều trường hợp bị tắc nghẽn đường ruột do hội chứng crohn gây nên, phải phẫu thuật để loại bỏ phần ruột bị bệnh.

    7.4 Nứt kẽ hậu môn

    Do nhiễm trùng hoặc viêm gây ra vết rách nhỏ ở mô lót hậu môn hoặc quanh hậu môn. Nứt hậu môn có thể gây ra đau, chảy máu, ngứa hoặc dò hậu môn. Nứt hậu môn có thể được điều trị bằng thuốc, xông hơi, ngâm nước ấm hoặc phẫu thuật.

    7.5 Suy dinh dưỡng

    Do tiêu chảy, kém ăn, rối loạn hấp thu, nhiễm trùng, viêm, tăng nhu cầu năng lượng của cơ thể. Suy dinh dưỡng có thể gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, nhợt nhạt, khó thở, đau đầu, chóng mặt.

    7.6 Ung thư đại tràng

    Tình trạng viêm mạn tính gây ra sự biến đổi của các tế bào niêm mạc ruột, làm tăng nguy cơ phát triển ung thư, đặc biệt là ung thư đại tràng.

    Người mắc bệnh Crohn nên sàng lọc ung thư đại tràng thường xuyên, đặc biệt là những người mắc bệnh lâu năm, nhiều phần ruột bị ảnh hưởng và viêm nặng.

    Ung thư ruột có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy có máu, đau bụng, giảm cân, táo bón, khó tiêu. Ung thư ruột có thể được điều trị bằng phẫu thuật, hóa trị, xạ trị hoặc thuốc sinh học.

    7.7 Một số biến chứng khác

    Ngoài viêm và loét ở đường tiêu hóa, hội chứng Crohn có thể gây ra vấn đề trong các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như: sỏi thận, sỏi mật, viêm ống mật, viêm khớp, viêm mắt hoặc da, phát ban, thiếu máu, hình thành cục máu đông…

    8. Điều trị bệnh crohn hiệu quả

    Các chuyên gia y tế cho biết, hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh crohn. Hầu hết các cách điều trị chỉ giúp giảm các chứng viêm, hạn chế các biến chứng do bệnh crohn gây ra. Do đó, người mắc phải hội chứng crohn, crohn đại tràng cần kiên trì dùng thuốc lâu dài.

    8.1 Điều trị thuốc

    Theo các bác sĩ chuyên khoa, điều trị bệnh crohn bằng thuốc cần phải tuân thủ theo nguyên tắc “tấn công” trong giai đoạn cấp tính. Sau đó, điều trị duy trì ở giai đoạn bệnh đã thuyên giảm. Dưới đây là một số loại thuốc điều trị bệnh crohn:

    Thuốc chống viêm

    Các thuốc này có tác dụng làm giảm viêm, làm dịu các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, sốt.

    Thuốc chống viêm thường là bước đầu tiên trong điều trị crohn. Các thuốc này có thể bao gồm thuốc corticosteroid (như prednisone, budesonide…)

    Corticosteroid có thể được sử dụng để cải thiện triệu chứng ngắn hạn (3-4 tháng). Corticosteroid cũng có thể được sử dụng kết hợp với thuốc ức chế miễn dịch để nâng cao hiệu quả điều trị.

    Hoặc thuốc kháng viêm không steroid (như mesalazine, sulfasalazine…). Các thuốc này thường được dùng trong một thời gian ngắn để cải thiện nhanh chóng các triệu chứng, nhưng không phải là lựa chọn điều trị dài hạn vì có nhiều tác dụng phụ như tăng cân, loãng xương, nhiễm trùng, đái đường…

    thuốc chống viêm điều trị bệnh crohn

    Thuốc chống viêm là nhóm thuốc đầu tay được chỉ định trong điều trị bệnh Crohn

    Thuốc ức chế miễn dịch

    Các thuốc này có tác dụng làm giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa sự tấn công của hệ thống miễn dịch vào đường ruột.

    Một số loại thuốc thuộc nhóm này gồm: thuốc thiopurine (như azathioprine, mercaptopurine…), thuốc methotrexate, thuốc cyclosporine, thuốc tacrolimus…

    Thuốc ức chế miễn dịch thường được dùng để thuyên giảm, ngăn ngừa tái phát và giảm liều thuốc corticosteroid. Các thuốc này cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như nhiễm trùng, gan nhiễm mỡ, tăng nguy cơ ung thư… cần hạn chế sử dụng.

    Các loại thuốc sinh học

    Có tác dụng nhắm mục tiêu đến các yếu tố gây viêm cụ thể trong cơ thể. Các thuốc này có thể bao gồm thuốc infliximab, thuốc adalimumab, thuốc certolizumab, thuốc ustekinumab, thuốc vedolizumab…

    Thuốc sinh học thường được dùng cho những trường hợp bệnh Crohn nặng hoặc không phản ứng với các loại thuốc khác.

    Một số tác dụng phụ cần lưu ý: Nhiễm trùng, dị ứng, tăng nguy cơ ung thư…

    Các loại thuốc điều trị triệu chứng

    Ngoài việc kiểm soát tình trạng viêm, một số loại thuốc có thể được dùng để điều trị các triệu chứng hoặc biến chứng cụ thể của bệnh Crohn. Chẳng hạn như thuốc chống tiêu chảy, thuốc chống đầy hơi, thuốc giảm đau, thuốc chống nhiễm trùng, thuốc bổ sung sắt, vitamin B12, axit folic, canxi, vitamin D…

    Các thuốc này thường được dùng kết hợp với các loại thuốc chính để cải thiện chất lượng cuộc sống và sức khỏe của bệnh nhân.

    8.2 Phẫu thuật bệnh crohn

    Phẫu thuật có thể được dùng để điều trị các biến chứng của bệnh Crohn, như tắc ruột, nứt hậu môn, nhiễm trùng hậu môn, viêm túi mật, viêm ruột thừa, ung thư ruột…

    Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ một phần đường tiêu hóa bị tổn thương và sau đó nối lại các phần khỏe mạnh. Phẫu thuật cũng có thể được sử dụng để đóng lỗ rò và dẫn lưu áp xe.

    Lợi ích của phẫu thuật đối với bệnh Crohn thường là tạm thời. Bệnh thường tái phát, thường xuyên ở gần các mô được nối lại. Phẫu thuật cũng có thể gây ra các biến chứng như nhiễm trùng, chảy máu, rò ruột, suy dinh dưỡng, tiêu chảy, khó tiêu…

    9. Bệnh crohn nên ăn gì, kiêng gì?

    Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, ngoài việc phát hiện và điều trị sớm hội chứng crohn theo phác đồ mà bác sĩ đề ra. Người bệnh cần lưu ý về chế độ ăn uống hàng ngày. Bởi dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh giúp kiểm soát các triệu chứng, giảm thiểu tối đa nguy cơ tái phát bệnh.

    Nguyên tắc ăn uống

    • Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, tránh ăn quá no hoặc quá đói.
    • Ăn chậm, nhai kỹ, uống nước nhiều lần nhỏ giọt, tránh uống nước khi ăn.
    • Thích nghi với chế độ ăn uống tùy theo tình trạng bệnh. Có thể thay đổi chế độ ăn uống khi bệnh thuyên giảm hoặc tái phát.
    • Nên ghi nhật ký ăn uống để theo dõi các thức ăn có ảnh hưởng đến các triệu chứng và tình trạng bệnh.

    Thực phẩm nên ăn

    – Ăn nhiều rau củ quả, chất xơ, chất bổ sung sắt, vitamin B12, axit folic, canxi, vitamin D… để bổ sung chất dinh dưỡng, tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa thiếu máu, loãng xương, suy dinh dưỡng…

    – Uống đủ nước, ít nhất 2 lít mỗi ngày, để bù đắp nước mất đi do tiêu chảy, ngăn ngừa mất điện giải, mất nước, suy nhược. Nên uống nước lọc, nước sôi, nước trái cây, nước dừa, nước cháo… tránh uống nước ngọt, nước có ga, nước có cồn, nước đá…

    – Sử dụng các loại thực phẩm dễ tiêu, như cháo, súp, bánh mì, bánh quy, khoai tây, chuối, táo, gạo, thịt nạc, cá, trứng, sữa chua…

    Thực phẩm cần kiêng

    Tránh các thức ăn cay, nóng, chất kích thích, chất bảo quản… có thể kích thích hoặc làm tổn thương đường ruột, gây ra các triệu chứng táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, đau bụng…

    Các thực phẩm cụ thể cần hạn chế có thể kể đến như:

    • Thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc chiên rán
    • Thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp
    • Sản phẩm sữa béo chứa lactose
    • Nước giải khát có ga
    • Rượu bia, Caffein
    • Thực phẩm có thể gây đầy hơi , chẳng hạn như đậu và rau họ cải

    ➤ Xem thêm: Người bị viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện bệnh?

    10. Phòng tránh bệnh crohn

    Các cụ xưa có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, để có thể phòng tránh bệnh Crohn hiệu quả, mỗi chúng ta cần kết hợp một lối sống lành mạnh cùng chế độ ăn uống hợp lý.

    • Tập thói quen ăn uống, ngủ nghỉ sinh hoạt đúng giờ giấc…
    • Giữ tinh thần thoải mái, thường xuyên tâm sự hoặc trò chuyện với những người xung quanh để giải tỏa hết những lo âu trong lòng.
    • Không sử dụng các loại chất kích thích có hại cho sức khỏe như: rượu, bia, thuốc lá,…
    • Thường xuyên tập thể dục, tập thở và thư giãn tinh thần.
    • Ngưng hút thuốc lá.

    Kết luận chung

    Bệnh Crohn là một loại bệnh viêm ruột có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, thậm chí dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

    Nguyên nhân của bệnh Crohn vẫn chưa được biết chắc chắn, nhưng có thể do sự kết hợp của các yếu tố môi trường, miễn dịch và vi khuẩn ở những người nhạy cảm về mặt di truyền. Hiện nay, không có phương pháp điều trị nào có thể chữa khỏi bệnh Crohn. Mục tiêu của điều trị là làm giảm các triệu chứng, ngăn ngừa tái phát và xuất hiện biến chứng. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm thuốc, phẫu thuật, dinh dưỡng, lối sống.

    Để phòng ngừa và kiểm soát bệnh Crohn, người bệnh nên tuân thủ điều trị, theo dõi tình trạng bệnh, chăm sóc dinh dưỡng, ngừng hút thuốc, sàng lọc ung thư và tham khảo ý kiến bác sĩ khi có biểu hiện bất thường.

    Hi vọng bài viết tổng quan bệnh crohn vừa rồi, đã giúp mọi người hiểu hơn về căn bệnh này. Nếu có bất kỳ thắc mắc, các bạn có thể gọi đến tổng đài chăm sóc sức khoẻ miễn phí của Tâm Bình 0343.44.66.99 để được giải đáp cụ thể hơn.

    Chat với bác sĩ ngay

    Chat với bác sĩ ngay

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    95.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      [Tìm hiểu] Lá mơ có tác dụng gì? 6 bài thuốc tuyệt vời ít ai biết 19/11/21
      Nói đến lá mơ lông, người ta thường liên tưởng ngay tới các món nhiều đạm như: thịt chó, gỏi…
      5 vấn đề tiêu hóa cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng. Có thể bạn đang mắc phải! 14/12/19
      Xì hơi, chán ăn, chướng bụng… tưởng chừng chỉ là những rắc rối tiêu hóa trong cuộc sống hằng ngày,…
      Cà rốt chữa tiêu chảy như thế nào? – Tìm hiểu ngay! 02/10/20
      Bạn có biết cà rốt nằm trong danh sách những loại thực phẩm người bị tiêu chảy, rối loạn tiêu…
      TPBVSK Đại tràng Extra Tâm Bình: Công dụng – Liều dùng – Lưu ý 11/03/21
      TPBVSK Đại tràng Extra Tâm Bình là sản phẩm mới của Dược phẩm Tâm Bình. Dựa trên cơ sở công…
      Xem thêm