Hội chứng ruột kích thích ăn hải sản được không? Chuyên gia giải đáp!
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Hội chứng ruột kích thích ăn hải sản được không? Chuyên gia giải đáp!

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    Biên tập viên: Vũ Thị Hương

    23/03/21

    Hội chứng ruột kích thích ăn hải sản được không? Ăn sao cho đúng và có quy tắc gì cho người gặp phải hội chứng này hay không? Những thắc mắc của bạn sẽ được Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường giải đáp qua bài viết dưới đây.

    5/5 - (31 bình chọn)

    1. Hội chứng ruột kích thích ăn hải sản được không?

    Hội chứng ruột kích thích ăn hải sản được không?

    Hội chứng ruột kích thích ăn hải sản được không?

    Nhiều người cho rằng, người bị hội chứng ruột kích thích (IBS) dễ mẫn cảm với các loại đồ ăn, đặc biệt là hải sản như các loại cá hoặc các loại nhuyễn thể, giáp xác… Tuy nhiên, câu trả lời thì không như vậy.

    Hải sản được chia thành 2 nhóm, nhóm cá biển và các hải sản khác như tôm, cua, hàu, sò, ngao…

    Theo Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường, các loại hải sản hầu như không gây ảnh hưởng đối với người bị hội chứng ruột kích thích IBS và hoàn toàn có thể ăn được bởi:

    • Cấu trúc phân tử protein trong các loại cá biển nhỏ nên dễ tiêu hóa, không gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng như các loại thịt giàu đạm, dầu mỡ.
    • Hàm lượng omega-3 trong cá biển cao, giúp kháng viêm tốt, hạn chế viêm nhiễm trên thành niêm mạc đại tràng.
    • Đối với hải sản như tôm, cua, mực, hàu…nếu không bị dị ứng với các thành phần nào, người bị hội chứng ruột kích thích hoàn toàn có thể ăn với liều lượng nhất định.

    Xem thêmHội chứng ruột kích thích (IBS): Tất tần tật thông tin từ A-Z

    2. Nguyên tắc chế biến hải sản dành cho người bị hội chứng ruột kích thích

    Hải sản được phép cho vào chế độ ăn đối với người bị IBS, nhưng cần nắm được một số nguyên tắc khi ăn. Cụ thể:

    • Nên nướng trong túi giấy bạc để hạn chế dầu mỡ gây đầy bụng
    • Nên sử dụng chung cùng các thực phẩm trong nhóm FODMAP (húng quế, rau mùi, bạc hà, hương thảo, xạ hương, sả, gừng, kinh giới…)
    • Nên hấp chín hải sản, nếu muốn ăn các loại nhuyễn thể, nên thay thế tỏi hoặc hành tây bằng cách hấp cùng bia hoặc rượu
    • Muốn ăn món chiên nên sử dụng bột ngô thay vì bột mì
    • Sử dụng kèm cùng dầu ô liu, chanh, muối, hạt tiêu khi chế biến các loại cá

    3. Gợi ý một số món ăn từ hải sản cho người hội chứng ruột kích thích

    Ngoài các món hấp, luộc đơn giản, bạn có thể biến hóa các loại hải sản theo nhiều cách bằng một số món như:

    • Cá hồi sốt cam
    • Salad cá ngừ cùng cà chua, dưa chuột, rau diếp…
    • Cá nướng nguyên con với chanh, sả, rau gia vị
    • Hải sản hầm kiểu cioppino
    • Nghêu/ngao nướng kèm xúc xích khoai tây nghiền
    • Pasta tôm từ mì capellini
    • Hải sản sốt nước sốt tangy
    • Pate cá hồi

    4. Lưu ý khi sử dụng hải sản với người bị IBS

    lưu ý khi lựa chọn hải sản khi bị hội chứng ruột kích thích

    Cần lưu ý trong cách lựa chọn, chế biến hải sản.

    Ăn hải sản sẽ giúp bổ sung omega-3 cũng như hàm lượng protein chuỗi ngắn dễ tiêu hóa, không làm nặng thêm các triệu chứng như đầy hơi, tiêu chảy, táo bón bất thường. Đối với những người bị IBS, chế độ ăn uống vô cùng quan trọng bởi vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác để điều trị cụ thể.

    Do vậy, cần lưu ý khi lựa chọn các loại hải sản cho người gặp phải tình trạng này như:

    • Nên lựa chọn hải sản tươi sống, tránh các loại tẩm hóa chất, ươn, thối gây ngộ độc
    • Không ăn hải sản chưa chế biến kỹ
    • Không nên ăn các món gỏi, salad sống vì có thể chứa nhiều vi khuẩn và vi trùng tổn thương niêm mạc đại tràng
    • Nên chế biến theo kiểu hấp, luộc, nấu, tránh các loại chiên nhiều dầu mỡ
    • Chỉ ăn tối đa 3-4 bữa hải sản mỗi tuần và ăn có liều lượng
    • Nên dùng một lượng nhỏ để thử phản ứng cơ thể

    Trên đây là một số thông tin về hội chứng ruột kích thích ăn hải sản được không, những nguyên tắc và lưu ý khi ăn. Hãy chủ động tìm hiểu những thực phẩm dung nạp vào cơ thể để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

    Chat với bác sĩ ngay

    Chat với bác sĩ ngay

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    85.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Nội soi đại tràng là gì? Cách thực hiện ra sao và nguy hiểm không? 07/06/19
      Nói đến nội soi đại tràng, nhiều người không khỏi lo ngại sẽ gặp phải cảm giác đau, chướng bụng,…
      Immunecanmix: Xu hướng tiếp cận mới trong điều trị viêm đại tràng 01/03/21
      Immunecanmix là chất trợ sinh miễn dịch tự nhiên thế hệ mới đem lại những kết quả khả quan trong…
      Ung thư đại tràng nên ăn gì và kiêng gì? Lời khuyên từ chuyên gia 04/11/21
      Không chỉ quan tâm tới phác đồ điều trị, việc ung thư đại tràng nên ăn gì và kiêng gì…
      Bí kíp nói “KHÔNG” với viêm đại tràng mùa nắng nóng! 28/04/20
      Mùa hè, thời tiết nắng nóng, vi khuẩn phát triển mạnh, đồ ăn dễ bị ôi thiu cộng với thói…
      Xem tất cả bài viết