Phân có màu xanh - Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Phân có màu xanh – Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

    Tác giả: Linh Chi

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    31/08/20

    Màu sắc của phân cũng phần nào phản ánh tình trạng sức khỏe, đôi khi nó là dấu hiệu của các căn bệnh bạn đang mắc phải. Bài viết sau sẽ lý giải nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa tình trạng phân có màu xanh. Đây cũng là câu trả lời cho thắc mắc của bạn Hoàng Anh (Kim Mã – Hà Nội) gửi tới cho chuyên gia của chúng tôi. 

    5/5 - (527 bình chọn)

    Câu hỏi về phân có màu xanh

    1. Phân có màu xanh là gì?

    Màu sắc phân bình thường ở người là màu nâu vàng do dịch mật kết hợp với thức ăn. Dịch mật có màu xanh vàng, được tạo ra ở gan và lưu trữ trong túi mật. Từ túi mật, dịch mật chảy vào ruột non giúp hệ tiêu hóa phân hủy và hấp thụ chất béo dễ dàng. Do tác động của vi khuẩn trong ruột già, dịch mật dần chuyển sang màu vàng nâu và thoát ra ngoài qua phân. Do đó, phân có màu vàng nâu đặc trưng.

    Nhưng đôi khi phân có thể chuyển sang màu sắc khác như đỏ, đen, đặc biệt là xanh. Cụ thể là: phân màu xanh đen, phân màu xanh rêu ở người lớn, phân cho màu xanh lá cây.

    Những thay đổi về màu sắc của phân không hẳn là dấu hiệu đáng lo ngại. Nhưng nếu tình trạng phân có màu xanh kéo dài kèm theo các triệu chứng khác thì có thể liên quan tới bệnh lý và bạn cần phải lưu tâm.

    Phân có màu xanh

    2. Triệu chứng đi kèm phân màu xanh

    Trong một số trường hợp, tình trạng phân có màu xanh đi kèm với các triệu chứng như:

    – Ngứa hậu môn

    – Rách hậu môn

    – Hay có cảm giác buồn đại tiện

    – Phân có lẫn máu

    – Chóng mặt

    – Buồn nôn hoặc nôn, có thể nôn ra máu

    Đau bụng đi ngoài

    Tiêu chảy kéo dài

    Khi xuất hiện các triệu chứng này, bạn nên tới các cơ sở y tế để được thăm khám, chuẩn đoán và điều trị kịp thời.

    3. Nguyên nhân khiến phân có màu xanh

    Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng phân xanh. Đó có thể là do chế độ ăn uống, tác dụng phụ của một số loại thuốc bạn đang sử dụng, do ảnh hưởng của thời kỳ mang thai, trẻ dùng sữa công thức. Những nguyên nhân này không đáng ngại. Tuy nhiên bạn cần chú ý tới những nguyên nhân bệnh lý.

    3.1. Ăn nhiều thực phẩm có màu xanh

    Có nhiều loại thực phẩm có màu xanh tự nhiên hoặc nhuộm xanh nhân tạo khi đi vào cơ thể sẽ khiến phân biển đổi thành màu xanh. Có thể kể đến là:

    – Rau: cải xoăn, cải bó xôi, bông cải xanh, rau ngót,…

    – Quả: việt quất, kiwi,…

    – Tảo, rong biển, cỏ lúa mì,…

    Rong biển

    Ăn nhiều rong biển làm phân có màu xanh

    3.2. Hệ tiêu hóa không kịp hấp thụ

    Trường hợp phân có màu xanh lá mạ, hơi ngả sang vàng, phân lỏng, nặng mùi và có lẫn thức ăn chưa tiêu hóa có thể là do hệ tiêu hóa không kịp hấp thụ. Do bạn ăn quá nhiều hoặc ăn những loại thực phẩm khó tiêu.

    3.3. Quá trình tiêu hóa bị đẩy nhanh

    Nếu đi ngoài phân xanh lá cây thì có thể là do quá trình tiêu hóa thực phẩm đã bị đẩy nhanh hơn bình thường. Điều này khiến dịch mật không kịp chuyển từ màu xanh vàng sang vàng nâu. Trường hợp này thường xảy ra khi bị tiêu chảy.

    3.4. Phản ứng phụ khi sử dụng thuốc

    Việc sử dụng thuốc kháng sinh và một số loại thuốc khác cũng khiến cho phân chuyển xanh.

    Thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt lợi khuẩn đường ruột, làm giảm số lượng vi khuẩn trong ruột già khiến dịch mật không chuyển sang màu vàng nâu.

    Một số loại thuốc và chất bổ sung cũng gây ra sự phân hủy sắc tố khiến phân có màu xanh như: thuốc chống viêm không steroid Indomethacin, thuốc tránh thai Medroxyprogesterone, thuốc nhuận tràng,… Đặc biệt là uống sắt phân có màu xanh.

    thuốc chống viêm không steroid Indomethacin

    Thuốc chống viêm không steroid Indomethacin gây tình trạng phân màu xanh

    3.5. Nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn khiến phân có màu xanh

    Các loại vi khuẩn, ký sinh trùng như salmonella, giardia, norovirrus, E.coli,… có thể khiến phân chuyển xanh. Đi kèm với đó có thể là đau bụng, sốt. Các loại vi khuẩn, ký sinh trùng thường sống trong thực phẩm tươi sống, chưa được nấu chín, nguồn nước bị ô nhiễm.

    3.6. Mảnh ghép chống tại vật chủ

    Những bệnh nhân bị ung thư, sau khi phẫu thuật cấy ghép tủy xương, nếu cơ thể từ chối bộ phận được cấy sẽ dẫn tới hiện tượng “mảnh ghép chống lại vật chủ”. Điều này dẫn đến tiêu chảy, phân xanh.

    3.7. Phân có màu xanh là biểu hiện của một số bệnh lý

    Phân có màu xanh là bệnh gì chắc hẳn là mối lo lắng của nhiều người khi gặp phải tình trạng này. Một số bệnh lý tiêu biểu có thể kể đến là:

    3.7.1. Bệnh Crohn khiến phân có màu xanh

    Đây là chứng bệnh viêm đường ruột mãn tính rất nguy hiểm, gây loét ruột non, ruột già, lan sâu vào các mô ruột và cả đường tiêu hóa. Hiện nay không có thuốc đặc trị bệnh Corhn, người bệnh chỉ có thể sử dụng thuốc giúp giảm triệu chứng, kiểm soát tình trạng viêm và ngăn ngừa biến chứng. Bệnh có thể thuyên giảm dần, tuy nhiên cũng rất dễ tái phát.

    3.7.2. Bệnh Celiac

    Bệnh Celiac là một bệnh lý đường ruột gây ra bởi tình trạng nhạy cảm với gluten có trong lúa mì, yến mạch. Nếu không được điều trị, bệnh Celiac có thể dẫn tới một số vấn đề về sức khỏe như loãng xương, u lympho ruột, vô sinh và một số bệnh tự miễn khác

    3.7.3. Hội chứng ruột kích thích

    Là một dạng rối loạn chức năng ở ruột già, gây đau quặn bụng, đầy hơi, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, phân không thành khuôn,… Muốn giảm hội chứng ruột kích thích có thể sử dụng thuốc tây và các bài thuốc dân gian.

    3.7.4. Viêm loét đại tràng

    Viêm loét đại tràng là tình trạng lớp niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm và tổn thương, khiến niêm mạc sưng đỏ, có thể xuất hiện các vết loét, xuất huyết hoặc hình thành ổ áp xe nhỏ.

    Để điều trị viêm loét đại tràng, bác sỹ sẽ chỉ định một số loại thuốc tây, phẫu thuật với trường hợp nặng hoặc bạn có thể dùng các bài thuốc dân gian nếu tình trạng bệnh nhẹ.

    Viêm loét đại tràng

    Viêm loét đại tràng có thể gây tình trạng phân có màu xanh

    3.7.5. Viêm đại tràng giả mạc

    Viêm đại tràng giả mạc là viêm đại tràng liên quan đến sự phát triển quá mức của vi khuẩn Clostridium difficile (C. diff). Bệnh xảy ra do việc sử dụng kháng sinh, hóa trị liệu.

    Xem thêm: Viêm đại tràng giả mạc: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

    3.8. Phân màu xanh đen do mang thai

    Mang thai làm thay đổi nội tiết tố, ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa, gây ra những biến đổi trong màu sắc phân. Do đó, ngoài các vấn đề về sức khỏe và chế độ ăn uống, phân màu xanh đen khi mang thai là hoàn toàn bình thường.

    Mang thai gây phân có màu xanh

    Mang thai gây ra những biến đổi trong màu sắc phân

    >> Đừng bỏ lỡ: Rối loạn tiêu hóa khi mang thai: Nguyên nhân, cách phòng tránh

    3.9. Phân có màu xanh ở trẻ nhỏ

    Theo Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi bé được một vài ngày tuổi, bé sẽ chuyển từ giai đoạn đi ngoài phân su (phân có màu xanh đen) sang giai đoạn đi ngoài ra phân trông giống như mù tạt và có màu hơi xanh. Khi bé lớn hơn một chút, màu bình thường của phân sẽ có sắc từ vàng nâu cho đến màu nâu sáng.

    Tuy nhiên, bạn cũng có thể bắt gặp trường hợp trẻ đi ngoài màu xanh. Đối với trẻ bú mẹ, hiện tượng này xảy ra khi trẻ chỉ bú lượng sữa đầu. Do đó, mẹ nên cho bé bú hết một bên ngực rồi mới chuyển bên.

    Trẻ uống sữa công thức đi ngoài màu xanh lá cũng là một hiện tượng phổ biến. Bên cạnh đó, trẻ đi ngoài phân xanh có thể do quá trình ăn dặm trẻ được cho ăn nhiều rau xanh hoặc trẻ được bổ sung sắt. Thậm chí có trường hợp là do trẻ có vấn đề về dạ dày.

    Phân có màu xanh ở trẻ nhỏ

    Phân màu xanh ở trẻ nhỏ

    4. Phân màu xanh có nguy hiểm không?

    Nếu tình trạng phân xanh là do bệnh lý mà không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ dễ gặp phải những biến chứng như:

    – Mất nước

    – Hạ Kali trong máu

    – Hội chứng kém hấp thụ

    – Suy dinh dưỡng

    Và những biến chứng nguy hiểm cụ thể của từng loại bệnh mắc phải.

    5. Chẩn đoán

    Để chẩn đoán bệnh, bác sỹ sẽ hỏi bệnh nhân về các triệu chứng, tiền sử bệnh, các loại thuốc đang sử dụng, các loại thực phẩm đã ăn gần đây. Đồng thời, bác sỹ có thể chỉ định thực hiện:

    – Chụp X-quang

    – Xét nghiệm phân

    – Phân tích nuôi cấy bệnh phẩm phân

    – Nội soi

    – Xét nghiệm máu

    6. Điều trị tình trạng phân có màu xanh

    Tùy vào từng nguyên nhân gây ra tình trạng phân xanh mà sẽ có hướng điều trị thích hợp.

    Nếu tình trạng này là do ăn nhiều thực phẩm có màu xanh, hệ tiêu hóa không kịp hấp thụ thức ăn thì chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống. Bạn có thể ăn các thực phẩm giàu chất xơ hòa tan để làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn.

    Nếu bắt nguồn từ việc sử dụng các loại thuốc khác thì bạn hãy thông báo với bác sỹ để có thể điều chỉnh lại đơn thuốc cho phù hợp.

    Đối với nguyên nhân từ các loại bệnh lý, bác sỹ sẽ xây dựng phác đồ điều trị cụ thể với từng loại bệnh, từng đối tượng cụ thể. Khi trị dứt điểm bệnh, hiện tượng phân xanh sẽ biến mất.

    7. Phòng ngừa tình trạng phân có màu xanh

    Tuy không phải tất cả các trường hợp phân xanh đều nguy hiểm nhưng để phòng ngừa bạn hãy thực hiện theo các gợi ý sau:

    – Bổ sung vào thực đơn các loại thực phẩm giàu chất xơ hòa tan như: đậu, táo, cà rốt, cam, quýt, yến mạch,…

    – Ăn chín, uống sôi. Chế biến kỹ thực phẩm, không ăn thức ăn chưa chín kỹ.

    – Không nên ăn quá nhiều, không ăn những loại thực phẩm khó tiêu, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ uống có gas, rượu, bia, chất kích thích.

    – Ghi lại những loại thực phẩm gây kích ứng đường ruột để loại bỏ trong thực đơn.

    – Uống đủ từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.

    Rượu bia

    Hạn chế rượu bia

    Trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng phân có màu xanh. Để xác định đúng nguyên nhân và tìm ra giải pháp điều trị phù hợp, bạn nên đến các cơ sở y tế. Và đừng quên rằng chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của bạn qua hotline 0865.344.349 hoặc chat trực tiếp. Chúc các bạn có thật nhiều sức khỏe!

    Chat với bác sĩ ngay

    Chat với bác sĩ ngay

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    95.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Bí kíp hồi phục hệ tiêu hóa “quá tải” sau Tết 22/01/20
      Đầy bụng, ăn uống không tiêu là “căn bệnh Tết” mà ai trong chúng ta cũng từng gặp phải. Những…
      Chụp X-quang đại tràng – Quy trình và lưu ý 07/02/23
      Chụp X-quang đại tràng là một trong những phương pháp chẩn đoán các vấn đề liên quan tới đại tràng…
      Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì kiêng gì? Chuyên gia mách bạn 17/09/21
      Tôi bị viêm loét dạ dày tá tràng, thường xuyên cảm thấy các cơn đau thượng vị sau ăn khoảng…
      Rối loạn tiêu hoá ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, cách xử lý 16/10/20
      Rối loạn tiêu hoá ở trẻ em gây nên tình trạng nôn chớ, đau bụng, tiêu chảy,… Bệnh có thể…
      Xem thêm