Viêm đại tràng ăn bánh trung thu được không? Chuyên gia mách bạn
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Viêm đại tràng ăn bánh trung thu được không? Chuyên gia mách bạn

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    30/09/20

    Tôi đi khám phát hiện bị viêm đại tràng cách đây 2 năm. Dạo gần đây tôi có ăn bánh trung thu nhân thập cẩm thì bị chướng bụng, đi ngoài. Vậy bệnh viêm đại tràng của tôi có nên ăn bánh trung thu không và ăn thế nào cho đúng? (Trịnh Công Hoàn, Phú Thọ).

    5/5 - (5 bình chọn)

    Để trả lời câu hỏi của anh Hoàn về việc viêm đại tràng ăn bánh trung thu được không, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời.

    1. Thành phần dinh dưỡng trong bánh trung thu

    Bánh trung thu hiện nay chủ yếu được sản xuất từ ba nguồn chính: bánh trung thu của các công ty (hãng), các nhà sản xuất tư nhân (thủ công) và của một số gia đình, cá nhân sản xuất (bánh home-made) với đầy đủ các loại bánh và nhân khác nhau như nhân lạp xưởng, trứng muối, gà quay, bào ngư…

    Một số loại bánh hiện nay còn cho thêm nhiều thành phần khác hoặc thay thế bằng nhân chay như khoai môn, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, hạt sen…

    Tuy nhiên, hàm lượng chất dinh dưỡng trong bánh trung thu khá cao do thành phần chủ yếu là đường và chất béo.

    Theo Viện Dinh dưỡng, hàm lượng chất dinh dưỡng trong các loại bánh tương đương với:

    • Trong 1 chiếc bánh dẻo nhân thập cẩm khoảng 170g có tới: 566 Kcal; 16,3g đạm; 6,6g lipid; 110,2 glucid
    • Trong 1 bánh nướng 176g thập cẩm có tới: 706 Kcal; 18g đạm; 31,5g lipid; 87,5g glucid
    • Trong 1 chiếc bánh nướng đậu xanh 1 trứng 176g có: 648Kcal; 19,5g protid; 27,5g lipid; 80,6g glucid

    Lượng bột đường của một chiếc bánh dẻo hoặc 1 bánh nướng tương đương với 2-3 bát cơm. Đặc biệt, trong bánh trung thu có nhiều chất béo, đạm động vật gây nên có thể gây tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

    2. Viêm đại tràng ăn bánh trung thu được không?

    viêm đại tràng ăn bánh trung thu được không?

    Người bị viêm đại tràng vẫn có thể ăn được bánh trung thu với lượng vừa phải.

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, bánh trung thu là một phần không thể thiếu mỗi khi tới dịp Tết Trung thu, không tránh khỏi việc mọi người sử dụng loại bánh đặc trưng này.

    Tuy nhiên, đối với người bị viêm đại tràng, khi dung nạp quá nhiều chất béo, đường hay nhân đậu xanh trong bánh rất dễ dẫn tới tình trạng đầy hơi, chướng bụng.

    • Hàm lượng đường trong bánh trung thu cao là tác nhân gây nên co thắt đại tràng và làm tăng số lần đi ngoài ở người bị viêm loét đại tràng.
    • Thực phẩm nhiều dầu mỡ rất kỵ với người viêm đại tràng, đặc biệt như lạp xưởng, xá xíu, xúc xích.
    • Phần lớn chất béo trong bánh từ thịt mỡ, là loại chất béo no, khi ăn nhiều không tốt cho sức khỏe đường tiêu hóa.
    • Lượng chất béo trong một chiếc bánh trung thu nhỏ nhưng lại bằng 1-2 lần lượng chất béo trong một bát phở gà, phở bò.
    • Trong bánh nướng chủ yếu là đạm động vật, nếu không bảo quản tốt dễ bị ôi,mốc, gây ra ngộ độc, ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng viêm đại tràng.

    Do vậy, người bị viêm đại tràng, nhất là những người bị lâu năm có thể ăn được bánh trung thu, nhưng chỉ ăn một lượng vừa phải, chỉ ăn một miếng nhỏ (1/6 chiếc bánh hoặc ¼ chiếc bánh), tránh ăn quá nhiều gây áp lực lên hệ tiêu hóa.

    3. Người viêm đại tràng ăn bánh trung thu sao cho đúng?

    3.1. Người viêm đại tràng không nên ăn bánh trung thu thay bữa ăn sáng

    Thành phần trong bánh trung thu chủ yếu là tinh bột, đường và chất béo. Nếu dung nạp quá nhiều sẽ dẫn tới tăng hàm lượng cholesterol trong máu, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe đồng thời gây nên tình trạng chướng bụng, đầy hơi, thậm chí táo bón.

    3.2. Người viêm đại tràng không ăn bánh trung thu sau khi ăn cơm

    Các chuyên gia y tế đã chỉ ra, sau khi đã nạp đủ năng lượng sau bữa ăn, khi tiếp tục dung nạp một lượng lớn bánh trung thu sẽ khiến lượng đường trong máu tăng. Đồng thời, ăn nhiều bánh trung thu sau bữa ăn sẽ gây áp lực lên hệ tiêu hóa.

    Do vậy, tốt nhất nên thưởng thức bánh trung thu 3 tiếng sau khi ăn và ăn cùng hoa quả hoặc uống nước để dễ tiêu hóa.

    3.3. Không ăn bánh sau 7 giờ tối

    Buổi tối là thời điểm cơ thể ít vận động. Việc ăn nhiều bánh trung thu sẽ biến thành năng lượng dư thừa, thay vì tiêu hao cho các hoạt động và tích tụ thành chất béo gây tăng cân, béo phì.

    3.4. Người viêm đại tràng không nên ăn bánh quá nhiều bánh trong một ngày

    Theo thống kê, 1 chiếc bánh trung thu 120g cung cấp khoảng 700-900 calo trong khi một người trưởng thành chỉ cần khoảng 2000 calo trong một ngày. Nếu ăn quá nhiều khiến dạ dày phải hoạt động nhiều.

    3.5. Không ăn bánh trung thu với trà đặc, cà phê, nước uống có ga

    Uống trà đặc, cà phê vào buổi sáng sẽ giúp cơ thể bạn tỉnh táo hơn nhưng khi sử dụng vào buổi tối có thể khiến khó ngủ, huyết áp cao.

    3.6. Không sử dụng bánh trung thu với mục đích nạp năng lượng

    Mặc dù trong bánh trung thu giàu năng lượng nhưng khi ăn bánh trung thu để nạp năng lượng tuyệt đối không nên. Bởi khi cơ thể muốn chuyển hóa lượng lớn đường trong bánh sẽ phải tiêu tốn nhiều lượng lớn vitamin B trong cơ thể dẫn tới cơ thể uể oải, trì trệ.

    3.7. Không nên ăn bánh trung thu cả ngày

    Lượng đường nạp vào cơ thể mỗi ngày của người bình thường không vượt quá 10g nhưng mỗi chiếc bánh lại có hàm lượng đường tới 13g. Nếu ăn quá nhiều trong ngày sẽ gây chướng bụng.

    3.8. Không ăn bánh trung thu quá nhanh

    Nếu ăn quá nhiều đồ ngọt cùng lúc sẽ không thể kiểm soát được lượng đường trong máu đồng thời quá tải cho hệ tiêu hóa.

    3.9. Người viêm đại tràng kèm tiểu đường, thừa cân không nên ăn bánh trung thu

    Vì có hàm lượng đường cao nên những đối tượng như tiểu đường, béo phì thừa cân không nên ăn bánh trung thu, tránh trường hợp làm tăng lượng đường trong máu cũng như gây áp lực cho hệ tiêu hóa.

    Do vậy, nếu lựa chọn bánh trung thu nên sử dụng bánh ăn kiêng hoặc có hàm lượng đường thấp.

    3.10. Không ăn bánh trung thu không rõ nguồn gốc xuất xứ

    Rất nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm đã xảy ra khi lựa chọn thức ăn không rõ nguồn gốc xuất xứ.

    Do vậy, bạn nên cân nhắc chọn mua các sản phẩm bánh trung thu nếu không muốn làm nặng thêm tình trạng viêm đại tràng.

    4. Lưu ý khi lựa chọn bánh trung thu cho người viêm đại tràng

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, người bị viêm đại tràng ăn bánh trung thu vẫn được, nhưng cần tuân thủ một số lưu ý nhỏ như:

    • Lựa chọn bánh có đầy đủ nguồn gốc, xuất xứ
    • Bánh được bày bán ở nơi hợp vệ sinh, được bảo quản theo quy định của nhà sản xuất
    • Hộp bánh không bị dập nát, biến dạng
    • Không nên ăn bánh trung thu hết hạn sử dụng, có dấu hiệu nấm mốc, mùi khác thường
    • Nên ăn trước hạn sử dụng từ 5-10 ngày
    • Đối với những loại bánh trung thu tươi, bánh cổ truyền thường không có chất bảo quản nên ăn ngay trong thời hạn sử dụng
    • Nên ăn một lượng vừa phải, nếu có dấu hiệu bất thường, ngưng sử dụng bánh và theo dõi tình hình sức khỏe

    Trên đây là một số thông tin cần thiết về viêm đại tràng ăn được bánh trung thu không. Để có một Tết trung thu đầy ý nghĩa, bạn hãy lưu ngay lại bí quyết này để có đại tràng khỏe mạnh, không còn lo ăn gì kiêng gì mỗi ngày.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    95.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Rối loạn tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị 06/10/23
      Rối loạn tiêu hóa là tình trạng mà ai cũng từng gặp ít nhất một lần trong đời. Hiện tượng…
      Mách bạn 15 cách chữa rối loạn tiêu hoá tại nhà cứ áp dụng là đỡ 02/12/24
      Chữa rối loạn tiêu hoá tại nhà bằng các mẹo dân gian giúp bạn cải thiện các triệu chứng một…
      Viêm đại tràng có di truyền không? Lưu ý từ chuyên gia 09/02/23
      Viêm đại tràng có di truyền không là câu hỏi của anh Nguyễn Văn Huân (Hải Châu, Đà Nẵng) gửi…
      Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa không? Làm cha mẹ phải biết 10/01/22
      Sữa là thực phẩm giàu dinh dưỡng và cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, tình…
      Xem thêm