Những rắc rối mà kỳ kinh nguyệt gây ra cho hệ tiêu hóa của chị em
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Những rắc rối mà kỳ kinh nguyệt gây ra cho hệ tiêu hóa của chị em

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    26/09/19

    Có thể bạn chưa biết, sự thay đổi nội tiết tố trước kỳ kinh nguyệt có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa cho chị em phụ nữ. Vậy những “rắc rối” đó là gì? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây.

    5/5 - (109 bình chọn)

    Chu kỳ kinh nguyệt gây ra những rắc rối gì cho hệ tiêu hóa của chị em?

    Trước ngày “đèn đỏ” chị em thường cảm nhận rõ rệt những thay đổi về sức khỏe cũng như tâm trạng. Trong đó, estrogen và progesterone là 2 hormone sẽ thay đổi nhiều nhất trong chu kì kinh nguyệt, điều này gây ra những vấn đề về tiêu hóa của chị em. Bởi vì hormone có liên quan đến mọi hoạt động của hệ thần kinh mà dây thần kinh trực tiếp hoặc gián tiếp được nối với đường tiêu hóa. Như vậy, chỉ cần sự thay đổi hoặc mất cân bằng hormone sẽ khiến hệ tiêu hóa “rối loạn” bất cứ lúc nào.

    Sự thay đổi hormone sẽ khiến hệ tiêu hóa “lên tiếng”

    Sự thay đổi hormone sẽ khiến hệ tiêu hóa “lên tiếng”

    Theo một thống kê tại Mỹ, 73% phụ nữ cho biết họ nhận thấy các triệu chứng khó chịu về đường tiêu hóa trước và trong thời kỳ kinh nguyệt. Cụ thể:

    Táo bón

    Tại thời điểm trước kì kinh nguyệt, sự thay đổi của các hormone có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón. Từ lúc rụng trứng, progesterone hoạt động chậm lại, do đó, các cơ trơn trong đường tiêu hóa không làm việc tốt, gây ra táo bón.

    Để loại bỏ nguy cơ táo bón trong giai đoạn này, bạn có thể sử dụng thức ăn dạng mềm như: khoai lang, bí ngô, yến mạch, cháo, súp…

    Tiêu chảy

    Bị tiêu chảy trước thời kỳ kinh nguyệt là một xu hướng tự nhiên, do sự gia tăng estrogen gây ra, dẫn đến tiêu chảy.

    Trong thời gian này, tốt nhất bạn nên hạn chế những thực phẩm có đường, thức ăn cay, giàu chất béo, các sản phẩm từ sữa, rượu bia…

    Đầy hơi

    Đầy hơi thường do ăn uống gây ra nhưng cũng không loại trừ nguyên nhân thay đổi hormone. Nếu bụng cảm thấy khó chịu, bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu axit béo omega-3 như cá hồi, quả óc chó… để dập tắt chứng đầy hơi, chướng bụng.

    Nhanh đói

    Trước ngày đèn đỏ, nồng độ cortisol tăng cao, đây là loại hormone làm tăng đường huyết và kháng miễn dịch, khiến bạn luôn có cảm giác thèm ăn đồ ngọt, thực phẩm béo.

    Nồng độ cortisol tăng cao khiến bạn luôn có cảm giác thèm ăn

    Nồng độ cortisol tăng cao khiến bạn luôn có cảm giác thèm ăn

    Nếu đang ở tình trạng này, bạn không phải lo lắng quá vì sau khi ổn định lại hormone, sự thèm ăn của bạn cũng giảm đi. Chị em nên chuẩn bị các loại thực phẩm lành mạnh như hoa quả, rau củ giàu vitamin và chất xơ để “chống đói”. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý tránh một số thực phẩm chứa nhiều năng lượng, chất béo để tránh tăng cân quá nhanh.

    Bài viết trên đã giải đáp tò mò của bạn về những rắc rối trong hệ tiêu hóa của chị em trước ngày đèn đỏ. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn chuẩn bị tâm lý cùng các phương pháp phù hợp để bảo vệ hệ tiêu hóa của mình!

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    85.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    2 bình luận cho “Những rắc rối mà kỳ kinh nguyệt gây ra cho hệ tiêu hóa của chị em”

    1. Nguyễn Minh Vy viết:

      Kỳ kinh nguyệt nhưng em có thói quen rặn cho máu ra nhiều thì có sao không ạ

      • Chào bạn, Kinh nguyệt xảy ra khi các lớp niêm mạc tử cung bị bong tróc làm thay đổi dòng chảy kinh. Do đó, sẽ có những ngày kinh nguyệt máu sẽ rất nhiều, có ngày lại ngược lại.
        Nguyên nhân gây ra máu đóng cục là do quá trình đông máu. Trong những ngày hành kinh, cơ thể sẽ tạo ra nhiều chất chống đông giúp ngăn ngừa máu đóng cục. Tuy nhiên, do lượng máu chảy ra quá nhiều nên các chất này không có đủ thời gian để làm việc dẫn đến hiện tượng máu đông. Vì vậy nếu bạn chỉ rặn ra phần máu đóng cục thì không quá ảnh hưởng. Tuy nhiên bạn cũng nên theo dõi xem lượng kinh nguyệt của mình có quá nhiều không, nếu nhiều thì nên đến khám bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị cụ thể nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Viêm loét đại tràng: Nguyên nhân – Triệu chứng – Phương pháp điều trị 24/10/23
      Viêm loét đại tràng không phải là một bệnh lý hiếm gặp. Bệnh gây ra nhiều phiền toái trong sinh…
      Đau bụng bên phải là biểu hiệu của bệnh lý nguy hiểm nào? 22/11/19
      Đau bụng bên phải là triệu chứng thường gặp, do đó không ít người chủ quan và cho rằng chúng…
      Viêm đại tràng ở người cao tuổi: Nguyên nhân và cách điều trị 20/01/24
      Viêm đại tràng ở người cao tuổi thường không có triệu chứng điển hình cho tới khi bệnh tiến triển…
      Tiêu chảy phân mỡ: Nguyên nhân, Triệu chứng và cách điều trị 11/01/21
      Tiêu chảy phân mỡ khiến nhiều người lo sợ mình đang gặp phải các bệnh về tiêu hóa. Đặc biệt…
      Xem tất cả bài viết